Ngân hàng Mỹ dự đoán thời kỳ mất giá của một số đồng nội tệ châu Á
Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại châu Á”.
Đồng won của Hàn Quốc (trái) và đồng USD. Ảnh: THX/TTXVN
Thời gian qua, đồng nội tệ của nhiều nước châu Á đã chịu ảnh hưởng bởi việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn hạ lãi suất và đồng USD mạnh lên.
Ngân hàng Mỹ đã xếp đồng nhân dân tệ Trung Quốc, đồng won Hàn Quốc, đồng baht Thái Lan vào danh mục có xu hướng giảm giá.
Video đang HOT
Trong danh sách đồng tiền “trung lập” có đô la Hong Kong, rupiah Indonesia, rupee Ấn Độ, ringgit Malaysia, peso Philippines và đô la Singapore.
Ngân hàng Mỹ dự đoán đồng nhân dân tệ Trung Quốc có thể neo ở mốc 7,35 nhân dân tệ đổi 1 USD trong quý này và hạ xuống 7,45 đổi 1 USD trong quý 3 và quý 4.
Ngân hàng Mỹ cũng cho rằng áp lực sụt giá của nhân dân tệ sẽ duy trì đến quý hai của năm nay do Fed trì hoãn hạ lãi suất, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về đồng won của Hàn Quốc, các nhà kinh tế học tại BofA đánh giá nó đã chịu tác động bởi quyết định của Fed và rủi ro địa chính trị ở Trung Đông.
Đồng won Hàn Quốc gần đây đã trượt xuống mức thấp nhất 18 tháng với 1.389,5 won đổi 1 USD. Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc khẳng định sẽ can thiệp nếu cần thiết.
Các nhà kinh tế học của BofA nhận định rằng đồng won đang được đánh giá quá cao và nó có giá trị hợp lý vào khoảng 1.417 won đổi 1 USD.
Đồng baht Thái Lan cũng đang chịu yếu thế trước các căng thẳng địa chính trị với giá dầu và phí vận chuyển hàng hóa tăng cao. BofA dự đoán đồng baht vào cuối năm có thể rơi vào mức 37 bath đổi 1 USD.
Nga phản ứng về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan đến Ukraine
Ngày 20/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ chỉ dẫn đến tổn thất và thiệt hại nhiều hơn đối với cuộc xung đột ở Ukraine.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời hãng thông tấn TASS của Nga, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh việc Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ khiến kéo dài cuộc xung đột.
Trước đó, cùng ngày, Hạ viện Mỹ đã thông qua một gói dự luật, trong đó có dự luật viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Ngoài ra, gói này cũng bao gồm dự luật liên quan đến việc việc tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa tại các ngân hàng Mỹ. Về dự luật quy định tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga, ông Peskov cho biết phía Nga sẽ xác minh những chi tiết của dự luật, đồng thời cảnh báo sẽ hành động theo cách đảm bảo những lợi ích của Nga.
Theo thống kê, hơn 6 tỷ USD trong số 300 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga nằm ở các ngân hàng Mỹ. Số còn lại bị phong tỏa tại Đức, Pháp và Bỉ.
Gói dự luật nói trên sẽ được chuyển lên Thượng viện do đảng Dân chủ chiếm đa số, xem xét thông qua. Cơ quan này sẽ bắt đầu xem xét gói dự luật vào ngày 23/4. Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện đều bày tỏ sẵn sàng nhanh chóng thông qua gói dự luật này. Dự kiến, quá trình này sẽ được hoàn tất vào tuần tới, trước khi chuyển lên Tổng thống Joe Biden ký ban hành thành luật.
Các 'gã khổng lồ' ngân hàng Mỹ tiếp tục sa thải nhân viên Các "gã khổng lồ" trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ tiếp tục sa thải nhân viên trong quý I/2024, trong đó Citigroup có mức cắt giảm lớn nhất. Trụ sở Citigroup tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Số lượng nhân viên tại Citi đã giảm 2.000 người sau khi ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ này hoàn thành kế...