Ngăn chặn ung thư vú bằng thực phẩm
Một trong tám phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư vú trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa căn bệnh chết người này bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh và tăng cường bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống.
Phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể sớm phát hiện ung thư vú – Ảnh: Shutterstock
Rau bina
Đây là loại rau chứa nhiều đặc tính giúp chống lại ung thư vú do những lợi thế sau: dồi dào chất chống oxy hóa có tên gọi lutien, đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế các tế bào ung thư vú và ngăn chặn nó lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể; giàu carotenoid và zeaxanthin có thể giúp loại bỏ các phân tử không ổn định từ cơ thể.
Cà chua
Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết cà chua có chứa lycopene – chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú cũng như ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư khác phát triển trong các cơ quan như phổi hoặc nội mạc tử cung.
Nghệ
Nghệ được biết đến có chứa chất gọi là curcumin có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư như ung thư da, phổi, vú và ung thư đường tiêu hóa. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra curcumin trong củ nghệ ngăn chặn sự lây lan của ung thư vú đến các khu vực khác đồng thời còn có thể giúp sửa chữa những DNA bị hỏng do bức xạ.
Lựu
Nghiên cứu cho thấy ăn lựu có thể ngăn ngừa ung thư. Lý do, lựu chứa polyphenol – một dạng axit ellagic được biết đến với đặc tính chống oxy hóa rất mạnh giúp ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư ở khu vực vú.
Cá hồi
Do chứa axit béo omega-3 và các thành phần dinh dưỡng khác, tiêu thụ cá hồi có thể giúp làm chậm sự tăng trưởng của khối u ung thư. Ngoài ra, ăn cá hồi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch do nó chứa phức hợp vitamin nhóm B và D. Các yếu tố này giúp điều hòa sự phát triển các tế bào và ngăn chặn sự khởi phát hoặc tiến triển của bệnh ung thư. Cá hồi còn là nguồn protein nạc vô cùng tuyệt vời.
Tỏi
Tỏi giúp ngăn ngừa ung thư vú theo những cách khác nhau. Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp tăng tốc độ sửa chữa DNA cũng như giúp tiêu diệt các tế bào ung thư gây ra bệnh ung thư vú cũng như dạ dày, đại tràng, miệng và các hình thức khác của bệnh ung thư.
Quả việt quất
Loại quả mọng này giàu vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất. Chất phytochemical có trong quả việt quất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư vú; trong khi đó chất chống oxy hóa axit ellagic được biết với đặc tính làm chậm sự tăng trưởng của khối u cũng như giúp tiêu diệt các chất gây ung thư.
Video đang HOT
Hạt lanh
Hạt lanh chứa hàm lượng lignin có thể bảo vệ các tế bào bị ảnh hưởng bởi ung thư gây ra. Dầu hạt lanh còn chứa các axit béo omega-3 có thể giúp tạo ra một lá chắn bảo vệ khỏi bệnh ung thư.
Bông cải xanh tốt cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa một số thành phần đặc biệt có thể giúp chống lại ung thư như: indole-3-carbinol. Hóa chất này đóng vai trò chuyển đổi estrogen gây ung thư thành estrogen khỏe mạnh, giúp bảo vệ cơ thể cũng như giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác như tuyến tiền liệt, ung thư hạch, bàng quang và thậm chí cả ung thư phổi.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa axit béo lành mạnh như omega-3 có thể giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và làm giảm sự tăng trưởng của khối u ung thư.
Chiết xuất hạt nho
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra chiết xuất của hạt nho có thể giúp ức chế aromatase, ngăn chặn sự hình thành của ung thư. Theo Myhealthtips, chiết xuất từ hạt nho cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Đậu
Một chế độ ăn nhiều đậu có thể làm tăng nồng độ axit béo butyrate. Đây chính là dưỡng chất quan trọng giúp giảm thiểu và ngăn chặn sự phát triển ung thư. Bằng chứng khoa học cũng đã chứng minh đậu phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở chuột.
Nấm
Nấm có khả năng làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào khối u ung thư vú bằng cách kiểm soát aromatase. Đây là chất có liên quan đến việc thúc đẩy khối u ung thư vú.
Quế
Không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mang lại vị ngon cho món ăn, quế còn phát huy công dụng trong việc ngăn chặn các khối u phát triển lan rộng.
Ngọc Khuê
Theo TNO
Các bệnh không nên ăn gừng
Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể khỏi các độc tố và các gốc tự do, giúp làm giảm cân.
Gừng còn có nhiều lợi ích khác nữa. Song cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng.
Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:
- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.
- Đang bị khối u
Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.
- Viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.
- Khi bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.
- Bị sỏi mật
Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
- Khi bị trĩ, xuất huyết
Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.
- Khi bị huyết áp cao, bệnh tim
Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.
- Khi mang thai
Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.
- Khi thân nhiệt cao
Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.
- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da
Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.
- Quá trình dị ứng
Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.
- Sự tương tác thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.
Theo SKDS
Bệnh nhân ung thư vú không nên bật đèn khi ngủ Ánh sáng yếu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tamoxifen, một loại thuốc điều trị ung thu vú phổ biến trên thế giới. Ánh sáng yếu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tamoxifen, một loại thuốc điều trị ung thu vú phổ biến trên thế giới. Một nghiên cứu của Đại học Y khoa New Orlean, Mỹ vừa cho biết, bệnh...