Ngân hàng lệ thuộc
Nếu cần bằng chứng mới về sự lệ thuộc của Ngân hàng Thế giới (WB) vào Mỹ thì chỉ cần nhìn vào quan hệ hiện tại giữa WB và Iran.
Từ năm 2005, tức là từ khi vấn đề hạt nhân của Iran xuất hiện trên chương trình nghị sự chính trị an ninh của thế giới, WB đã ngừng trệ mọi mối quan hệ với Iran và dừng giải ngân những dự án mà WB đã thỏa thuận giúp nước này, với lý do Iran bị Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp trừng phạt. Bây giờ, vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết và Liên Hiệp Quốc, Mỹ và EU đã buộc phải dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Tehran. Dù vậy, WB vẫn chưa sẵn sàng nối lại quan hệ hợp tác với Iran.
Nguyên do là WB vẫn chưa hết ngại Mỹ. Mỹ là nước cấp vốn nhiều nhất cho WB nên không chỉ chi phối mà còn thao túng cả WB. Tại Mỹ, sự chống đối đối với giải pháp cho vấn đề hạt nhân đã đạt được với Iran vẫn còn rất đáng kể trong quốc hội và đảng Cộng hòa. Ngoài ra, Mỹ vẫn còn áp dụng những biện pháp trừng phạt cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và ngân hàng của Iran bị Mỹ đưa vào danh sách những đối tượng tiếp tay khủng bố quốc tế. Đó là những trở ngại về chính trị mà WB không dám tự ý vượt qua nếu không muốn bị cắt giảm nguồn tài chính.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad ZarifReuters
Tôn chỉ mục đích của WB là hậu thuẫn các nước trên thế giới phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là xóa đói nghèo. Iran có nhu cầu ấy sau thời gian dài bị trừng phạt về kinh tế và tài chính. WB đi ngược tôn chỉ mục đích này khi chịu lệ thuộc vào Mỹ. Càng như thế, WB càng suy giảm vai trò trên thế giới vì các nước, trong đó có Iran, hiện đã có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế khác.
La Phù
Theo Thanhnien
Tình cũ trong thời mới
Thủ tướng Ý Matteo Renzi là người đứng đầu chính phủ quốc gia đầu tiên trong các nước phương Tây tới thăm Iran kể từ khi phương Tây chính thức gỡ bỏ những biện pháp cấm vận và trừng phạt Iran hồi đầu năm nay.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi được Tổng thống Iran Hassan Rouhani đón tiếp tại Tehran ngày 12.4 - Ảnh: Reuters
Ý không tham gia khuôn khổ diễn đàn P5 1 đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, nhưng lại là một trong những nước phương Tây đầu tiên tận lợi từ những cơ hội hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư mà giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran đưa lại.
Cùng đi với ông Renzi có đại diện của 250 doanh nghiệp Ý và dự kiến nhiều thỏa thuận hợp tác sẽ được ký kết. Cuối tháng 1 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tới thăm Ý. Dịp đó, các dự án hợp tác trị giá 17 tỉ USD đã được ký kết. Có thể thấy cả hai nước không chỉ rất tranh thủ lẫn nhau mà còn rất nhanh chân trong việc nắm bắt và tận dụng cơ hội mới.
Thời Iran còn bị cấm vận, Ý vẫn là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của Iran trong quan hệ chung với phương Tây. Mối quan hệ "tình xưa nghĩa cũ" này giờ được phát huy triệt để trong thời mới. Ý có thể đi trước, đi nhanh hơn và xa hơn so với các nước EU khác cũng chính vì thế.
Mỹ sẽ là đối thủ đáng gờm nhất của Ý trên phương diện này. Nhưng vì những lý do nội bộ ở cả phía Mỹ lẫn Iran mà quan hệ giữa hai nước khó có thể nhanh chóng trở nên gắn bó và tin cậy như giữa Ý và Iran. Ý muốn trụ vững và giành về phần lớn nhất trên thị trường Iran. Iran còn có thêm được đối trọng cho quan hệ nói chung và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nói riêng với các nước phương Tây.
La Phù
Theo Thanhnien
Dấu mốc chuyển giai đoạn Việc giải quyết ổn thỏa vấn đề hạt nhân của Iran mở ra thời kỳ mới cho Iran cả về đối nội lẫn đối ngoại và chính trị an ninh khu vực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif trong cuộc gặp ở Vienna hôm 16.1 - Ảnh: Reuters Cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ và Iran cùng với...