Ngân hàng nô nức… thu phí rút tiền ATM
Ngân hàng Nhà nước cho biết, 10 tổ chức phát hành thẻ sẽ áp dụng mức phí tối đa 1.000 đồng/giao dịch rút tiền mặt ATM nội mạng; 2 tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí từ 200 đồng đến 500 đồng/giao dịch kể từ ngày 1/3 tới.
Từ 1/3 tới, nhiều ngân hàng thu phí rút tiền ATM nội mạng (Ảnh: Việt Hưng).
Để thực hiện cho việc thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3 tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn số 1180/NHNN-TT gửi các tổ chức phát hành thẻ về việc báo cáo biểu phí dịch vụ thẻ theo quy định tại Thông tư 35/2012/TT-NHNN ngày 25/12/2012 của NHNN về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35).
Theo thông tin từ NHNN, đến nay, đa số các tổ chức phát hành thẻ đã xây dựng biểu phí này và báo cáo NHNN. Các biểu phí dịch vụ thẻ đều tuân thủ đúng biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ban hành kèm theo Thông tư 35.
Trong đó, đối với phí rút tiền mặt ATM nội mạng, nhiều tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí 0 đồng/giao dịch, 2 tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí từ 200 đồng đến 500 đồng/giao dịch và 10 tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí tối đa 1.000 đồng/giao dịch. Cùng với đó, nhiều tổ chức phát hành thẻ cũng đã chủ động đề ra những chính sách hỗ trợ thiết thực cho người lao động thu nhập thấp, sinh viên nghèo theo quy định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những tổ chức phát hành thẻ chấp hành tốt việc xây dựng, báo cáo và niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo quy định, hiện vẫn còn một số tổ chức phát hành thẻ chưa báo cáo biểu phí dịch vụ thẻ về NHNN.
Trao đổi với báo giới, ông Bùi Quang Tiên – Vụ Trưởng Vụ Thanh toán thuộc NHNN cho biết: Việc thu phí dịch vụ thẻ nói chung, phí rút tiền ATM nói riêng chỉ là một trong các biện pháp giúp các ngân hàng thương mại có thêm động lực đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ.
Khẳng định chất lượng dịch vụ ATM “chắc chắn sẽ được cải thiện” trong thời gian tới, nhưng đại diện NHNN cũng không dám “chắc chắn 100% sẽ không còn hiện tượng xếp hàng chờ rút tiền hoặc ATM bị trục trặc”.
Theo đó, vị đại diện này cho rằng dư luận nên có cái nhìn khách quan hơn đối với vấn đề này vì “không có một nhà cung ứng dịch vụ nào có thể khẳng định dịch vụ của mình là hoàn hảo và chắc chắn các ngân hàng cũng không muốn khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mình. Hơn nữa, đối với dịch vụ ATM, chất lượng dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác như: Chất lượng các dịch vụ tiện ích bổ trợ cho dịch vụ thẻ như điện, viễn thông và áp lực giao dịch rút tiền dồn vào thời điểm trả lương, dịp lễ, tết…”.
Theo Dantri
Hàng nghìn công nhân chờ trực bên ATM ngày Tết
Hàng nghìn công nhân đổ về các ATM ở TP Thanh Hóa rút tiền, sau khi doanh nghiệp đồng loạt trả lương, thưởng cuối năm. Nhiều người đợi nửa ngày vẫn chưa đến lượt, trong đó có không ít phụ nữ mang bầu.
Ngày 6/2, nhiều cây ATM ở thành phố Thanh Hóa xuất hiện tình trạng quá tải nghiêm trọng. Hàng trăm công nhân cùng người dân chen lấn, xô đẩy tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra chủ yếu tại các cây rút tiền của ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Đầu tư (BIDV) vì những ngân hàng này thường được các công ty lớn lựa chọn làm thẻ trả lương tháng cho công nhân.
ATM quá tải khi các doanh nghiệp đồng loạt trả lương thưởng cùng một ngày. Ảnh: Lê Hoàng
16h, tại một ATM của ngân hàng Agribank đặt trên đường Phan Chu Trinh (phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa) đang có hàng trăm người vây quanh. Chỉ có hơn một mét vuông diện tích cây rút tiền nhưng có cả mấy chục người chen lấn như nêm chờ ngay trước máy. Bên ngoài, hàng trăm người xếp hàng, ngồi vạ vật trên xe máy hay dưới vỉa hè đợi đến lượt rút tiền.
Nhiều người đến từ trưa, chờ đợi nhiều giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa rút được tiền. Anh Hoàng Văn Long (quê xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương) cho biết, hôm nay là ngày nhiều công ty đóng tại Khu công nghiệp Lễ Môn (xã Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa) cùng trả lương và thưởng cuối năm cho công nhân nên khi vừa tan ca, mọi người cùng ào ra cây rút tiền để về lo sắm tết. "Cứ vào ngày lấy lương hàng tháng, tình trạng tranh nhau rút tiền lại xảy ra. Dịp Tết tình trạng quá tải lại càng cao. Rút kinh nghiệm những lần trước, hôm nay tôi đã đến từ rất sớm nhưng giờ đã gần 16 giờ mà vẫn chưa rút được tiền", anh Long thở dài ngán ngẩm.
Cũng theo công nhân này, cả khu vực khu công nghiệp và thành phố Thanh Hóa chỉ có mấy ATM, trong khi đó, số lượng người rút thì lại quá đông với cả chục nghìn công nhân từ nhiều nhà máy ở khu công nghiệp Lễ Môn, khu công nghiệp Hoàng Long.... Ngoài ra, còn có hàng trăm người dân, cán bộ, viên chức nhà nước trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cũng đến giao dịch rút tiền lo mua sắm và chi tiêu dịp tết nên tình trạng quá tải càng trầm trọng.
Đến chiều tối, vẫn còn nhiều người chưa rút được tiền. Ảnh: Lê Hoàng
"Cả nhà trông vào đồng lương còm cõi của tôi. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều chờ lương cuối tháng, nên khi công ty thông báo đã có lương, thưởng Tết mọi người đều ào ra để rút tiền về chi tiêu, không thể đợi đến ngày khác được. Tết cận kề rồi, tôi trực từ trưa đến giờ mà vẫn không thể chen chân rút được tiền về", chị Lanh, một công nhân mang bầu ngồi vạ vật dưới gốc cây gần đó bức xúc phản ánh.
"Những người sinh sống gần thành phố còn đỡ, chứ có nhiều người nhà cách xa cả mấy chục cây số, chỉ mong rút tiền sớm để còn về quê với gia đình", anh Lê Phú Thành (một công nhân quê huyện Bá Thước, cách thành phố Thanh Hóa gần trăm km), nói với dáng vẻ buồn bã, mệt mỏi. Đến chiều tối cùng ngày, tại nhiều cây ATM trên Đại lộ Lê Lợi, đường Hạc Thành, Lê Hữu Lập... vẫn có hàng trăm công nhân chưa thể rút tiền.
Theo VNE
Hàng loạt máy ATM lại quá tải, hết tiền Chầu chực cả tiếng đồng hồ, đến lượt thì máy báo hết tiền. Nhiều khách hàng "số đen" bị máy "nuốt" luôn thẻ. Dòng người rồng rắn chờ rút tiền ở máy ATM trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 chiều 4/2. Ảnh: L.N. Cạn tiền, nhiều trục trặc 17h ngày 4/2, khi hàng loạt công nhân ở khu chế xuất Tân...