Ngăn đồng nghiệp đánh nhau sau bữa nhậu tất niên, người đàn ông bị cắn nhập viện
Người đàn ông 43 tuổi được chuyển đến bệnh viện ở TP.HCM trong tình trạng vành tai bên phải bị cắn đứt gần lìa.
Tai nạn xảy ra trong buổi nhậu tất niên công ty.
Theo nguồn tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh nhân là nam giới, 43 tuổi, nhập viện ngày 6/2 với một vết thương ở tai phải.
Khai thác bệnh sử ghi nhận tai nạn xảy ra trong buổi nhậu tất niên của công ty, có sử dụng bia rượu. Hai đồng nghiệp của nạn nhân xảy ra bất đồng nên đánh nhau. Anh chạy vào can ngăn bằng cách ôm người có biểu hiện hung hăng hơn. Hậu quả là người này đã cắn vào tai nạn nhân, khiến anh bị đứt gần hết dái tai bên phải.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật tái tạo dái tai sau khi nhập viện. Hiện tại, vết thương ổn định, diễn tiến thuận lợi. Dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện vào ngày 9/2 (nhằm ngày 30 Tết).
Video đang HOT
Bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vành dái tai. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Tuấn cho biết đây không phải trường hợp hy hữu. Trước đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cắn mất mũi, vành tai do bạn nhậu say, không kiểm soát được hành vi. Tai nạn cũng có thể xảy ra khi người có lòng tốt can ngăn đánh nhau nhưng không đúng cách.
Thực tế, việc giữ chặt hai tay của người đang tham gia ẩu đả có thể khiến họ bực bội và dùng miệng cắn lại người đang giữ tay mình. Do đó, theo bác sĩ Tuấn, cách ngăn hai người ẩu đả là cản không để họ “lao” vào nhau, không được ôm một người lại.
“Có trường hợp bị cắn đứt lìa mũi, tai, môi, da và được tái tạo thành công, nhưng cũng có người phải chịu khiếm khuyết, sẹo xấu suốt đời. Vì vậy, người dân khi uống rượu bia nên chừng mực, bảo vệ sức khỏe của mình và tránh gây tai nạn cho người khác”, bác sĩ khuyến cáo.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi có khối u khoang bên họng xâm lấn nền sọ
Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa phẫu thuật thành công khối u khoang bên họng xâm lấn nền sọ cho bệnh nhi 8 tuổi.
Từ năm 3 tuổi, bệnh nhi N.H.V. (8 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội) được gia đình phát hiện có khối u nhỏ ở góc hàm phải. Trong vòng 5 năm, gia đình đưa bệnh nhi đi khám ở nhiều nơi nhưng đều được chẩn đoán là hạch viêm, chỉ theo dõi chứ không can thiệp.
Tuy nhiên, kích thước "hạch" ngày càng lớn, bệnh nhi sau đó đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và bất ngờ phát hiện bị u khoang bên họng phải.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có khối u lớn vùng cổ bên phải, kích thước khoảng 4x7 cm, cứng chắc, di động ngang, lồi vào thành bên họng kèm triệu chứng viêm mũi họng cấp.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh - Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tái khám cho bệnh nhi.
Bệnh nhi đã được các bác sĩ thăm khám, hội chẩn và xác định là u khoang bên họng phải. PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh - Giám đốc bệnh viện trực tiếp phẫu thuật, điều trị, theo dõi cho bệnh nhi.
Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, vùng khoang bên họng có nhiều cấu trúc mạch máu thần kinh quan trọng, đặc biệt là động mạch cảnh. Đối với trường hợp của bệnh nhi, khối u dính sát động mạch cảnh trong, lan lên nền sọ nên quá trình bóc tách đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chính xác.
Ca mổ kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã bóc tách được trọn vẹn khối u, bảo tồn hệ động mạch cảnh, các dây thần kinh quan trọng và không gây mất quá nhiều máu cho bệnh nhi. Hậu phẫu bệnh nhi tiến triển tốt, sức khỏe ổn định, vết mổ khô, các chức năng và thẩm mỹ vùng cổ mặt được đảm bảo.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh cho biết thêm: Bệnh lý khối u vùng đầu - cổ - mặt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng các bộ phận và thẩm mỹ vùng cổ mặt. Khối u của bệnh nhi là khối u lành tính. Tuy nhiên, khối u kích thước lớn ở một bệnh nhi nhỏ tuổi cũng là một khó khăn cho quá trình gây mê, trong phẫu thuật vẫn có nhiều nguy cơ như: chảy máu, tổn thương mạch máu, dây thần kinh, thủng họng hoặc không lấy hết u...
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh khuyến cáo: Khối u khoang bên họng về cơ bản có 2 loại: lành tính và ác tính (ung thư). Trong đó, khối u lành tính có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật và thường ít tái phát. Khối u ác tính tương đối khó xử lý, ngoài phẫu thuật còn cần điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Việc phát hiện và điều trị sớm cho hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt khi nhận thấy có các khối sưng vùng cổ, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế đúng chuyên khoa uy tín. Bên cạnh đó, người dân nên thăm khám sức khỏe định kỳ do các dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng, khối u thường đã phát triển lớn mới được phát hiện có thể gây những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan. Anh T.Q.A. (39 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương khám vì đau đầu, ù tai một bên, cảm giác trong tai có tiếng ve kêu. Ban đầu, anh cho...