Ngân hàng không muốn ‘thả’ vốn cho bất động sản
Nhiều nhà băng cho biết sẽ hạn chế cấp vốn kinh doanh bất động sản và chứng khoán, khác với chủ trương “thả lỏng” hơn cho doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Lợi nhuận của hàng loạt ngân hàng lao dốc trong năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả tổng hợp cuộc điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Kết quả này cũng cho thấy bức tranh kinh tế năm 2013 dưới cái nhìn của các ngân hàng.
Theo đó, năm 2013, các nhà băng cho biết sẽ hạn chế cấp tín dụng cho đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Trong khi đó, chủ trương của cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhà nước hiện nay đều thể hiện quan điểm sẽ tạo điều kiện “lỏng” hơn cho vay bất động sản.
Cụ thể, Nghị quyết 02 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu yêu cầu, Chính phủ và các bộ ngành tạo cơ chế thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp bất động sản giải phóng hàng tồn kho và tiếp cận vốn vay. Bản thân Ngân hàng Nhà nước, trong kế hoạch điều hành chính sách tiền tệ năm 2013, cũng nêu rõ năm nay sẽ không khống chế cho vay tiêu dùng, bất động sản.
Về dư nợ tín dụng cho nền kinh tế, hầu hết ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ được cải thiện hơn so với con số 8,91% của năm 2012 vào khoảng 10% – 20%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước khoảng 12% (đã tính gộp cả tăng trưởng của trái phiếu Chính phủ).
Video đang HOT
“Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được các nhà băng đánh giá là nhân tố tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, 85% các ngân hàng dự kiến mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng sẽ không giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.
Tác động của môi trường kinh doanh chung đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Về lợi nhuận, dù thừa nhận điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục có những ảnh hưởng bất lợi nhưng trên 90% tổ chức tín dụng vẫn kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2013 sẽ không kém năm 2012. 78% tin lợi nhuận trước thuế của năm 2013 tăng trưởng – chủ yếu dưới 20% – so với năm 2012. Nếu so với thời gian trước năm 2010, đây là mức tăng trưởng lợi nhuận rất khiêm tốn.
Tháng 6/2012 mới chỉ có 20% tổ chức tín dụng nghĩ rằng tình hình 6 tháng cuối năm 2012 sẽ theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, sau những sóng giócủa thị trường tài chính ngân hàng vừa qua, đến nay các ngân hàng đã thận trọng hơn. Theo đó, 60% ngân hàng cho rằng, môi trường kinh doanh chung đã ảnh hưởng “tiêu cực và rất tiêu cực” tới việc kinh doanh.
Tại cuộc khảo sát này, 90% các tổ chức tín dụng đều tin năm 2013 lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức một con số. Tuy nhiên, nỗ lực kiềm chế lạm phát sẽ phụ thuộc khá lớn vào việc ổn định giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trên cơ sở đó, nhiều ngân hàng kỳ vọng lãi suất huy động vốn và cho vay VND giảm, nhiều nhất không quá 2%. Tỷ giá đôla bình quân liên ngân hàng trong năm cũng được cho rằng sẽ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ từ 1% đến dưới 3%.
Kể từ quý IV/2011, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu điều tra xu hướng kinh doanh của các ngân hàng, định kỳ 6 tháng một lần. Kết quả điều tra nhằm đưa ra những nhận định, dự báo về các xu hướng đã và có thể diễn ra và phục vụ mục đích xây dựng chính sách tiền tệ. Cuộc điều tra gần đây nhất được thực hiện vào tháng 12/2012.
