Ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng chính thức đi vào hoạt động
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á ( AIIB) chính thức khai trương vào ngày 16.1 tại Bắc Kinh sau một buổi lễ do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì, theo hãng tin AP.
Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một công trình điêu khắc tại lễ khai trương AIIB – Ảnh: Reuters
Các đại diện của 57 quốc gia đã tham dự buổi lễ khai trương, nơi Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp 50 triệu USD cho một quỹ đặc biệt nhằm giúp các nước kém phát triển hơn sẵn sàng cho những dự án cơ sở hạ tầng.
Mỹ và Nhật Bản không phải là thành viên của AIIB, cho rằng tổ chức tài chính mới này là đối thủ của những ngân hàng đa phương như Ngân hàng Thế giới, nhưng Bắc Kinh nói rằng AIIB bổ sung cho những định chế hiện hữu và sẽ thúc đẩy việc đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á.
Video đang HOT
AIIB, vốn dự định tài trợ cho việc phát triển đường sắt, cảng hàng hóa và các hệ thống kết nối thương mại khác, là một phần then chốt của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế trong khu vực.
Bắc Kinh đã cam kết đóng góp phần lớn khoản vốn ban đầu 50 tỉ USD của AIIB và nói rằng con số tổng cộng sẽ lên đến 100 tỉ USD.
Ông Kim Lập Quần, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã được bổ nhiệm làm chủ tịch đầu tiên của AIIB.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Philippines tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng
Philippines sẽ tham gia vào Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, mô tả đây là "định chế tài chính hứa hẹn" có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Philippines Cesar Purisima - Ảnh: AFP
Theo Reuters, AIIB là một trong những thành công lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, vừa được thành lập chính thức và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm sau.
Bất chấp sự phản đối của Washington, nhiều đồng minh lớn của Mỹ như Úc, Anh, Đức, Ý và Hàn Quốc đều tham gia vào AIIB. Định chế tài chính này được xem là đối trọng tiềm năng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Song đối với Philippines, AIIB "sẽ tăng thêm và bổ sung vào các định chế tài chính đa quốc gia trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. AIIB là một định chế hứa hẹn giúp giải quyết các nhu cầu đầu tư, giúp thắt chặt khoảng cách tài chính giữa các quốc gia", Bộ trưởng Tài chính Philippines Cesar Purisima cho biết.
Ông Purisima nói thêm Philippines tự tin rằng ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng sẽ cam kết "minh bạch, độc lập, cởi mở và có trách nhiệm".
Philippines, nền kinh tế lớn thứ năm châu Á, cần 127 tỉ USD từ năm 2010 đến năm 2020 để tài trợ cho các nhu cầu cơ sở hạ tầng đất nước, theo dự báo từ ADB. Các thành viên sáng lập AIIB ban đầu sẽ trả 20% trong số 100 tỉ USD vốn ủy quyền của ngân hàng. Philippines đã góp vốn 196 triệu USD, Bộ Tài chính nước này cho biết.
Hiện tại, Philippines đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền một số hòn đảo ở Biển Đông.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
4 cách Trung Quốc khẳng định vị thế cường quốc kinh tế Rất lâu từ trước khi nhân dân tệ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp nhận là đồng tiền dự trữ quốc tế, Trung Quốc đã vào cuộc, thể hiện mình là cường quốc kinh tế trong một loạt lĩnh vực. Trung Quốc đã tích cực thể hiện mình là cường quốc kinh tế ngay từ trước khi nhân dân tệ được...