Ngân hàng Agribank nợ đóng bảo hiểm xã hội cho 1250 lao động
Agribank nợ tiền bảo hiểm xã hội của 1250 lao động với tổng số tiền trên 4,4 tỷ đồng.
Mới đây Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội đã công khai danh sách gần 60 ngàn đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH tính hết tháng 1.
Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được liệt vào top đầu về số tiền nợ. Agribank đã nợ đóng BHXH của 1.250 lao động với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.
Được biết, cuối năm 2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,87 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển “Tam nông”.
Tính đến cuối tháng 1/2023, Agribank nợ tiền BHXH của hơn 1.200 lao động.
Theo thông tin trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Mến – Giám đốc BHXH Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 1/2023, số tiền chậm đóng bảo hiểm của các đơn vị, doanh nghiệp trên toàn địa bàn là hơn 1.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Mến cho rằng, việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị nghiêm cấm. Khi doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội người lao động sẽ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn bởi họ không chốt được sổ bảo hiểm xã hội kể cả khi đã chuyển đến làm việc ở nơi khác. Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả chế độ trước đó họ đáng được hưởng đều bằng 0.
Nếu không sớm khắc phục, tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm.
Một số trường hợp sẽ bị xử lý với khung hình phạt rất nặng.Tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định rõ, người có hành vi vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm, tùy theo mức độ vi phạm.
Niềm vui khi nghe tiếng 'ting ting' báo có lương hưu
Từng có ý định rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, nhưng nghe lời khuyên của cán bộ BHXH và cân nhắc nhu cầu của bản thân, ông Trần Hoàng Thành (phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện đóng những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu.
Quyết định hưởng lương hưu để không ân hận
Tiếp chúng tôi tại căn nhà trên phố Kiên Thị Nhẫn (phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), ông Trần Hoàng Thành, 61 tuổi, hồ hởi khoe mới được nhận lương hưu với mức vừa được điều chỉnh là hơn 2,1 triệu đồng/tháng.
"Tôi trước công tác tại phường 2, thành phố Trà Vinh, là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường. Sau hai nhiệm kỳ, tôi nghỉ công tác năm 2019 và tổng thời gian đóng BHXH là 14 năm 8 tháng. Lúc mới nghỉ, tôi cũng có ý định rút BHXH một lần. Sau 1 năm theo quy định, tôi làm đơn xin rút BHXH một lần và được số tiền được rút là khoảng 90 triệu đồng. Tuy nhiên lúc đó, chị Hồng Anh, cán bộ BHXH tỉnh tư vấn không nên rút BHXH một lần, mà chuyển sang đóng BHXH một lần để hưởng lương hưu", ông Trần Hoàng Thành kể.
Ông Trần Hoàng Thành khoe tin nhắn báo lương hưu.
Cán bộ BHXH tỉnh Trà Vinh tư vấn cụ thể cho ông Thành từng mức đóng BHXH một lần, số tiền sẽ đóng, mức hưởng khá chi tiết để cân nhắc. "Tôi cân nhắc nhiều lần và cũng làm bài toán cụ thể thiệt hơn giữa đóng tiếp và rút BHXH một lần. Thêm vợ động viên và chia sẻ, tôi quyết định đóng tiếp ở mức 4 triệu đồng. Sau 1 năm đóng theo quý, vào tháng 10/2021, tôi quyết định đóng một lần 37 tháng còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu, với số tiền hơn 34 triệu đồng. Lúc đó tôi bán 5 chỉ vàng và gom một phần tiền tiết kiệm để đóng đủ số tiền này và được lĩnh lương hưu từ tháng 10/2021. Nay hàng tháng được nhận lương hưu tôi thấy rất thoải mái vì có một khoản về già. Quan trọng hơn là có thẻ BHYT để khám chữa bệnh", ông Trần Hoàng Thành chia sẻ.
"Nếu sống thọ thì đây là khoản đầu tư hữu ích, nhưng quan trọng hơn là chủ động được cuộc sống. Hàng tháng khi máy điện thoại báo tin nhắn lương hưu đổ về tài khoản tôi cảm thấy rất vui. Giờ nghỉ ngơi, tôi có điều kiện thăm bạn bè, đi du lịch", ông Trần Hoàng Thành tâm sự.
Có lẽ nhận nhận thức về ý nghĩa của lương hưu nên thời gian qua, sau khi tuyên truyền tại hội nghị, theo nhóm, tuyên truyền 1 1, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tại Trà Vinh đã tăng trở lại.
