Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ thua lỗ nặng trong nửa đầu năm 2022
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) vừa công bố kết quả hoạt động tồi tệ khi bị lỗ tới 95,2 tỷ CHF (100 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, chủ yếu do vấn đề ngoại hối và các vị thế ngoại tệ.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) ở thành phố Bern. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi lỗ 32,8 tỷ CHF trong quý I/2022, SNB tiếp tục lỗ 62,4 tỷ CHF bổ sung trong quý II/2022. Mặc dù mức lỗ nằm trong dự kiến, nhưng con số trên vẫn cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế.
Trong khi các vị thế ngoại tệ mất 97,4 tỷ CHF, lượng vàng nắm giữ, không thay đổi về khối lượng, với mức tăng định giá 2,4 tỷ CHF được ghi nhận. Đối với vị trí đồng franc Thụy Sỹ, ngân hàng trung ương đã đạt được một khoản lãi nhỏ là 35,1 triệu CHF.
Như thường lệ, SNB nhấn mạnh rằng kết quả của ngân hàng này phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển trên thị trường vàng, ngoại hối và vốn. Do đó, dự kiến sẽ có những biến động mạnh và chỉ có thể đưa ra kết luận tạm thời về kết quả hàng năm.
Video đang HOT
Trong năm 2021, SNB đã công bố lợi nhuận hơn 26 tỷ CHF vào cuối năm, với quý đầu tiên và quý II là dương, còn quý III và quý IV năm ngoái là âm. Năm 2020, lợi nhuận của SNB đạt 20 tỷ CHF.
Tuy nhiên, cũng có những năm thua lỗ đáng kể, chủ yếu là do thị trường chứng khoán hoạt động yếu hoặc đồng CHF tăng rất mạnh. Ví dụ, trong năm 2015 và 2018, SNB lần lượt phải báo lỗ hơn 23 tỷ CHF và gần 15 tỷ CHF theo thứ tự.
Nhìn lại chính sách tiền tệ của Fed trong gần 110 năm
Kể từ khi thành lập vào năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed-ngân hàng trung ương) đã nỗ lực để đạt được ba mục tiêu: tạo số việc làm tối đa, ổn định giá cả và duy trì mức lãi suất dài hạn vừa phải.
Đó là tất cả những gì mà Fed vẫn nhất quán trong lịch sử 109 năm quản lý chính sách tiền tệ của mình.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà kinh tế tại Fed đang làm việc hết mình để duy trì danh tiếng của ngân hàng này như một "trụ cột" đáng tin tưởng cho nền kinh tế - không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay những ý tưởng bất chợt, sáng suốt và quan trọng nhất là hiệu quả. Việc giữ gìn hình ảnh này phục vụ một mục đích quan trọng: Duy trì lòng tin của người dân Mỹ vào ngân hàng trung ương.
Trong biên bản cuộc họp tháng 6/2022 của Fed, các quan chức của ngân hàng này đã ghi nhận sự tín nhiệm mạnh mẽ của người dân và cách truyền đạt thông tin của họ đã "hữu ích trong việc thay đổi kỳ vọng của thị trường về chính sách tương lai", đồng thời góp phần thắt chặt các điều kiện tài chính đáng chú ý có thể giúp giảm áp lực lạm phát bằng cách hạn chế nhu cầu.
Nếu Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng Fed sẽ tìm ra cách hạ tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao lịch sử thì người Mỹ tin vào ông ấy và thay đổi hành vi của họ để thực hiện điều đó. Đó là một bí quyết của riêng Fed.
Nhưng nhận thức không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế, và các nhà kinh tế tại Fed cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thất thường các điều kiện kinh tế. Không có quy tắc chính thức nào để tuân theo; họ thực hiện chính sách tiền tệ của mình thông qua việc thử nghiệm và mắc sai lầm.
Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng tại công ty chiến lược đầu tư Dreyfus-Mellon, cho biết các mục tiêu của Fed tương đối mơ hồ và khó có thể giải thích. Ông nói, các định nghĩa của ba mục tiêu - tạo việc làm tối đa, ổn định giá cả và duy trì mức lãi suất vừa phải - là rất mơ hồ. Hiện tại, rõ ràng là thị trường việc làm tăng trưởng mạnh và giá cả cao nhưng khi lãi suất tiếp tục tăng, sự mơ hồ đó có thể còn "rối" hơn và dẫn tới những khuyến nghị "lạc lối" về chính sách tiền tệ.
