Ngân hàng TD Bank nộp phạt 3 tỷ USD vì sai phạm trong chống rửa tiền
Ngày 10/10, giới chức Mỹ cho biết ngân hàng TD Bank của Canada đã đồng ý nộp phạt hơn 3 tỷ USD vì đã không có biện pháp giám sát chặt chẽ các giao dịch đáng ngờ, qua đó tạo điều kiện cho các hoạt động rửa tiền của các băng nhóm tội phạm ma túy.
Một chi nhánh ngân hàng TD Bank tại Brooklyn, New York. Ảnh: Getty Images
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết TD Bank – ngân hàng lớn thứ 10 tại Mỹ – đã thừa nhận nhiều vi phạm, trong đó có vi phạm Đạo luật bảo mật ngân hàng và phòng chống âm mưu rửa tiền. Ông Garland nhận định TD Bank đã tạo môi trường thuận lợi để các tội phạm tài chính có thể lợi dụng rửa tiền. Luật chống rửa tiền của Mỹ quy định rằng một ngân hàng cố tình không có biện pháp ngăn chặn các âm mưu phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý. TD Bank là ngân hàng đầu tiên trong lịch sử Mỹ thừa nhận hành vi này. Ngoài ra, hai nhân viên của ngân hàng cũng đã bị buộc tội liên quan đến các âm mưu rửa tiền. Trong khi đó, các nhân viên khác của TD Bank cũng đang bị điều tra.
Giới chức Mỹ cho biết từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2023, TD Bank được cho là đã không giám sát được 18,3 nghìn tỷ USD trong các giao dịch của khách hàng, cho phép 3 mạng lưới rửa tiền chuyển hơn 670 triệu USD qua các tài khoản tại ngân hàng. Một trong những hoạt động đáng ngờ không được TD Bank giám sát hoặc báo cáo đúng cách là các giao dịch trị giá hơn 470 triệu USD liên quan đến Da Ying Sze, một người đàn ông ở New York đã nhận tội rửa tiền từ buôn bán ma túy vào năm 2022.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Garland, người đàn ông này đã hối lộ nhân viên ngân hàng hơn 57.000 USD dưới dạng thẻ quà tặng và nhiều lần chuyển khoản hơn 1 triệu USD.
Theo thỏa thuận dàn xếp, TD Bank sẽ phải trả 1,8 tỷ USD cho Bộ Tư pháp Mỹ và 1,3 tỷ USD cho Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (FinCEN) của Bộ Tài chính Mỹ. Ngoài ra, Văn phòng Kiểm toán tiền tệ Mỹ cũng đã áp đặt mức giới hạn tài sản đối với TD Bank, hạn chế ngân hàng này phát triển ở Mỹ vượt quá mức tài sản hiện có. TD Bank hiện có khoảng 1.100 chi nhánh và 10 triệu khách hàng ở Mỹ.
Về phần mình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành TD Bank Bharat Masrani đã đưa ra lời xin lỗi, thừa nhận những thất bại của chương trình chống rửa tiền của ngân hàng. Ông cam kết sẽ thực hiện những thay đổi và cải tiến cần thiết để khắc phục tình hình.
Sau tin tức này, cổ phiếu của TD Bank đã giảm 5,3% trên Sàn giao dịch chứng khoán New York.
Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền
Ngày 24/9, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện đối với Visa - công ty cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế, cáo buộc công ty này duy trì độc quyền sử dụng thẻ ghi nợ tại Mỹ một cách bất hợp pháp.
Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện đối với Visa, cáo buộc công ty này duy trì độc quyền sử dụng thẻ ghi nợ tại Mỹ một cách bất hợp pháp. Ảnh minh họa: AP
Theo đơn kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở New York, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng các hoạt động của Visa đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp nước này gánh thêm hàng tỷ USD tiền phí, trong khi làm chậm quá trình đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái thanh toán bằng thẻ ghi nợ.
Vụ kiện diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài 3 năm của các cơ quan thực thi luật chống độc quyền Mỹ về các hoạt động kinh doanh của Visa.
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng tiền vay và trả sau.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland, người dùng sẽ không nhận thấy vai trò của Visa sau các hoạt động mua hàng, nhưng thực tế công ty này kiểm soát một mạng lưới phức tạp gồm nhiều thương gia, tổ chức tài chính và người tiêu dùng và hoạt động như một nhà độc quyền, che giấu việc tính phí đối với hàng nghìn tỷ giao dịch.
Hằng năm, Visa thu phí khoảng 8 tỷ USD tiền phí mạng lưới đối với các tài khoản ghi nợ tại Mỹ. Trên phạm vi toàn cầu, Visa xử lý tổng lượng thanh toán là 12.300 tỷ USD.
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng để duy trì sự thống trị của mình, Visa đã áp đặt các thỏa thuận ngăn chặn đối với các thương gia và ngân hàng, phạt những khách hàng giao dịch thông qua các mạng lưới khác hoặc các hệ thống thanh toán thay thế. Bên cạnh đó, công ty này còn tìm cách vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm ẩn từ các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính bằng cách tham gia các thỏa thuận hợp tác, thay vì cho phép họ cạnh tranh trực diện.
Ngoài ra, Visa còn bị cáo buộc áp đặt các cam kết về khối lượng giao dịch, hạn chế hiệu quả các thương nhân và ngân hàng sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, ngay cả khi các đối thủ cạnh tranh đó đưa ra mức giá thấp hơn. Thông qua các chiến thuật này, Visa hình thành một "hàng rào khổng lồ" xung quanh, giúp công ty kiếm được lợi nhuận lớn.
Trong một tuyên bố, Cố vấn chung của Visa, bà Julie Rottenberg, gọi hành động pháp lý trên là vô căn cứ và đã bác bỏ các cáo buộc về độc quyền. Cổ phiếu Visa đã giảm 4,7% trong phiên giao dịch chiều 24/9.
Bộ Tư pháp Mỹ bổ nhiệm nhân sự đầu tiên chuyên trách về AI Ngày 22/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã chính thức công bố quan chức đầu tiên chuyên trách về trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm đối phó với những tác động tiềm ẩn mang tính cách mạng của công nghệ này đối với hệ thống thực thi pháp luật liên bang và hệ thống tư pháp hình sự. Ông Jonathan Mayer, Giáo sư chuyên...