Bà Nguyễn Thị Bạch Vân (54 tuổi), phường 1, thành phố Trà Vinh cho biết, bà từng kinh doanh tự do, rồi tham gia công tác tại Hội Phụ nữ trên địa bàn, vì thế để có một điểm tựa khi về già, phòng khi ốm đau có bảo hiểm y tế chi trả, năm 2021 bà quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. "Ngoài cuốn sổ bảo hiểm xã hội của mình, tôi còn đăng ký cho con trai sinh năm 2000 để thời gian tham gia chính sách của con được sớm hơn", bà Vân phấn khởi chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Vân cho rằng, mức đóng hiện nay theo chuẩn nghèo mới áp dụng từ năm 2022 là cao so với mặt bằng của nhiều người dân và mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm, cũng như giảm thời gian đóng hưởng lương thưu từ 20 năm xuống 15 năm.
Mong giảm thời gian đóng để hưởng lương hưu
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh Bưu điện tỉnh Trà Vinh cho biết, trước đây, việc tuyên truyền chính sách của các bộ Bưu điện chủ yếu là phát tờ rơi, hiệu quả thấp, vì thế với định hướng từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyên truyền tại UBND xã phường và mời lãnh đạo cơ sở phát biểu để tạo niềm tin. Cùng với cán bộ bưu điện, cán bộ BHXH cũng đến trực tiếp để tư vấn cặn kẽ, cụ thể về quyền lợi khi tham gia chính sách, tạo sự yên tâm cho bà con.
Đại diện Bưu điện Trà Vinh giới thiệu các mức đóng khi tham gia BHXH tự nguyện.
"Chúng tôi thực hiện phương châm mưa dầm thấm lâu, có sàng lọc, phân loại nhóm đối tượng tượng để mang lại hiệu quả. Đơn cử như tại hội nghị tuyên truyền đầu tháng 11 tại phường 1 mời gần 60 người đến dự, thì có 24 người đang ký tham gia BHXH tự nguyện", ông Nguyễn Minh Tuấn cho hay.
Chia sẻ về khó khăn trong việc vận động bà con tham gia chính sách, ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, người dân tham gia hội nghị tuyên truyền,hầu hết đều mong muốn giảm thời gian tham gia đóng bảo hiểm. Trên tinh thần này, cán bộ cũng cố gắng để tuyên truyền cho bà con về lộ trình giảm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 28 mà cơ quan chức năng đang bàn thảo để người dân yên tâm.
Chia sẻ thực tế từ những tâm tư của cán bộ tiếp xúc với dân từ cơ sở, ông Bùi Quang Huy, Giám đốc BHXH tỉnh Trà Vinh cho biết: Theo thống kê của BHXH tỉnh, có đến 89% số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh chọn mức để đóng là dưới 1,5 triệu đồng, nên việc nâng mức chuẩn nghèo từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng từ năm 2022 đã ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng BHXH tự nguyện.
Bà Nguyễn Thị Bạch Vân vui mừng khi cầm sổ BHXH tự nguyện.
"Năm 2021, tỉnh Trà Vinh có trên 19.500 người tham gia BHXH tự nguyện, sang đầu năm 2022 giảm khoảng 6.000 người. Tuy nhiên, với việc tuyên truyền "mưa dầm thấm lâu", số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng trở lại, dự kiến đến hết năm 2022 nâng lên trên 17.000 người", ông Bùi Quang Huy chia sẻ.
"Khó khăn nhất vẫn là điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn hạn chế. Về cơ bản, sau nhiều đợt tuyên truyền, từ ra quân rầm rộ đến tuyên truyền 1 1, người dân đã nâng cao nhận thức và biết đến BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Do đó, để người dân tham gia, Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm phần đóng và giảm thời gian đóng theo như dự thảo mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về Luật BHXH sửa đổi", ông Bùi Quang Huy chia sẻ.
Lương tối thiểu vùng tăng, lương hưu có tăng theo? Từ ngày 1-7-2022, người lao động được tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% so với mức hiện hành, đồng nghĩa với việc mức đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng. Vậy lương hưu có tăng theo? Ngoài quyền lợi về lương hưu, người lao động đóng BHXH còn nhận được hỗ trợ bảo hiểm y tế, tử tuất, mai táng phí... -...