Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng chính thức ra đời
Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á ( AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, là đối trọng của Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB), vừa chính thức được thành lập ở Bắc Kinh.
Ảnh: Reuters
Theo Reuters, định chế tài chính là đối trọng của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), WB và ADB vừa chính thức ra đời ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Dự kiến, ngân hàng sẽ đi vào hoạt động từ giữa tháng 1.2016, theo Tân Hoa xã.
Việc chính thức thành lập ngân hàng AIIB diễn ra sau khi 17 thành viên của AIIB, những nước góp đến 50% vốn cổ phần, phê chuẩn một thỏa thuận, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho hay. Ngân hàng sẽ tổ chức lễ thành lập và chính thức bầu Chủ tịch vào giữa tháng 1.2016. Ban đầu, AIIB sẽ tập trung vào các dự án tài trợ trong lĩnh vực điện, giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị châu Á.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu có đề xuất về AIIB cách đây chưa đầy hai năm. Định chế tài chính này đã và đang trở thành một trong những chính sách đối ngoại thành công của Đại lục.
Video đang HOT
Trung Quốc và 20 quốc gia châu Á khác, bao gồm Ấn Độ và Singapore, đồng ý thành lập AIIB vào tháng 10.2014. Kể từ đó, một loạt quốc gia châu Âu và châu Á khác đã trở thành thành viên ngân hàng. Trong số các nước này có nhiều đồng minh lớn của Mỹ như Úc, Anh, Đức, Ý, Philippines và Hàn Quốc bất chấp sự phản đối của Washington.
AIIB hiện có 57 thành viên, vốn cơ bản là 100 tỉ USD. Trung Quốc, Ấn Độ và Nga là những cổ đông lớn nhất. Trung Quốc chiếm 30,34% cổ phần và nắm giữ 26,06% quyền biểu quyết. Dù AIIB được xem là thách thức đặt ra cho WB và ADB, Bắc Kinh từng nhấn mạnh rằng mục đích của ngân hàng là thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, không phải là cạnh tranh với các định chế tài chính hiện nay.
Thu Thảo – Trùng Quang
Theo Thanhnien
Việt Nam tham gia Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng
Việt Nam nằm trong số 50 nền kinh tế đã ký vào điều lệ hoạt động của Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB)do Trung Quốc khởi xướng tại buổi lễ tổ chức ở Bắc Kinh hôm nay 29.6, theo Business Standard.
Đại diện các nước tham gia buổi lễ ký kết thông qua điều lệ hoạt động của AIIB hôm 29.6 - Ảnh: AFP
Trung Quốc sẽ chiếm 30,34% cổ phần trong AIIB và giữ 26,06% quyền biểu quyết. Theo điều lệ hoạt động của AIIB, mỗi quyết định muốn thông qua đều cần một lượng phiếu thuận "siêu lớn", lên đến 75%, Business Standard cho biết.
Buổi lễ ký kết thông qua điều lệ hoạt động của AIIB diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 29.6 với đại diện của 57 nước.
Trong số này, 7 nước gồm Thái Lan, Nam Phi, Philippines, Đan Mạch, Malaysia, Kuwait và Hà Lan vẫn chưa ký điều lệ do chưa có được sự thống nhất đồng bộ trong nước. Tuy nhiên dự kiến họ sẽ tham gia vào cuối năm nay.
Theo AFP, Úc là nước đầu tiên ký vào văn bản điều lệ dài 60 trang của AIIB.
Ngân hàng AIIB có vốn điều lệ 100 tỉ USD, với gần 30 tỉ USD do Trung Quốc góp cổ phần. Đây là dự án nhằm hỗ trợ các nước đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, nông nghiệp, đô thị...
Đây là sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình cho rằng việc ký kết AIIB là một "bước tiến lịch sử".
"Trung Quốc sẽ cùng nỗ lực với các nước sáng lập khác để xây dựng một ngân hàng đa phương chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch, từ đó cùng đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế châu Á và thế giới", Tân Hoa xã
dẫn lời phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thêm phương cách và công cụ Tại hội nghị cấp cao lần này ở Ufa (Nga), nhóm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - sẽ chính thức đưa vào hoạt động 2 thể chế tài chính - tiền tệ riêng là Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ dự trữ tiền tệ chung. Với 2 thiết chế tài chính - tiền tệ...