Theo VNE
Cần mạnh dạn đưa lãi suất về 8% cứu doanh nghiệp'
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến nghị giảm lãi suất cơ bản từ 9% hiện nay về 8% mà vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát và không có nguy cơ tiền gửi chảy ra khỏi hệ thống.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia hôm nay (3/12) công bố Báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2012, trong đó đề nghị Chính phủ cần sớm hành động quyết liệt và cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo khuyến nghị của cơ quan này, Việt Nam cần mạnh dạn hạ tiếp lãi suất huy động và cơ bản khoảng một điểm phần trăm và khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, có 3 cơ sở chính để giảm ngay lãi suất. Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm vào cuối năm. Thứ hai, lạm phát đang được kiểm soát chặt và giảm dưới mức 8%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lạm phát gần như không còn. Theo nhận định của cơ quan này, nguy cơ tiền gửi bị rút khỏi hệ thống ngân hàng là không còn bởi các kênh đầu cơ khác như vàng, chứng khoán, bất động sản hiện quá khó khăn. Cơ sở thứ ba đó là tỷ giá ổn định, tình trạng đôla hóa giảm đáng kể và việc nắm giữ ngoại tệ không còn là công cụ kiếm lời ưu tiên của người dân.
Kể từ đầu năm, lãi suất huy động đã giảm 5 điểm phần trăm nhưng tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng vẫn tăng khoảng 15% so với đầu năm. Ủy ban cho rằng việc giảm lãi suất không ảnh hưởng đến hoạt động gửi tiền của người dân.
Lãi suất huy động có thể về 8% một năm trong tuần này. Ảnh: Anh Quân.
Trước đó, Tiến sĩ Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng có nhiều cơ sở để hạ lãi suất trong bối cảnh CPI đi xuống như những tháng vừa rồi. Vị này cho hay, Chính phủ sẽ họp bàn giảm lãi suất trong tuần này để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi vay vốn sản xuất kinh doanh. Theo ông, khi lạm phát thấp như hiện nay, nếu lãi suất huy động lý tưởng vào khoảng 7,5-8%, cộng thêm 2,5-3% chi phí, ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay với lãi suất 10%.
Việc giảm lãi suất được xem là điều kiện tiên quyết và động thái cụ thể để giúp doanh nghiệp cải thiện khó khăn. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh: "Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trong tháng 11 tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đến cuối năm, các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt những khó khăn thách thức ở mọi phương diện, đặc biệt là ở hai khâu chủ yếu: đầu vào và đầu ra".
Chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận tải tăng mạnh cùng chi phí tài chính cao là hai lực cản sự hồi phục của các doanh nghiệp. Báo cáo của Ủy ban nêu rõ, việc phải chịu mức lãi suất cao (trên 15% một năm) trong một thời gian kéo dài tới nay đã trên 30 tháng đã làm khó khăn của doanh nghiệp tăng thêm. Theo khảo sát do Ủy ban này thực hiện, tính đến hết quý I/2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gần 25% so với cuối năm trước.
Ngoài ra, theo cơ quan này, để khơi thông nguồn vốn, Chính phủ có thể đẩy mạnh bảo lãnh vay tín dụng ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cho chủ đầu tư những dự án BOT đang cần vốn.
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế 11 tháng, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng nền kinh tế đã thoát khỏi vùng đáy để vượt qua thời kỳ khó khăn nhất nhưng đà hồi phục chưa rõ ràng. Tổng cầu của nền kinh tế dù được cải thiện nhưng chưa có những động lực để bật lên mạnh mẽ. Thừa nhận lạm phát tăng trong kiểm soát nhờ việc điều hành chính sách một cách thận trọng và nhất quán nhưng báo cáo này cũng chỉ ra rằng, sự suy giảm của tổng cầu cùng với khả năng hấp thụ vốn yếu kém của doanh nghiệp cũng góp phần kìm hãm sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng.
Do đó, theo cơ quan này, ngoài việc kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần đưa ra những thông điệp rõ ràng, dễ hiểu đối với người dân về vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng, xử lý nợ xấu.
Theo VNE
Ngân hàng rục rịch giảm lãi suất huy động Thị trường tiền tệ đang chờ đợi quyết định cắt giảm lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước. Và để đón đầu xu hướng này, một vài ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền đồng. Theo bảng niêm yết lãi suất sáng ngày 7/12 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), lãi suất cao nhất chỉ còn 12%/năm ở...