Ngăn chặn tình trạng xuất cảnh trái phép ở Bắc Cạn
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn, hàng nghìn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc với hy vọng kiếm việc làm có thu nhập cao.
Kết quả, phần lớn phải trốn chui, trốn lủi, bị quỵt tiền lương, bị nhà chức trách bắt giam, có người bị chết. Tỉnh Bắc Cạn cần sớm có giải pháp ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Trở về sau những ngày bị tạm giam ở Trung Quốc, bà Hoàng Thị Thơi, thôn Bản Ó, xã Xuân Lạc, huyện Chợ ồn đã bỏ hẳn ý định xuất cảnh trái phép.
Trở về nhà đã hơn một năm nhưng bà Hoàng Thị Thơi, thôn Bản Ó, xã Xuân Lạc, huyện Chợ ồn vẫn ám ảnh về những ngày lao động trái phép ở Trung Quốc. Bà Thơi cho biết, nhà nghèo, không có việc làm ổn định, nghe một số người tuyên truyền, bà vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Công việc bà làm là lắp ráp công-tơ điện, chỗ ăn, chỗ nghỉ tạm bợ. Ban đầu, chủ lao động Trung Quốc trả lương đầy đủ, vài tháng sau thì không trả, bản thân bà bị công an Trung Quốc tạm giam, trao trả về nước. Riêng ở Xuân Lạc, có tới 11 người như bà Thơi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, bị bắt giam, trao trả về nước, có người làm hằng năm trời không nhận được đồng lương nào.
Cũng mong giấc mộng đổi đời, anh Phương Văn Quán, xã Ân Tình, huyện Na Rì khấp khởi lên đường xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, qua đường biên giới ở Cao Bằng. Sang làm công việc nặng nhọc được ba hôm thì anh Quán bị bắt, nhà chức trách nước bạn đưa ra tòa án xét xử, buộc nhận án tù giam. Anh Quán cho biết, không chỉ riêng anh, ở các xã Lạng San và Ân Tình còn có tám người khác vừa được thả về từ Trung Quốc sau gần một năm bị bắt giam. ể được về nhà, nhiều gia đình phải bán trâu, bò, lợn, dê… vay mượn họ hàng, nộp cho “cò mồi” gần 17 triệu đồng mới đưa được người thân về.
Tại huyện Ngân Sơn, năm 2016, chỉ có 82 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thì năm 2017 tăng lên 246 người; sáu tháng đầu năm 2018 có hơn 180 trường hợp. Trong hai năm 2017 và 2018, 10 trường hợp bị bắt, sau đó trao trả về nước, số còn lại vẫn chưa có thông tin. Phó trưởng Công an huyện Ngân Sơn Lý Văn Thùy cho biết, đi lao động “chui” tại Trung Quốc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đi trái phép như vậy tiềm ẩn rủi ro như: bị bắt, nộp phạt, không trả lương. Việc lao động trái phép bên nước bạn chủ yếu là công việc thủ công, thu nhập thấp, bị bóc lột sức lao động, khi về nước, kinh tế của người dân cũng không khá hơn.
Ở thôn Bản Ruồi, xã ức Vân, huyện Ngân Sơn, phần lớn các hộ đều có người xuất cảnh trái phép. Trung bình mỗi năm ở ức Vân có tới hơn 60 người đi lao động trái phép ở nước ngoài nhưng xã không ngăn chặn được. Chủ tịch UBND xã ức Vân Lương Văn Luận cho biết, xã cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhưng hiệu quả không cao. Nhiều người về, khi được vận động đều hứa sẽ không đi nữa, nhưng một thời gian sau lại đi tiếp. Nhiều trường hợp bị bắt giữ, gia đình khánh kiệt vì vay mượn làm thủ tục chuộc người thân.
Video đang HOT
Trước tình hình trên năm 2014, Bắc Cạn ban hành Chỉ thị số 07 về tăng cường đấu tranh, ngăn chặn người địa phương xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động. Phó trưởng Phòng Bảo vệ chính trị Hoàng Khắc Thịnh cho biết, toàn tỉnh tổ chức 5.969 buổi tuyên truyền cho 256.344 lượt người về việc không tham gia xuất cảnh trái phép. Công an tỉnh khởi tố bốn vụ, sáu đối tượng về hành vi “Tổ chức đưa người khác trốn ra nước ngoài” theo Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã ngăn chặn ba vụ với 66 người đang trên đường xuất cảnh trái phép. Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính hành vi xuất cảnh trái phép đối với 39 người. Công an tỉnh phối hợp Công an tỉnh Lạng Sơn xử lý một đối tượng ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đến huyện Na Rì môi giới, lôi kéo người dân xuất cảnh trái phép. Riêng sáu tháng đầu năm 2018, Công an tỉnh Bắc Cạn đã phát hiện, điều tra hai đối tượng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết số lao động “chui” sang Trung Quốc làm ăn đều có tình cảnh chung là gia đình khó khăn, trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết, chưa nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn khi đi lao động phía bên kia biên giới. Thu nhập của một bộ phận người dân còn thấp, thiếu ổn định. Lúc nông nhàn, một số lượng lớn người lao động có nhu cầu tìm việc làm, do đó dễ trở thành đối tượng bị lôi kéo, dụ dỗ.
Tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động ở Bắc Cạn luôn có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho quản lý về nhân khẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, ổn định chính trị, xã hội ở địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động chưa đến được với người đi xuất cảnh trái phép, trong khi, công tác tạo việc làm ổn định cho người dân chưa thật sự hiệu quả. Tỉnh Bắc Cạn cần có giải pháp hữu hiệu, nhất là tạo sinh kế bền vững cho người dân để ngăn chặn tình trạng này, tránh để xảy ra việc bị các phần tử xấu lợi dụng, gia tăng các hoạt động chống phá, gây mất an ninh chính trị.
Bài và ảnh: TUẤN SƠN
Theo nhandan
Bắc Cạn đưa điện về nông thôn
Với hàng nghìn thôn, bản chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, tỉnh Bắc Cạn xác định đưa điện lưới quốc gia đến với đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị, tạo nền tảng phát triển kinh tế, xã hội.
Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, khắc phục khó khăn, dựng cột, kéo dây đưa điện vượt núi lên bản. Nhờ đó, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện nâng lên hơn 97% vào năm 2018. Có điện, đời sống nhân dân đã đổi thay.
Công nhân iện lực huyện Pác Nặm kiểm tra hệ thống điện cho người dân thôn Thôm Niêng, xã Cổ Linh.
iện về bản
Con đường dốc đứng dẫn chúng tôi đến thôn Thôm Niêng, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm. Từ thôn có thể thấy con đường vào trung tâm xã như sợi chão cánh thợ rừng bỏ quên, vắt chùng chình sườn núi. Những năm trước, đồng bào Mông ở Thôm Niêng chìm trong nghèo đói, tăm tối vì thiếu điện, chỉ thắp đèn dầu. Một số hộ góp tiền mua máy điện nước loại nhỏ nhưng điện phập phù vì thiếu nước, muốn xay ngô làm mèn mén phải đi hàng chục cây số xuống trung tâm xã. Năm 2017, tỉnh Bắc Cạn đầu tư vốn dựng cột, kéo dây đưa điện về bản, lắp đồng hồ đo điện, bảng điện, bóng tiết kiệm miễn phí cho từng nhà. Ánh sáng điện bừng lên ở Thôm Niêng.
Anh Sùng Văn Lầu, người dân trong thôn cho biết, không có điện, tối về người dân cũng chẳng dám đi đâu, trẻ con không học được bài. Giờ có điện, xem được ti-vi, học được nhiều cái mới, như: dùng bóng sợi đốt thắp sưởi cho đàn trâu, bò và gia cầm. Do vậy, vào mùa đông, không còn gia súc, gia cầm chết rét, gia đình nuôi được quanh năm, mỗi năm cho thu nhập vài chục triệu đồng. Trưởng thôn Ma Thế Vinh cho biết, điện về, 63 hộ trong thôn đã mua sắm ba máy xay xát gạo; mỗi hộ có một máy thái chuối, một máy tẽ ngô giúp dễ dàng phát triển chăn nuôi, bình quân mỗi hộ có hai con trâu,
ba con lợn, đời sống khấm khá hẳn lên.
iện về giải phóng sức lao động khi chạy máy xay xát, xẻ gỗ, tẽ ngô... giúp phát triển dịch vụ. Chị ặng Thị Vin, thôn Bản Cám 1, xã Cao Thượng (Ba Bể) cho biết, nhà ít ruộng, khi chưa có điện, lúc nông nhàn chỉ kiếm củi, làm thuê mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Có điện về, chị vay hơn 50 triệu đồng đầu tư mở cơ sở xay xát gạo, trung bình mỗi tháng thu hai triệu đồng, phụ phẩm tận dụng để chăn nuôi, nhờ đó đã thoát nghèo. Theo Bí thư ảng ủy xã Cao Thượng Nguyễn Văn Duy, xã có 15 thôn với 800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. iện lưới đã về tới tất cả các thôn với hơn 85% số hộ được sử dụng. Có điện, người dân chạy được máy hàn, máy bắn tôn để lợp nhà bằng tôn vững chãi thay cho mái lá, phi-bờ-rô xi-măng dễ hỏng trước đây. Con em trong bản thuận lợi trong học tập, giáo viên ở phân trường soạn giáo án trên máy tính thay vì phải chờ cuối tuần về nhà làm hoặc thắp đèn dầu soạn tay.
ưa điện về thôn, bản vùng cao ở Bắc Cạn là một kỳ công khi các thôn chon von trên sườn núi. Công nhân phải dùng pa-lăng, sức người kéo từng cây cột, máy biến áp lên đỉnh, dùng súng bắn dây để "vắt" được dây điện lên cột giữa hai quả núi. Giám đốc iện lực Pác Nặm Nghiêm Văn Khanh cho biết, chi phí hoàn thành 1 km đường điện ở vùng cao này tương đương hơn 3 km đường điện ở các tỉnh miền xuôi. ó là chưa tính tới công sức của công nhân, nhiều người bị thương trong quá trình vận chuyển vật liệu lên núi bằng vai và tay. Nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng đã nâng lên gần 87% với 6.073 hộ.
Năm 2013, Bắc Cạn được đầu tư gần 300 tỷ đồng triển khai dự án đưa điện về thôn, bản vùng cao chưa có điện với suất đầu tư trung bình 60 triệu đồng/hộ. Sau gần 5 năm triển khai, dự án lắp mới 99 trạm biến áp ba pha 35/0,4 kV có tổng công suất 3.798,5 kVA; hơn 239 km đường dây 35 kV. Dự án đã đưa điện đến 149 thôn, bản với 5.268 hộ dân thuộc 57 xã và một thị trấn ở bảy huyện, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lên hơn 97%. Năm 2018, tỉnh tiếp tục đầu tư hơn 320 tỷ đồng thực hiện dự án cấp điện cho 3.524 hộ dân ở 120 thôn, bản của 41 xã, thị trấn thuộc bảy huyện với suất đầu tư trung bình 120 triệu đồng/hộ. Dự án xây dựng hơn 691 km dây trung áp 35 kV, dây hạ áp; lắp 73 trạm biến áp với công suất 2.929,5 kVA; lắp mới miễn phí 3.524 công-tơ; kéo 193 km dây sau công-tơ. Bắc Cạn phấn đấu, đến 2020, nâng tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lên hơn 98%.
Hỗ trợ người dân
ưa điện về thôn, bản vùng cao ở tỉnh Bắc Cạn không có hiệu quả kinh doanh đối với ngành điện. Nhiều thôn chỉ có khoảng 20 hộ, sản lượng tiêu thụ điện nhỏ, không có lãi bù chi phí xây lắp. Nhiều hộ khó khăn về chi phí sử dụng dù điện đã tới tận nhà. Giám đốc iện lực Ba Bể Tráng Quây Dũng cho biết, khi điện về đến thôn, chúng tôi triển khai miễn phí việc kéo dây, lắp đặt công-tơ, bảng điện, bóng điện thắp sáng cho từng hộ. ồng thời, cán bộ, công nhân kỹ thuật hướng dẫn cụ thể cho người dân về quy trình sử dụng điện an toàn. Từ năm 2014 đến nay, iện lực tỉnh Bắc Cạn đã lắp miễn phí công-tơ, bảng điện, bóng điện cho 5.286 hộ dân.
Bắc Cạn triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 46 nghìn đồng/tháng, tương đương 30 kW giờ, tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc một. Hằng quý, người dân nhận tiền hỗ trợ tại trụ sở UBND xã. Năm 2016 - 2017, tỉnh đã hỗ trợ hơn 80 nghìn lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội với số tiền hơn 17 tỷ đồng; năm 2018, tiếp tục hỗ trợ gần 13 tỷ đồng.
Nhận thấy, người dân rất vất vả khi phải đến tận chi nhánh iện lực huyện để nộp tiền điện, Công ty iện lực Bắc Cạn triển khai thu tiền điện tập trung tại xã. Theo đó, vào dịp chợ phiên các xã, cán bộ điện lực mang hóa đơn đến điểm thu bố trí tại chợ thu tiền điện cho dân. ơn vị ký kết, phối hợp Bưu điện, Viettel Bắc Cạn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tổ chức thu tiền điện tại các điểm bưu điện văn hóa xã, tận thôn. Với hơn 240 điểm thu tiền điện tại 122 xã, phường, thị trấn, người dân rút ngắn thời gian, chi phí đi lại. Trưởng thôn Bản Cám 1 (xã Cao Thượng, huyện Ba Bể) Triệu Văn Xiên cho biết, thôn có 15 hộ nghèo, nhờ được hỗ trợ mà tất cả các hộ đều được sử dụng điện, thuận lợi phát triển kinh tế hộ. Tại thôn có điểm thu tiền điện tập trung, hằng tháng, cán bộ điện lực xuống thu, người dân rất phấn khởi vì không còn phải đi xa hàng chục km để nộp nữa.
Công ty iện lực Bắc Cạn quán triệt, chỉ đạo và kiểm tra sát sao iện lực các huyện thực hiện tốt các giải pháp vận hành thông suốt lưới điện đến thôn, bản vùng cao. Các đơn vị bố trí phương thức vận hành hợp lý, cán bộ, công nhân theo dõi từng xã, thôn cụ thể để tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất, ngăn chặn, xử lý kịp thời hiện tượng bất thường, hằng tháng vệ sinh, xử lý toàn bộ các tiếp xúc trên lưới điện, phát quang hành lang tuyến; hướng dẫn nhân dân quy trình sử dụng điện an toàn.
Giám đốc Công ty iện lực Bắc Cạn Dương Quang Sơn cho biết, việc đưa điện đến thôn, bản ở Bắc Cạn gặp nhiều khó khăn khi địa hình, thời tiết phức tạp; những khu vực chưa có điện lại chưa có đường cho nên thi công chủ yếu là thủ công. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng còn chậm, phải sửa đổi, bổ sung phương án, nắn tuyến nhiều do chưa có quy hoạch chi tiết. Công ty phối hợp chặt chẽ với tỉnh để sớm hoàn thành dự án cấp điện cho các thôn, bản còn lại; bố trí mỗi năm từ 30 đến 50 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng lưới điện. Chúng tôi xác định, đưa điện đến thôn, bản vùng cao là nhiệm vụ chính trị, không vì mục đích kinh doanh. ồng thời, tiếp tục tăng cường hỗ trợ lắp miễn phí công-tơ, bảng điện, bóng đèn thắp sáng cho nhân dân.
Bài và ảnh: TUẤN SƠN
Theo nhandan
"Đồng bào mình không còn nghe kẻ xấu vượt biên trái phép nữa!" Một buổi chiều tháng 8, dẫn chúng tôi đến thăm những gia đình từng có người vượt biên trái phép trong bon, già làng Điểu Lố tự hào khoe rằng: "Hơn 10 năm nay, trong bon này không còn ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép nữa, ai cũng tập trung làm kinh tế, chăm lo co con cái học hành...