Ngân hàng ký 3 hợp đồng cho FLC vay 1.200 tỷ trong một ngày
3 hợp đồng vay được ký trong 1 ngày, ngân hàng NCB đồng ý cho FLC của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vay 1.200 tỷ với tài sản đảm bảo là 32,5 triệu cổ phần của Bamboo Airways.
Thống kê trong năm 2020, Tập đoàn FLC của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết liên tục ký các hợp đồng tín dụng có giá trị lớn.
Tìm hiểu cho thấy, chỉ riêng Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã ký cho FLC vay tới khoảng 4.000 tỷ đồng trong năm 2020. Đây cũng chưa phải là con số thống kê đầy đủ.
Cụ thể, ngày 22/1/2020, NCB ký cho FLC vay 650 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là 47 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt – Bamboo Airways (BAV). Cùng ngày, NCB cũng đồng ý cho FLC vay 50 tỷ với tài sản bảo đảm là 10 triệu cổ phần hãng bay nêu trên.
NCB có thể được xem là một ngân hàng cấp tín dụng cho FLC khi liên tiếp trong các tháng sau đó, nhà băng này cho tập đoàn của ông Quyết vay số tiền lớn.
Ngày 6/3/2020, tại hợp đồng số “016/20… “, NCB ký cho FLC vay 300 tỷ, tài sản bảo đảm là 10 triệu cổ phần BAV.
Tiếp đó, ngày 11/3/2020, tại hợp đồng số “018/20… “, NCB cho vay 650 tỷ với tài sản đảm bảo là 18 triệu cổ phần BAV.
NCB là một trong những ngân hàng ký cho FLC vay số tiền lớn, tài sản đảm bảo là hàng trăm triệu cổ phần Bamboo Airways (ảnh: TL)
Đáng chú ý, trong ngày 29/5/2020, NCB đã ký 3 hợp đồng liên tiếp cho FLC vay 1.200 tỷ được bảo đảm bằng 32,5 triệu cổ phần BAV.
Vào tháng 7 và tháng 8/2020, NCB tiếp tục cho FLC vay 1.100 tỷ thông qua 4 hợp đồng, tài sản thế chấp là 108 triệu cổ phần của Bamboo Airways.
Đối với hợp đồng cho vay có giá trị 160 tỷ ngày 25/8/2021, NCB chấp nhận tài sản đảm bảo là quyền được nhận các lợi ích thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với 30 bất động sản nằm tại khu biệt thự nhà ở thuộc Khu phức hợp Đak Đoa (huyện Đak Đoa, Gia Lai).
Không chỉ có NCB, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ngày 3/6/2020, OCB ký 2 hợp đồng cho FLC vay với số tiền hơn 107 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là 3 triệu cổ phần BAV.
Đối với hợp đồng cho vay trị giá 560 tỷ được ký vào ngày 3/11/2020, OCB nhận cầm cố quyền tài sản và lợi ích phát sinh, liên quan đến/thuộc “ Dự án sân golf FLC Quảng Bình Golf Links” do FLC là nhà đầu tư.
Trong khi đó, Sacombank chi nhánh Quảng Ninh cũng ký hợp đồng cho FLC vay 315 tỷ vào ngày 15/5/2021. Nhà băng này chấp nhận tài sản đảm bảo là lợi tức thu được từ việc kinh doanh/khai thác giá trị của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và nhà ở thấp tầng FLC Hạ Long.
Mới đây, ngày 18/3/2022, Sacombank chi nhánh Hà Nội nhận thế chấp 20 triệu cổ phần BAV từ FLC làm tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng. Tổng giá trị tài sản theo mệnh giá được ghi nhận thời điểm đó là 200 tỷ đồng.
Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất quý IV/2021, đến thời điểm 31/12/2021, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của FLC Group là hơn 2.000 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 4.100 tỷ đồng. Danh sách nhà băng là chủ nợ của FLC còn có các ngân hàng khác như Agribank; BIDV; Vietinbank…
Những ngân hàng nào đang là chủ nợ của FLC do ông Trịnh Văn Quyết đứng đầu
Nhiều ngân hàng đang cho FLC vay ngắn hạn lẫn dài hạn cũng như mua trái phiếu với số tiền hàng ngàn tỉ đồng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, vốn điều lệ của Tập đoàn FLC đến hết năm 2021 gần 7.100 tỉ đồng với 14 công ty con, 2 công ty liên kết và 1 chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Công ty có tổng tài sản hơn 33.787 tỉ đồng, trong đó lượng tiền mặt chỉ có 87 tỉ đồng. Công ty này đã đầu tư chứng khoán ngắn hạn hơn 275,6 tỉ đồng và đã trích lập dự phòng giảm giá gần 74 tỉ đồng. Trong đó, nhiều nhất là rót vào cổ phiếu HAI gần 270 tỉ đồng, 3,75 tỉ đồng vào cổ phiếu AMD và còn lại là cổ phiếu KLF.
Nhiều ngân hàng như Samcombank, BIDV, Phương Đông... đang là chủ nợ của FLC. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Tính đến hết năm 2021, công ty FLC đạt doanh thu hơn 6.777 tỉ đồng, giảm 50% so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế gần 83,6 tỉ đồng, giảm hơn 70% so với năm 2023. Công ty có số nợ phải trả hơn 24.000 tỉ đồng, trong đó gồm nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn hơn 2.000 tỉ đồng và nợ vay, thuê tài chính dài hạn hơn 4.000 tỉ đồng cùng nhiều khoản phải trả khác. Cụ thể, báo cáo của FLC cho thấy công ty này đang có nhiều khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Đó là vay của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombak) hơn 1.840 tỉ đồng; vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam một số chi nhánh là 1.747 tỉ đồng; Ngân hàng NHTM Phương Đông gần 1.400 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc Dân hơn 634 tỉ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gần 170 tỉ đồng và tại các ngân hàng khác (không nêu rõ tên) hơn 273 tỉ đồng...Đồng thời, nợ thuê tài chính dài hạn hơn 4,6 tỉ đồng tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Song song đó, FLC còn lượng trái phiếu phát hành cho ngân hàng Phương Đông và ngân hàng Quốc Dân với trị giá hơn 868 tỉ đồng...
Với những khoản vay trên, trong năm vừa qua FLC đã chi trả tổng cộng gần 375 tỉ đồng lãi vay. Các hợp đồng vay của FLC đa số được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và tài sản hình thành từ vốn vay.
Khám xét biệt thự của tỉ phú Trịnh Văn Quyết và trụ sở FLC
Lệnh bán cổ phiếu FLC, ROS giá sàn chất đầy nhưng không lối thoát Nhóm cổ phiếu "họ" FLC tiếp tục lao dốc và mất thanh khoản sau khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán. Sáng 30.3, ngay khi thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch, hàng trăm triệu lệnh đặt bán cổ phiếu FLC, ROS, HAI, AMD... sau khi ông Trịnh...