Ngân hàng SCB lên tiếng về việc bà Trương Mỹ Lan bị bắt: Không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong thông cáo “Thông tin về sai phạm của Công ty An Đông” phát đi trưa nay 8/10, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) khẳng định vụ bắt bà Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng.
Theo đó, liên quan đến vụ việc Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công An vừa có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trưa 8/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết: Ngân hàng này đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.
“Ngân hàng cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật,” thông cáo của SCB nêu rõ.
Theo SCB, tại ngân hàng, quyền lợi của khách hàng được đặt ở vị trí cao nhất. Các nhu cầu, thắc mắc của khách hàng trong mọi tình huống sẽ được xử lý một cách tận tâm, trọn vẹn. SCB rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ và tin tưởng của khách hàng, cổ đông trong thời gian tới.
Cũng trong ngày 8/10, trả lời báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Video đang HOT
Liên quan đến việc nhiều nhân viên ngân hàng có hành vi lôi kéo người dân rút tiền từ SCB sang gửi tiền của ngân hàng mình, ông Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có công điện gửi các ngân hàng thương mại trên hệ thống chấn chỉnh tình trạng này. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm những trường hợp lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở ngân hàng khác.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB; đồng thời có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng.
“Chúng tôi cũng mong rằng những người gửi tiền, những khách hàng vay vốn tại SCB sẽ tiếp tục hợp tác trên tinh thần tích cực, để tạo điều kiện cho sự hoạt động ổn định, liên tục của ngân hàng trong thời gian tới,” ông Đào Minh Tú nói.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành và hoạt động bình thường. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý đã, đang chỉ đạo sát sao để tập trung các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có liên quan.
Lộ hình ảnh mới nhất của bà Trương Mỹ Lan, vợ Thanh Bùi cùng 2 đồng phạm tại Cơ quan Công an
Trong bối cảnh hiện tại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 07/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Trương Mỹ Lan và 03 bị can đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019; gồm:
1. Họ tên: Trương Mỹ Lan, Giới tính: Nữ
Sinh ngày 13 tháng 10 năm 1956, tại: Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
2. Họ tên: Trương Huệ Vân, Giới tính: Nữ
Sinh ngày 21 tháng 03 năm 1988, tại: Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor.
3. Họ tên: Nguyễn Phương Hồng, Giới tính: Nữ
Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1984, tại: Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
4. Họ tên: Hồ Bửu Phương, Giới tính: Nam
Sinh ngày 19 tháng 07 năm 1972, tại: Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án và triệt để thu hồi tài sản.
Nữ tỉ phú người Việt gốc Hoa Trương Mỹ Lan còn được gọi với cái tên "Trương Muội". Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, bà Trương Mỹ Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tập đoàn này có vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng, chuyên đầu tư các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, thể thao, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều khu đất vàng tại trung tâm TP.HCM.
Trước vấn đề này, phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng nhanh chóng đưa ra quan điểm. Cụ thể, theo ủy ban, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan là vụ việc liên quan trực tiếp tới một số cá nhân tại một số doanh nghiệp cụ thể và được xử lý theo pháp luật hình sự. Do vậy, mức độ sai phạm và biện pháp xử lý sẽ được các cơ quan chức năng có liên quan tiếp tục làm rõ theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
"Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành và hoạt động bình thường", phía cơ quan quản lý cho hay.
Đồng thời cho biết cả Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý đã, đang chỉ đạo sát sao để tập trung các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững. Trong bối cảnh hiện tại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Ủy ban cũng sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có liên quan.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định, UBND TP Hồ Chí Minh không tính doanh thu bãi đỗ xe theo quy định, làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. TP Hồ Chí Minh áp dụng suất đầu tư không đúng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô nhỏ hơn 20 ha, làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng, dẫn tới làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. Đến thời điểm thanh tra, dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng làm trụ sở của công ty, văn phòng cho thuê VTP Office Building.
Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: "Vị trí nhà đất trên là tài sản công, việc giải quyết phải được hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt". Do đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự gây thất thoát tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không để thất thoát tài sản của nhà nước.
Bắt nữ tỉ phú Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam nữ tỉ phú Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, để làm rõ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sáng nay 8.10, Trao đổi với Thanh Niên, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều...