Ngăn chặn tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới Cao Bằng
Trong thời gian vừa qua tình hình công dân của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận đi sang Trung Quốc lao động trái phép có xu hướng ngày một gia tăng.
Tỉnh Cao Bằng có đường biên giới dài hơn 333km, có nhiều cửa khẩu, các lối mở và đường mòn đi sang Trung Quốc, vì vậy tình trạng công dân đi lại khu vực biên giới rất phức tạp, khó quản lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn người dân vượt biên trái phép gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, ngăn chặn việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài trái phép (từ ngày 1-5-2020 đến ngày 31-7-2020), Công an Cao Bằng đã triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện, biện pháp và thụ lý điều tra, khởi tố hàng chục vụ, hàng chục bị can về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”. Trong đó, đã nắm chắc tình hình, phát hiện, phối hợp đưa người nhập cảnh (kể cả nhập cảnh trái phép) vào các khu vực cách ly phòng, chống dịch COVID-19.
Đối tượng Cam Thị Cảnh tại cơ quan Công an.
Để thực hiện hiệu quả đợt cao điểm, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng thường xuyên nắm chắc tình hình; tổ chức tuần tra, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, khu vực biên giới, các cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những đối tượng, đường dây tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Video đang HOT
Công an các địa phương tham mưu với chính quyền địa phương có kế hoạch, phương án ứng phó kịp thời trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép phát hiện nghi nhiễm/nhiễm COVID-19 để phòng, chống dịch.
Nổi bật là Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh và Đồn Biên phòng Ngọc Côn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã phối hợp chặt chẽ tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền và tổ chức cho nhân dân ký cam kết không tiếp tay, không tham gia dẫn đường cho tội phạm. 2 lực lượng đã đấu tranh nhiều chuyên án, bắt, khởi tố, điều tra làm rõ 4 vụ, 8 đối tượng. Qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, khởi tố, xử lý trên 10 vụ án về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” và tiếp nhận nhiều tin báo tố giác tội phạm, khởi tố mới 3 vụ về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”. Trong đó Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can đã đưa trót lọt nhiều người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc trong khoảng thời gian tháng 4-2020 và thu lời bất chính.
Qua thực tiễn điều tra các vụ án tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh và trốn ra nước ngoài trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các đối tượng là người tổ chức chủ yếu thường rủ rê, lôi kéo đưa người trốn sang Trung Quốc lao động làm thuê, tuy nhiên trong một số vụ việc, vụ án đã phát hiện được hành vi của tội phạm khác như mua bán người, lừa đảo, chiếm dụng tài sản…
Cùng với công tác đấu tranh, công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn cũng được lực lượng Công an thắt chặt. Hiện nay, Công an tỉnh tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng chủ động nắm tình hình khu vực biên giới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép kết hợp với thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
Lợi dụng dự án du lịch mua bán động vật hoang dã quý hiếm
Cụm đảo Hòn Khoai được đối tượng sử dụng như một địa điểm tập kết động vật hoang dã sau khi vận chuyển trái phép từ nước ngoài về bằng đường "tàu cá", sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ đưa đi tiêu thụ.
Tê tê tang vật bị Bộ đội Biên phòng Cà Mau bắt giữ của doanh nghiệp Hải Đăng (ảnh Lê Khoa)
Ngày 2.8, Sở Kế hoạch Đầu tư Cà Mau cho biết đã chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH Hải Đăng, doanh nghiệp gây nuôi động vật hoang dã để làm du lịch, nhưng thực tế không phát triển du lịch mà đem động vật hoang dã đi tiêu thụ trái pháp luật.
Vào năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Hải Đăng (có địa chỉ tại số 110, đường Ngô Quyền, Phường 1, TP. Cà Mau, do ông Trần Quý làm Giám đốc) nhằm thực hiện dự án gây nuôi động vật hoang dã tại Hòn Sao và Hòn Đồi Mồi gắn với phát triển du lịch khám phá thiên nhiên, biển đảo.
Lực lượng Biên phòng bắt giữ Tê Tê của doanh nghiệp Hải Đăng (ảnh Lê Khoa)
Tuy nhiên, qua thời gian dài, đơn vị này không có sự đầu tư về hạ tầng, chủ yếu gây nuôi động vật hoang dã, nhưng không hiệu quả và có dấu hiệu mua bán trái phép động vật hoang dã.
Tối ngày 20.1.2018, lực lượng Biên phòng Cà Mau phát hiện phương tiện đi từ hướng biển vào đến cửa biển Kinh Năm Ô Rô (ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) có biểu hiện nghi vấn, nên tiến hành kiểm tra.
Qua kiểm tra đã phát hiện trên phương tiện nêu trên có 35 bao nilon chứa 114 cá thể tê tê còn sống (mỗi con nặng từ 3 - 10kg) với tổng trọng lượng gần 800kg, cùng 15 thùng xốp bên trong chứa vảy tê tê khô có tổng trọng lượng khoảng 300kg. Số hàng hóa này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, số lượng, trọng lượng và các thủ tục được phép vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Qua quá trình điều tra, phát hiện có nhiều dấu hiệu liên quan đến ông Trần Quý, nên ngay sau đó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã đã cấp cho Công ty TNHH Hải Đăng (do ông Trần Quý làm Giám đốc).
Sự vụ sau đó được khởi tố, điều tra và trong tháng 5.2020. Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên bị cáo Trần Quý 13 năm tù giam và phạt bổ sung 100 triệu đồng cho vai trò người tổ chức hoạt động vận chuyển trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.
Theo bản án, Trần Quý là một mắt xích quan trọng, đầu mối chuyên hỗ trợ các đối tượng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép từ nước ngoài về Việt Nam. Trong đó, cụm đảo Hòn Khoai được đối tượng sử dụng như một địa điểm tập kết động vật hoang dã sau khi vận chuyển trái phép từ nước ngoài về bằng đường "tàu cá", sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ đưa đi tiêu thụ.
Vụ dự án người Ơđu: Khởi tố Quyền Trưởng phòng Ban Dân tộc tỉnh và lãnh đạo một doanh nghiệp Trưa 31/7, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An ra các quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo đó khởi tố 3 bị can gồm: Nguyễn Tâm Long - Quyền trưởng phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty...