Ngân hàng thắt chặt cho vay mua nhà
Cùng với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, ngân hàng cho biết đang có kế hoạch thắt chặt hơn với hoạt động cho vay mua nhà để ở nửa cuối năm nay.
Đây là thông tin được nhiều ngân hàng cho biết trong cuộc điều tra xu hướng tín dụng nửa cuối năm do Vụ Dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện với 95% tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo cơ quan nghiên cứu của NHNN, nửa đầu năm nay, rủi ro tín dụng được các nhà băng nhận định tăng nhưng chậm hơn 6 tháng cuối năm 2020 ở tất cả lĩnh vực, trừ các khoản vay thuộc lĩnh vực kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; chứng khoán và du lịch được đánh giá rủi ro tăng mạnh hơn.
Trong đó, mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều nhà băng đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong giai đoạn này. Điều này có nguyên nhân chính từ việc ngành du lịch vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19.
Trước tác động khó lường của dịch, rủi ro tín dụng cũng được dự báo tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm nay và sẽ giảm nhẹ vào năm 2022.
Các ngân hàng sẽ thắt chặt tiêu chuẩn cho vay mua nhà để ở trong nửa cuối năm nay. (Ảnh: Nam Khánh)
Mặt bằng rủi ro ghi nhận tăng trong nửa đầu năm nay nhưng nhóm 17 ngân hàng thương mại trọng yếu (70% quy mô hệ thống ngân hàng) cho biết vẫn có xu hướng nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp và giữ nguyên tiêu chuẩn với khách hàng cá nhân.
Về cuối năm, các ngân hàng dự kiến nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với hầu hết nhóm khách hàng. Trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng với hầu hết lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.
Video đang HOT
Trong khi đó, dòng vốn tín dụng ngân hàng dự kiến vẫn thắt chặt với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; và đầu tư kinh doanh du lịch.
Lãnh đạo các ngân hàng cho biết cơ sở để nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng nửa cuối năm nay với một số khách hàng là nhờ triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan và chính sách, định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện.
Ngoài nhóm lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các ngân hàng cũng dự kiến thắt chặt hơn đối với hoạt động cho vay mua bất động sản để ở.
Ngược lại, các khoản vay trong lĩnh vực tiêu dùng dự kiến được nới lỏng hơn trong nửa cuối năm nay và giữ ổn định với hoạt động cho vay qua thẻ tín dụng.
Chia sẻ về cơ cấu tín dụng, các ngân hàng cho biết lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là 3 lĩnh vực chính tạo động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống nửa đầu năm nay, cũng như dự kiến cả năm nay và năm 2022.
Cũng trong báo cáo của cơ quan dự báo thống kê NHNN, các ngân hàng đều cho rằng nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng đã tăng trong nửa đầu năm nay và dự báo tiếp tục tăng trong nửa cuối năm ở tất cả đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực, ngoại trừ nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch giảm.
Chứng khoán ngày 27/7: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/7.
Khuyến nghị khả quan cho IDC ở mức giá 41.709 đồng/cp
CTCK Bả o Việt (BVSC) : Mảng kinh doanh bất động sản KCN của Tổng Công ty IDICO - CTCP (IDC) có tiềm năng trong dài hạn là rất lớn. Tổng quỹ đất sạch thương phẩm có thể kinh doanh ước tính khoảng 794 ha.
Căn cứ trên quỹ đất thương phẩm hiện tại, CTCK này ước tính giá trị doanh thu quỹ đất là khoảng 21.000 tỷ đồng. Thời gian khai thác hết quỹ đất này trong 2021-2025, tương đương trung bình 160 ha/năm.
Đối với giai đoạn 2021-2023, nguồn thu của IDC sẽ tập trung ở khu vực Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu do đây là điểm nóng trong phát triển khu công nghiệp nhờ sự phát triển ngày càng nhanh của khu vực Cảng Cái Mép khi khu vực cảng này dự kiến sẽ vượt cụm cảng Hải Phòng trong 2021, để trở thành cụm cảng lớn thứ 2 sau Cát Lái. Với những lợi thế đó nhưng giá chào thuê của IDC tương đối cạnh tranh khi chỉ khoảng 110 - 120 USD/m2.