Fed có xu hướng tăng hoặc giảm lãi suất tại các cuộc họp được dự kiến. Họ giải thích về các quyết định của mình với càng nhiều thông tin càng tốt và đưa ra các dự báo kinh tế để người dân Mỹ chuẩn bị trước những gì sắp xảy ra trong tương lai. Những điều này không đúng với trường hợp của năm 1980, khi lạm phát của Mỹ tăng vọt lên 14,6%, mức cao nhất được ghi nhận từ trước tới nay. Dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker, ngân hàng này đã tăng và giảm mạnh lãi suất tại các cuộc họp đột xuất mà không có tuyên bố về chính sách tương ứng. Cho đến khi ông Alan Greenspan lên nắm quyền điều hành Fed vào những năm 1990, Fed mới bắt đầu thực hiện điều chỉnh lãi suất tại các cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) và phải đến những năm 2000, ngân hàng này mới bắt đầu thắt chặt và nới lỏng lãi suất theo chu kỳ.
Những thay đổi lớn cũng diễn ra vào năm 2008, dưới sự lãnh đạo của ông Ben Bernanke. Đó là khi Fed phản ứng với cuộc Đại suy thoái bằng cách ban hành một chính sách gây bất ngờ: Giảm lãi suất 1 điểm phần trăm, xuống gần bằng 0% và ngân hàng này duy trì mức lãi suất đó cho đến năm 2015.
Christopher Leonard, tác giả của cuốn sách The Lords of Easy Money, một cuốn sách sắp ra mắt về lịch sử của Fed, cho biết những hành động này là "thử nghiệm và chưa từng có tiền lệ".
Brian Rehling, người đứng đầu phòng Chiến lược Toàn cầu tại Viện Đầu tư Wells Fargo, cho biết Fed hiện nay đã có một sự thay đổi lớn đối với sự minh bạch và cố gắng truyền đạt rõ ràng chính sách để không gây bất ngờ cho thị trường. Họ minh bạch hơn trong các mục tiêu và cách thiết lập chính sách. Ông Reinhart cho biết, Chủ tịch Fed Jerome Powell dường như đang tuân thủ một cách lỏng lẻo chính sách tiền tệ do ông Volcker đặt ra trong giai đoạn lạm phát cao từ những năm 1980, nhưng mỗi người khi tại vị phải phát huy thế mạnh của riêng mình. Ông Reinhart nói: "Ông Greenspan có hiểu biết sâu rộng về các số liệu kinh tế, lạm phát...
Ông Volcker có thế mạnh từ sự am hiểu về thị trường và ngân hàng. Còn ông Powell dường như quan tâm đến việc truyền đạt một cách đơn giản. Ông ấy đã chuyển trọng tâm và sự chú ý của Fed sang đánh giá và quan điểm về tình hình kinh tế của người dân Mỹ thay vì chỉ các nhà kinh tế và nhà đầu tư".
Tuy vậy, Fed vẫn sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức mới khi nền kinh tế "không khỏe như kỳ vọng" và lạm phát vẫn chưa quay trở lại mức mục tiêu. Theo ông Rehling, ông Powell sẽ phải quyết định xem liệu Fed có nên tiếp tục thái độ "diều hâu" trong việc tăng lãi suất hay không, trong khi phải đối mặt với áp lực chính trị và dư luận về tình trạng của nền kinh tế nói chung. Có lẽ đó là lúc Fed sẽ bước vào kỷ nguyên mới.
FOMC sẽ họp tại Washington vào ngày 26-27/7 tới và được nhiều người dự đoán là sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Tổng thống Putin: Kinh tế Nga chống chọi hiệu quả với các lệnh trừng phạt Ngày 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế nước này đã chống chọi hiệu quả với các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp của Hội đồng cố vấn Quốc hội ở Saint Petersburg ngày 27/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu trong cuộc gặp với...