Ngăn dịch tả lợn châu Phi “Nam tiến”: Chốt chặn ở điểm yết hầu
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi với 63 tỉnh, thành phố tổ chức sáng nay (4/3), nhiều địa phương đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng mức hỗ trợ đối với lợn nái, hỗ trợ kinh phí chống dịch cho các địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, hiện Hải Phòng có trên 400.000 đầu lợn, trong đó lợn nái chiếm 10%. Nếu phân tích theo công nghệ chăn nuôi, thì công nghệ cao chỉ 15%, còn lại là chăn nuôi ở trang trại, hộ cá thể.
Nhiều địa phương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng mức hỗ trợ đối với lợn nái, hỗ trợ kinh phí chống dịch cho các địa phương. Ảnh: IT
Đến thời điểm này, tỉnh có 3 huyện, 9 xã, 59 hộ trên 17 thôn đã có lợn nhiễm bệnh. Tổng số lợn phải tiêu huỷ là 1.300 con, tương đương 70 tấn thịt. Nông trại tiêu huỷ nhiều nhất là 600 con.
Thành phố cũng chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Tới nay, thành phố đã chi ngân sách 4 tỷ đồng để mua hoá chất, hỗ trợ các hộ có lợn bị tiêu huỷ.
Ông Tùng kiến nghị Chính phủ bổ sung hỗ trợ cho lợn nái, Hải Phòng đề xuất tăng gấp đôi hỗ trợ cho lợn nái vì giá thị trường hơn 100 đồng/kg.
Chính phủ đồng ý tăng mức hỗ trợ 1,5-1,8 lần đối với lợn nái, hỗ trợ 80% đối với lợn con. Ảnh: IT
Đồng tình về vấn đề hỗ trợ kinh phí, ông Nguyễn Hồng Diên – Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết: “Chúng tôi chủ trương hỗ trợ tiêu huỷ lợn ở mức cao nhất là 38.000 đồng/kg. Và đến nay, các ổ dịch đã qua 25 ngày nhưng không có phát sinh, điều đó chứng tỏ nếu chúng ta quyết tâm cao trong công tác phòng chống dịch thì sẽ hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh”.
Ông Diên kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để xét nghiệm mẫu, phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, kinh doanh thịt lợn vì Thái Bình là tỉnh có quy mô chăn nuôi lớn. Đồng thời hỗ trợ kinh phí chống dịch tại các địa phương, vì để tìm kiếm nguồn hỗ trợ lợn tiêu huỷ gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Chính phủ cần nghiên cứu cơ chế để giữ lại trạm thú y các huyện, bởi vai trò của hệ thống thú y trong phòng, chống dịch bệnh là rất lớn.
Do chênh lệch giá heo hơi giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc nên đã có số lượng lớn lợn được nhập vào TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ từ miền Bắc, miền Trung. Để tránh dịch lây lan theo chiều rộng, đại diện TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh trong quá trình luân chuyển lợn từ Bắc vào Nam tại các tuyến đường độc đạo, yết hầu như đèo Hải Vân, duyên hải miền Trung. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của TP.HCM cũng đã xử lý 3 trường hợp vận chuyển heo trái phép từ Thái Bình, Hưng Yên… vào các lò mổ.
Về các giải pháp ngăn chăn dịch, ông Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y đề nghị giữ nguyên hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, đồng thời tăng cường năng lực, nhân lực vật lực cho ngành thú y.
Ông Hào đề nghị tiếp tục tăng cường giám sát buôn lậu thịt và các sản phẩm từ thịt lợn, xử lý kịp thời các cá nhân tổ chức cố tình vi phạm.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương có dịch, đặc biệt làm tốt khâu tiêu hủy lợn dịch, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan.
Hệ thống chính trị, các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước luôn sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, tăng cường truyền thông cho người chăn nuôi, vận chuyển buôn bán để họ chung tay phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ người dân chăn nuôi phù hợp với giá cả thị trường, để người chăn nuôi không bị thiệt thòi.
Trước những kiến nghị của các địa phương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để công tác phòng chống dịch có hiệu quả không thể chỉ một vài bộ ngành, địa phương vào cuộc mà cần toàn bộ hệ thống chính trị, các bộ ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt.
Yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố lên kịch bản phòng chống dịch đồng bộ hiệu quả, chịu trách nhiệm ngăn chăn dịch, chủ động xây dựng nguồn lực, nhân lực, kinh phí để phòng chống dịch hiệu quả. Đồng thời tăng cường vai trò, năng lực hệ thống thú y địa phương.
Về hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và các bộ liên quan soạn thảo văn bản chi tiết gửi Chính phủ phương án hỗ trợ, theo hướng tăng gấp 1,5-1,8 lần đối với lợn nái, hỗ trợ 80% đối với lợn con, hỗ trợ đối với cả dịch bệnh tai xanh, dịch bệnh lở mồm long móng.
Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành địa phương liên quan phân bổ kinh phí, đồng thời các địa phương chủ động sử dụng kinh phí tại chỗ của địa phương nhằm hỗ trợ kịp thời cho công tác phòng chống, hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ NNPTNT thị sát vùng dịch tả lợn châu Phi ở Hải Phòng
Chiều 2/3 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Cục Thú y có buổi kiểm tra làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng. Tháp tùng đoàn công tác của Bộ còn có Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng.
Đoàn công tác có mặt kiểm tra, thăm hỏi, động viên hộ anh Vũ Văn Quyết, trú tại thôn 2, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Hộ anh Quyết là 1/37 hộ có lợn phải xử lý tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) với số lượng 30 con.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trực tiếp thị sát công tác chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng.
Anh Vũ Văn Quyết chia sẻ "Hộ anh có nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi lợn từ những năm 2009 đến nay. Việc duy trì sản xuất cũng nhờ vào sự hỗ trợ vốn của ngân hàng nông nghiệp, phát triển nông thôn huyện. Từ ngày chăn nuôi cũng chưa bao giờ gặp dịch hay tổn thất lớn như đợt dịch này. Ước tính thiệt hại của gia đình lên tới hơn 100 triệu đồng".
Một điều đáng tiếc nữa là hộ anh Quyết là điểm cung cấp giống lợn cho các hộ chăn nuôi lợn xung quanh. Trong khoảng thời gian dài chờ tái đàn lợn, hộ anh Quyết sẽ chuyển hướng cải tạo chuồng nuôi sang chăn nuôi gà, vịt, tận dụng mặt nước nuôi cá để có nguồn thu nhập.
TP Hải Phòng đã lập các chốt chặn để ngăn việc vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch.
Tính đến ngày 2.3, địa bàn TP.Hải Phòng có 37 hộ nhiễm DTLCP ở 2 huyện Thủy Nguyên gồm các xã Chính Mỹ, Liên Khê, Lưu Kiến, Đông Sơn, Thủy Đường và xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy tại các đợt từ ngày 23.2 - ngày 1.3 là 424 con.
Thay mặt đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường động viên hộ anh Vũ Văn Quyết ( 1 trong số hộ phải tiêu hủy nhiều lợn nhất đến thời điểm kiểm nói trên sau hộ anh Vũ Văn Đạt tại xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên là 35 con).
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trên nhiều tỉnh thành và diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy, Hải Phòng đã rất quyết liệt và hướng dẫn người dân chăn nuôi xử lý rất tình huống rất tốt khi có dịch bệnh. Cụ thể vệ sinh khu chuồng nuôi, đường làng ngõ xóm đều được hướng dẫn và xử lý đúng qui định và tuyệt đối tuân thủ không tái đàn tự phát. Khi cơ quan chuyên môn công bố tuyệt đối an toàn, không còn nguy cơ tái dịch người chăn nuôi mới tái đàn lợn tránh nguy cơ rủi ro và thất thoát về kinh tế.
Các hộ dân đang xử lý tiêu độc khủ trùng môi trường bằng vôi bột.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan, khâu tiêu hủy lợn nhiễm bệnh vô cùng quan trọng. Bộ trưởng nhấn mạnh áp phải dụng biện pháp tiêu hủy tập trung tại chỗ tránh lây lan. Người dân tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tuân thủ những qui trình như: Việc đào hố chôn lấp phải đúng theo khuyến cáo của OIE sâu 3 mét, sử dụng vải bạt hoặc nilon bao xung quanh và sử dụng vôi cục, sau đó mới được đưa lợn chết xuống.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường động viên người chăn nuôi yên tâm về chính sách hỗ trợ và đề nghị Hải Phòng bằng nhiều kênh nhiều nguồn khác nhau sớm có chính sách hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy để ổn định tâm lý người chăn nuôi đồng thời tạo điều kiện cho các hộ có lợn bị tiêu hủy yên tâm chuyển hướng sinh kế mới. Hiện, Bộ NN-PTNT đang đề xuất Chính phủ và các Bộ ngành sớm ban hành các chính sách hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi ngoài Nghị định 02 của Chính phủ.
Cũng có mặt trong buổi làm việc cùng ngày, ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết: Một số hộ dân bị tiêu hủy lợn ngày 22.2 vừa qua, đến nay đã nhận được tiền hỗ trợ theo NĐ 02 của Chính phủ là 38.000 đồng/kg hơi. Các hộ dân có lợn phải tiêu hủy tiếp theo cũng sẽ sớm nhận được hỗ trợ trong thời gian tới.
Còn theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm có kiến nghị về chính sách hỗ trợ đối với những hộ phải tiêu hủy lợn, không áp dụng cào bằng. Cụ thể lợn nái hỗ trợ tăng thêm 1,8 - 2 hệ số so với mức hỗ trợ chung hiện nay.
Được biết, Hải Phòng là địa phương thứ 3 trong 7 tỉnh, thành cả nước xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi với ca nhiễm đầu tiên được công bố ngày 22.2.2019 tại xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Xem xét tăng hỗ trợ tiêu hủy lợn bị ASF Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan ra diện rộng, tại cuộc họp khẩn tìm giải pháp phòng chống bệnh, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu, đề xuất sửa giá dịch vụ hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh để người dân chủ động khai báo khi có dịch, thay vì...