Còn với giai đoạn 2023-2025, đây sẽ câu chuyện của KCN Hữu Thạnh trong bối cảnh cao tốc Bến Lức - Dầu Giây đã được hoàn thành và quỹ đất KCN ở Phú Mỹ đã khai thác được phần lớn. Khi đó, IDC sẽ đẩy mạnh khai thác đối với dự án này.
Hiện tại, giá chào thuê ở KCN Hữu Thạnh là 100 USD/m2 so với mức 90 USD/m2 vào đầu năm 2020. Theo BVSC, giá chào thuê tại KCN Thạnh 2023-2025 sẽ tăng lên trung bình khoảng 130 USD/m2.
Bên cạnh bất động sản KCN, hai mảng năng lượng và thu phí BOT cũng mang lại lợi nhuận gộp ổn định 500 tỷ mỗi năm cho IDC. Mặc dù, các mảng này ít có tiềm năng gia tăng trong tương lai, tuy nhiên bù lại nhu cầu bổ sung vốn cho các hoạt động này hầu như ở mức thấp nên dòng tiền thu ròng, đảm bảo cho chi phí lãi vay, quản lý chung.
Với những tiềm năng kể trên, BVSC khuyến nghị giá mục tiêu IDC ở mức 41.709 đồng/cp.
Chú ý cổ phiếu nào phiên 27/7?
Mở vị thế trung hạn cho GVR với giá mục tiêu 32.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : GVR đang hình thành xu hướng hồi phục từ vùng đáy 29.0. Thanh khoản cổ phiếu nằm tại ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo MACD đang dần chuyển hướng sang tích cực trong khi chỉ báo RSI đang báo hiệu nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu nằm dưới trên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư trung hạn có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 32.5 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 37.5. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 30.0.
Khuyến nghị PC1 với giá mục tiêu 34.864 đồng/cp
CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): Lãi ròng quý 2/2021 của CTCP Xây lắp Điện I (PC1) được ước tính ở mức 124 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước mặc dù doanh thu tăng 89%, đạt 2.200 tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu do biên lợi nhuận gộp quý 2/2021 sẽ giảm xuống còn 12,1%, từ mức 14,5% trong quý 2/2020, vì doanh thu xây lắp điện có biên lợi nhuận thấp dù chiếm 65% tổng doanh thu.
Mặt khác, doanh thu bán điện quý 2/2021 của PC1 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt ở mức 24% so với cùng kỳ, đạt 230 tỷ đồng, nhờ vào sự đóng góp của ba nhà máy thủy điện mới đã được đưa vào hoạt động hồi nửa cuối năm 2020. Nhưng doanh thu bất động sản dự kiến sẽ giảm 96% do đã hoàn thành dự án mới nhất - Chung cư Thanh Xuân vào năm trước.
Đối với năm 2021, YSVN dự báo doanh thu của PC1 sẽ ở mức 8 ngàn tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước và lợi nhuận ròng sẽ tăng nhẹ 4%, lên mức 448 tỷ đồng, cao hơn 4% so với kế hoạch của Công ty.
Các chất xúc tác tích cực trong ngắn hạn bao gồm ba nhà máy điện gió với tổng công suất là 144MW dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8 - tháng 10 và doanh thu xây lắp điện kỳ vọng sẽ tăng 48%, phần lớn đến từ mảng xây lắp điện gió.
Ngoài ra, CTCK này kỳ vọng lãi ròng của PC1 sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2022 và năm 2023 nhờ vào sự đóng góp lần lượt từ doanh thu bán điện gió và các dự án bất động sản mới.
Do đó, YSVN khuyến nghị giá mục tiêu PC1 ở mức 34.864 đồng/cp.
HAF: Thương vụ một ngày của VPI Vừa trở thành cổ đông lớn nhưng chỉ đúng 1 ngày sau, Văn Phú Invest đã bán thỏa thuận toàn bộ 3,5 triệu cổ phiếu HAF của CTCP Thực Phẩm Hà Nội với giá 26.900 đồng/cổ phiếu Trụ sở chính CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest tại Thái Thịnh, Hà Nội (Nguồn: VPI) Hôm 30/6/2021, CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest...