Ngăn chặn ‘tín dụng đen’ tiếp cận công nhân
Ngày 12/8, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký Công văn số 4757/TLĐ-TG đề nghị tổ chức công đoàn các cấp hỗ trợ công nhân và người lao động không sa vào, mắc bẫy “ tín dụng đen”.
Hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức. Ảnh minh họa.
Công văn nêu rõ: Thời gian qua, lợi dụng khó khăn về tài chính của công nhân lao động cả nước, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như: dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả gọn.
Hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao). Tổ chức đại diện cho người lao động Việt Nam khẳng định, đó là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân dân, trong đó có công nhân lao động.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” còn có thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ công đoàn nhằm gây sức ép, đòi nợ công nhân lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện thông tin cơ sở, mạng xã hội… đẩy mạnh tuyên truyền để công nhân lao động biết, cảnh giác và tố giác; không để “tín dụng đen” tiếp cận công nhân lao động.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng SeaBank (ảnh minh họa).
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Tổng Liên đoàn với Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeaBank, Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam và các đối tác khác, các cấp công đoàn chủ động kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho họ.
Video đang HOT
Công đoàn các cấp phổ biến rộng rãi tới công nhân lao động về gói vay 20.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần tìm hiểu kỹ về gói vay và kết nối đầu mối cho vay giúp công nhân lao động, để họ không phải tìm đến “tín dụng đen”.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng yêu cầu các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, không để chúng thâm nhập vào nhóm công nhân lao động.
10 kiến nghị lớn của người lao động gửi lên Thủ tướng
Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 4.500 công nhân lao động tại Bắc Giang sáng 12/6, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã báo cáo với người đứng đầu Chính phủ 10 nhóm vấn đề lớn mà công nhân, người lao động kiến nghị.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước", Chương trình gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động ngày hôm nay là dịp để Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, truyền thông điệp động viên, khích lệ công nhân lao động cả nước, phát huy truyền thống, vượt mọi khó khăn, chung sức, đồng lòng thi đua lao động sản xuất với năng suất cao hơn, chất lượng tốt. Từ đó góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện khát vọng dân tộc.
Qua tìm hiểu trực tiếp, nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, thu thập ý kiến trên hệ thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội của công đoàn, đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước đối với 126 vấn đề gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất tập trung chủ yếu xung quanh 10 nhóm vấn đề lớn như sau:
Về tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc lắng nghe, đối thoại, chia sẻ với công nhân lao động để hiểu nhau và cùng trách nhiệm lo toan. (Ảnh: LĐO)
Việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hệ quả là công nhân không có lương hưu trong tương lai.
Cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động.
Vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cận nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng công nhân lao động mắc bẫy "tín dụng đen".
Về công tác đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Về tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho công nhân lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập.
Về tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.
Vấn đề giá nhà trọ, giá điện, giá nước sinh hoạt bị một bộ phận chủ nhà trọ đẩy lên cao. Việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú. Việc cấp bách phải hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp và gần các doanh nghiệp đông công nhân.
"Trong Chương trình hôm nay, đại diện công nhân lao động tại các điểm cầu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, những kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động sẽ được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, giải đáp và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng và kỳ vọng của công nhân lao động cả nước", ông Hiểu nói.
Luôn lắng nghe, thấu hiểu
Phát biểu định hướng đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chúng ta xác định quyền con người xuyên suốt Hiến pháp năm 1946 đến nay, lấy mục tiêu con người là trung tâm, chủ thể, động lực cho phát triển. Trong tất cả quan điểm chỉ đạo lớn này của Bác Hồ, trong đó đều có chủ thể là công nhân.
"Chúng ta luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến, đặc biệt của người lao động. Trên cơ sở đó, chúng ta hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện. Tất cả vì mục tiêu hạnh phúc, ấm no của nhân dân, trong đó có công nhân, người lao động. Việc lắng nghe, đối thoại, chia sẻ để hiểu nhau và cùng trách nhiệm lo toan. Đây cũng là trách nhiệm chung của bộ, ngành, địa phương, các chủ thể có liên quan", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Hai năm qua ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn đồng hành để cùng nhau khắc phục hậu quả COVID-19. Đặc biệt về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện của các cấp, ngành về đời sống của công nhân, nguyện vọng của công nhân, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách, quyền lợi của người lao động.
Với tinh thần lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và cùng có trách nhiệm thực hiện mục tiêu cao cả nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, chân thành, trách nhiệm, hết sức xây dựng để có những giải pháp trước mắt và lâu dài.Từ đó, cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên. Tất cả vì mục tiêu nhân dân ấm no, hạnh phúc, trong đó có công nhân, người lao động trong khu công nghiệp.
Cần giải bài toán thiếu hụt trường mầm non tại các khu công nghiệp Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại khu công nghiệp ngày càng tăng cao, bởi hầu hết họ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ. Thế nhưng số lượng nhà trẻ để đáp ứng nhu cầu của người lao động vẫn rất ít, đây là bài toán khó chưa có lời giải. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội...