Ngân hàng Nhà nước thông tin về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 2% vẫn ‘ì ạch’
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tin tức ngày 27/12 về việc vì sao tốc độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn chậm trong bối cảnh doanh nghiệp “khát vốn”, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) thừa nhận: Dù đã triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương, nhưng kết quả hỗ trợ lãi suất còn rất thấp, chưa như kỳ vọng.
Toàn cảnh họp báo của Ngân hàng Nhà nước diễn ra ngày 27/12.
Tại họp báo của NHNN về nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2023 diễn ra ngày 27/12/2022, bà Hà Thu Giang cho biết: Tính đến cuối tháng 11/2022, doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất trên mới chỉ đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ gần 23.000 tỷ đồng với số tiền hỗ trợ lãi suất gần 78 tỷ đồng.
“Qua khảo sát và báo cáo của các ngân hàng thương mại – NHTM, vướng mắc lớn nhất khiến kết quả hỗ trợ lãi suất còn thấp là do tâm lý e ngại của các khách hàng khi tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp lo ngại khi tham gia chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, phải tuân thủ các thủ tục liên quan đến hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán về sau. Họ cân nhắc giữa lợi ích của việc được hỗ trợ 2% so với chi phí bỏ ra khi phải theo dõi hồ sơ, sổ sách và các quy định liên quan để phục vụ cho công tác kiểm tra, hậu kiểm sau này. Trong trường hợp bị thu hồi khoản hỗ trợ, bản thân doanh nghiệp sẽ rất khó xử lý, bởi việc hạch toán và chia cổ tức một khi đã thực hiện thì sẽ khó thu lại”, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết.
Bên cạnh đó, theo đại diện của NHNN, để được hưởng hỗ trợ, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi. Trong bối cảnh nền kinh tế có sự biến động lớn hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng: Việc đánh giá doanh nghiệp có khả năng phục hồi hay có khả năng trả nợ khả thi hay không là rất khó khăn.
“Nếu tại thời điểm thanh kiểm toán, doanh nghiệp được đánh giá không có khả năng phục hồi, có thể bị thu hồi lại phần tiền đã được hỗ trợ hoặc bị quy trục lợi chính sách”, bà Hà Thu Giang cho biết.
Video đang HOT
Theo NHNN, để có giải pháp tháo gỡ về mặt cơ chế chính sách, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn về tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp, khả năng hấp thụ chính sách có thể tăng lên. Tuy nhiên, thị trường cũng không thể hấp thụ hết gói 40.000 tỷ đồng vì tâm lý e ngại của doanh nghiệp hiện lên tới 67%.
Ngoài ra, theo đánh giá của các NHTM, hầu hết doanh nghiệp hiện nay kinh doanh đa ngành nghề, có ngành nghề được hỗ trợ, có ngành thì không, việc bóc tách ra để hỗ trợ là rất khó khăn. Mặt khác, điều kiện thị trường hiện tại khác nhiều so với thời điểm xây dựng chính sách. Các doanh nghiệp mong muốn các chính sách hỗ trợ mang tính trực tiếp hơn, như chính sách miễn, giảm thuế….
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022
Chuyên gia ADB đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn, nhưng rủi ro với triển vọng kinh tế càng tăng.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam )
Tại báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 14/12, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay (cuối tháng 9 ngân hàng này dự báo 6,5%).
Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống 3,5%.
Chuyên gia ADB đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng.
Cũng theo chuyên gia ADB, tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.
Tại báo cáo ADO, ADB đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong bối cảnh triển vọng toàn cầu đang xấu đi. Nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% vào năm sau. Tháng Chín vừa qua, ADB đã dự báo nền kinh tế khu vực này dự kiến tăng trưởng 4,3% cho năm 2022 và 4,9% vào năm sau.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga-Ukraine và các đợt phong tỏa tái diễn ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19. Các hạn chế theo cách tiếp cận "không COVID," cùng với thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đã một lần nữa khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc bị hạ thấp.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022.
Ông Albert Park - chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định: " Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao - đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương - và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm".
Bên cạnh đó, ADB cũng đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm sau từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.
Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 3,0% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,3%. Dự báo cho năm sau giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% do suy thoái toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ được duy trì ở mức 7,0% trong năm tài khóa này và 7,2% trong năm tài khóa tiếp theo.
Ngay cả với các mức dự báo bị hạ thấp này, châu Á đang phát triển vẫn sẽ làm tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, cả về tăng trưởng và lạm phát. Dự báo tăng trưởng của ADB cho Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo cho năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Dự báo tăng trưởng cho vùng Trung Á và Caucasus trong năm nay đã được nâng từ 3,9% lên 4,8%, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương được nâng từ 4,7% lên 5,3%, do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch ở Phigi.
ADO được phát hành vào tháng 4 hàng năm, với bản cập nhật vào tháng 9 và các ấn bản bổ sung tóm tắt được công bố định kỳ vào tháng 7 và tháng 12. Châu Á đang phát triển là nói tới 46 quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.
ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế Để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng kịp thời, đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hoạt động ngân hàng đúng hướng, an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã...