Ngân hàng Techcombank miễn phí rút tiền nội mạng
Ngân hàng Techcombank áp dụng chính sách miễn phí rút tiền nội mạng cho các khách hàng sử dụng các Gói tài khoản thanh toán, với những chủ thẻ khác, việc thu phí chỉ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/4.
Việc thu phí chỉ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/4
5 Gói thanh toán (bao gồm gói tài khoản Cơ bản, Năng động, Kinh doanh và Đầu tư) là dịch vụ được Techcombank thiết kế theo nhu cầu đặc thù của từng nhóm khách hàng. Chỉ đăng ký một lần, từ bốn tới năm các dịch vụ sẽ cùng lúc được kích hoạt cho khách hàng với mức phí ưu đãi thấp hơn so với đăng ký dịch vụ lẻ từ 30% đến 70%.
Theo đó, những khách hàng có nhu cầu giao dịch truyền thống gửi và rút tiền tiện lợi, Khách hàng có thể lựa chọn gói tài khoản Cơ bản bao gồm các dịch vụ: tài khoản, Homebanking ( nhận tin nhắn khi có giao dịch ),thẻ thanh toán nội địa F@stAccess hoặc thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa
Đối với các cán bộ nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với Internet, có nhu cầu thanh toán trực tuyến, gói tài khoản Năng động với dịch vụ tài khoản, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, Homebanking và thanh toán trực tuyến Fast I bank là rất phù hợp.
Những cán bộ quản lý, trưởng đơn vị, các hộ kinh doanh với nhu cầu thanh toán đa dạng, thường xuyên và cần sự linh hoạt trong hỗ trợ tài chính của Ngân hàng, gói tài khoản Kinh doanh với các dịch vụ: tài khoản, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, Internet Banking. Đặc biệt, hạn mức Thấu chi tự động lên đến 100 triệu cùng dịch vụ lắp đặt máy cà thẻ POS miễn phí (nếu khách hàng là chủ các hộ kinh doanh) sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Video đang HOT
Khi cần vay vốn tại ngân hàng cho tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh …khách hàng có cơ hội sử dụng gói Tài khoản Đầu tư, với các dịch vụ tài khoản, thẻ Visa Debit, Internet Banking và quan trọng nhấtlà cơ hội được giảm tới 3% lãi suất vay (tối đa 30% dư nợ vay tín dụng) tương đương với với số dư trên Tài khoản.
Ngoài việc được cung cấp các tính năng thanh toán tiện lợi của Tài khoản, khách hàng còn có cơ hội tiết kiệm tối đa chi phí vay vốn thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn tiền nhàn rỗi linh hoạt trên tài khoản.
Khi đăng ký gói tài khoản, khách hàng sẽ nhận thêm nhiều ưu đãi như miễn phí rút tiền nội mạng, miễn phí quản lý gói tài khoản hàng tháng nếu duy trì đủ số dư quy định, miễn phí thường niên token key (thiết bị sử dụng cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến F@st i-bank), giảm phí thường niên thẻ ATM và năm đầu thẻ tín dụng.
Bà Đặng Tuyết Dung – Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân Ngân hàng Techcombank cho biết: “Phát triển các Gói tài khoản phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng nhóm khách hàng là một bước tiến lớn trong chiến lược hướng đến khách hàng của chúng tôi. Chỉ với 1 gói tài khoản, khách hàng sẽ có thêm nhiều lợi ích và giảm được nhiều chi phí hơn khi sử dụng các dịch vụ riêng lẻ. Chúng tôi hy vọng rằng với Gói tài khoản và chính sách miễn phí rút tiền nội mạng , các khách hàng sẽ có các giao dịch thuận tiện và tiết kiệm được nhiều chi phí.”
Hiện Techcombank cũng chủ động giảm 1.000 đồng phí giao dịch khác ngoại mạng (in sao kê, xem số dư) của thẻ F@stAccess. Chủ thẻ F@st Access khi tiến hành giao dịch khác ngoại mạng sẽ chỉ phải trả 500 đồng cho một giao dịch thay vì 1.500 đồng như trước đây.
Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ các điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc:
Theo xahoi
Mỗi giao dịch ATM, ngân hàng mất 9.000 đồng
Mặc dù chi phí trung bình mà các ngân hàng bỏ ra cho mỗi giao dịch ATM hiện tại lên đến 9.000 đồng, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã quy định mức phí rút tiền mặt nội mạng tối đa là 1.000 đồng.
Hội Thẻ ngân hàng cho rằng, Thông tư 35 về thu phí giao dịch ATM là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Sáng nay (27/2), Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam chính thức lên tiếng về chính sách thu phí giao dịch ATM, theo cơ chế mới từ ngày 1/3 tới.
Cơ chế thu phí này được áp dụng theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đối với thẻ ghi nợ nội địa.
Thông tư trên xác định biểu phí áp dụng đối với đầy đủ các loại giao dịch trên ATM của thẻ ghi nợ nội địa, gồm phí phát hành, phí thường niên đến phí các giao dịch rút tiền, vấn tin, in sao kê, chuyển khoản trên ATM.
Ngoại trừ giao dịch vấn tin tài khoản (không in chứng từ) không được phép thu phí, mức phí đối với các giao dịch còn lại đều có mức trần và mức sàn nhằm cho phép các ngân hàng chủ động và linh hoạt xây dựng biểu phí phù hợp với hoạt động của mình.
Điểm đặc biệt trong Thông tư 35 là cho phép các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ). Mức phí áp dụng trong năm 2013 là từ 0 - 1.000 đồng/giao dịch, từ 0 - 2.000 đồng/giao dịch trong năm 2014 và từ 0 - 3.000 đồng/giao dịch từ năm 2015 trở đi.
Theo Hội Thẻ ngân hàng, "quy định này đã hài hòa lợi ích giữa các ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa". Bởi sau hơn 10 năm kể từ ngày bắt đầu triển khai hệ thống ATM, nhiều ngân hàng đã miễn các loại phí, chấp nhận lỗ để mở rộng mạng lưới và phát triển dịch vụ.
Hội thẻ cho rằng, việc miễn phí nói trên cũng như chấp nhận lỗ là áp lực rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng có mạng lưới ATM rộng. Điều này ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển mạng lưới ATM cũng như đầu tư nâng cao chất lượng và tiện ích dịch vụ.
Theo tổ chức đại diện cho hoạt động thẻ của các ngân hàng, Thông tư 35 là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, khi quy định mức phí tối đa. Mặc dù chi phí trung bình mà các ngân hàng bỏ ra cho mỗi giao dịch ATM hiện tại lên đến 9.000 đồng, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã quy định mức phí rút tiền mặt nội mạng tối đa là 1.000 đồng.
"Việc cho phép thu phí tuy chỉ ở mức phí rất thấp so với các chi phí bỏ ra sẽ tạo động lực cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư vào hệ thống thẻ nhằm mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ", Hội Thẻ ngân hàng nhìn nhận, cũng như xem đây là một động lực để thị trường thẻ Việt Nam phát triển hơn trong tương lai.
Theo dữ liệu của tổ chức này, thị trường Việt Nam hiện có 50 ngân hàng thương mại tham gia, đã phát hành khoảng 50 triệu thẻ ghi nợ nội địa và có số lượng máy ATM là 15.000 máy.
Trước thềm thực hiện Thông tư 35, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có 12 ngân hàng thương mại công bố thu phí giao dịch rút tiền mặt qua ATM nội mạng (2 tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí từ 200 đồng đến 500 đồng/giao dịch và 10 tổ chức áp dụng mức phí tối đa 1.000 đồng/giao dịch).
Theo xahoi
Phí ATM: Thua lỗ, "đè đầu" thượng đế! Theo các chuyên gia kinh tế, khoản thu phí ATM nội mạng chưa hợp lý và ngân hàng có thể sẽ "trả giá". Theo nhiều doanh nghiệp (DN), các ngân hàng (NH) thương mại cung cấp dịch vụ thẻ ATM đã thu được một nguồn tiền khá dồi dào từ người dùng thẻ, DN với lãi suất thấp nên không thể "đòi" tăng...