Ngân hàng Nhà nước khuyến khích việc trả lương qua tài khoản
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến khích việc trả lương qua tài khoản kết hợp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ POS ở các lĩnh vực tiềm năng như bệnh viện, trường học, dịch vụ công, chợ đầu mối, hộ tiểu thương.
Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa yêu cầu NH Nhà nước chi nhánh các tỉnh – thành, các NH thương mại và công ty chuyển mạch tài chính quốc gia triển khai giải pháp đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các điểm chấp nhận thẻ (POS).
Cụ thể, các NH thương mại được tạo điều kiện thuận lợi lắp đặt thêm POS và thúc đẩy thanh toán qua POS trên địa bàn, bố trí lại mạng lưới lắp đặt POS hiệu quả hơn… Khuyến khích việc trả lương qua tài khoản kết hợp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ POS ở các lĩnh vực tiềm năng như bệnh viện, trường học, dịch vụ công, chợ đầu mối, hộ tiểu thương.
NHNN khuyến khích việc trả lương qua tài khoản kết hợp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. (Ảnh minh họa).
Theo đó, các NHTM trên địa bàn sắp xếp lại, bố trí mạng lưới POS đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả, thực chất. Đồng thời, tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới, tăng cường lắp đặt POS ở những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán qua thẻ.
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh các vi phạm về thanh toán qua POS theo quy định tại Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17.10.2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; công bố công khai các đơn vị vi phạm.
Các NHTM yêu cầu những đơn vị chấp nhận thẻ niêm yết công khai và nghiêm túc thực hiện cam kết chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ và không thu phụ phí của khách hàng khi thanh toán bằng thẻ.
Thêm vào đó, phải rà soát, chấn chỉnh, phối hợp xử lý các đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của chủ thẻ, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý kịp thời các sự cố, các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng.
Video đang HOT
Các ngân hàng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động, hướng dẫn thanh toán qua POS cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trường tự phong GS, PGS: "Nên khuyến khích áp chuẩn quốc tế"
Sau khi báo chí thông tin về việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong chức danh GS, PGS cho giảng viên, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng.
Phải có báo cáo chi tiết mới biết đúng, sai...
Những ngày qua, dư luận xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều trước việc, trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong chức danh GS, PGS cho các giảng viên trong trường, với giải thích chỉ là hình thức bổ nhiệm một chức vụ chuyên môn ở trong trường, để hướng đến sự phát triển của từng khoa.
Trao đổi với Đất Việt qua điện thoại, ngày 18/9, ông Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: "Bộ đã có văn bản yêu cầu trường ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo theo tình hình một số thông tin thời gian qua báo chí đăng tải một cách chi tiết, thế nhưng, nhà trường vẫn chưa báo cáo".
Trường tự phong PGS, GS: Đừng nghi ngại, nên khuyến khích
Chính vì thế, nên hiện nay, theo ông Thập vẫn chưa thể đưa ra được kết luận gì về sự việc này, bởi vì, phải làm việc với trường, trường báo cáo cụ thể quy trình phong chức danh thì khi đó, mới xác định được là nhà trường làm sai, làm đúng ở đâu.
Từ đó mới có thể đưa ra nhận định, thông qua việc so sánh với văn bản quy định của nhà nước về vấn đề này.
Mặt khác, để tìm hiểu về một sự việc cũng cần phải có trình tự, sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, yêu cầu Cục phải nắm bắt sự việc.
Bộ GD&ĐT đã yêu cầu ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo
"Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh: một là, tìm hiểu qua báo chí; hai là, tìm hiểu qua truyền thông đại chúng; ba là, yêu cầu trường ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo thực tế, nhưng hiện nay trường chưa báo cáo cụ thể.
Có nghĩa là kênh chính thức nhất là 2 bên giáp mặt với nhau, thì trường chưa đến để làm việc với Bộ, chưa có văn bản báo cáo ra", ông Thập cho hay.
Đừng nói xét chức danh GS, PGS của nước ngoài là đơn giản
Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng, không nên xem giáo sư như là một phẩm hàm. Vì là chức vụ gắn liền với một đại học, nên trao quyền tự chủ trong việc bổ nhiệm giáo sư của trường.
Đặc biệt, đại học chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thì việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quốc tế trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật là rất nên khuyến khích.
Về vấn đề này, ông Thập cho hay: "Mỗi nước lại có quy định chế độ về chính sách quản lý nhà nước khác nhau".
Đặc biệt, nếu trường ĐH Tôn Đức Thắng nói phong chức danh GS, PGS căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ thì cũng phải nêu rõ, điều nào, khoản nào, chứ không được đưa ra giải thích chung chung.
So sánh với nước ngoài, ông Thập phân tích: "Chúng ta đừng nói, các trường ĐH nước ngoài việc xét phong chức danh là đơn giản, họ cũng xét duyệt vô cùng chặt chẽ.
Tự bổ nhiệm GS,PGS: ĐH Tôn Đức Thắng khẳng định không sai
Bởi vì, nhà nước không ôm đồm mà phân cấp cho các trường, tự các trường sẽ coi đó là quyền của họ. Việt Nam cũng vậy, cũng phân cấp nhưng trình độ quản lý đến mức nào thì sẽ phân cấp đến mức đó".
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho hay: "Tôi nghĩ rằng đại học chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thì việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quốc tế trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật là rất nên khuyến khích.
Nên nhớ rằng các bảng xếp hạng đại học trên thế giới dựa vào những chuẩn mực chung về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, và phục vụ, chứ đâu có xem xét đến chuẩn địa phương".
Hơn thế, dù mới thành lập 18 năm, nhưng ĐH Tôn Đức Thắng đã trở thành một trong "top 15" trường đại học của Việt Nam có nhiều công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc tế.
Bảo An
Theo_Báo Đất Việt
Cú lừa từ những giải thưởng trên trời rơi xuống Vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông đang trở thành một đại dịch ở Việt Nam. Lòng tham khiến rất nhiều người mất tiền cho kẻ lừa đảo. LTS: Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, nạn lừa đảo càng phức tạp bởi nhiều chiêu trò. Điều này...