Ngăn chặn thành công vụ lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Agribank đã ngăn chặn thành công vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới gần 1 tỷ đồng.
Trước đó, từ chiều 18/9 đến ngày 19/9, một đối tượng gọi điện thoại cho bà Nguyễn Thị Ngh (SN 1958, ở tại xã Ngô Quyền) tự giới thiệu là cán bộ Công an TP Hà Nội. Qua điện thoại, đối tượng nói rằng bà Ngh liên quan đến đường dây ma túy; yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản, mật khẩu đăng nhập; chuyển toàn bộ số tiền mình có được vào tài khoản nhưng không được nói cho bất cứ ai.
Công an xã Ngô Quyền kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo.
Sau một ngày bị thao túng tâm lý, chiều 19/9, bà Ngh rất hoảng loạn. Vì thế, nạn nhân đã đi rút toàn bộ số tiền gần 1 tỷ đồng do bản thân và gia đình tiết kiệm được tại Quỹ tín dụng xã và chuyển vào số tài khoản trong ngân hàng (tài khoản đã cung cấp cho đối tượng).
Đến khoảng 16h cùng ngày, người thân trong gia đình phát hiện sự việc đã giải thích rồi cùng bà Ngh đến Công an xã Ngô Quyền trình báo sự việc. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an xã Ngô Quyền đã trao đổi với Chi nhánh ngân hàng Agribank tại xã Hồng Quang để phong tỏa số tài khoản, kịp thời giữ lại gần 1 tỷ đồng. Hiện, Công an huyện Thanh Miện và cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, điều tra mở rộng vụ việc.
Bẫy lừa của cựu nhân viên ngân hàng
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, Đinh Trọng Huấn (sinh năm 1987, trú tổ dân phố Ngọc Anh, phường Phú Thượng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nguyên nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đưa ra nhiều thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 22 tỷ đồng của đồng nghiệp và những khách hàng vay vốn tại ngân hàng mà Huấn quen biết do trực tiếp làm hồ sơ cho vay.
Giờ đây, có nạn nhân cho Huấn vay tiền đang nợ nần chồng chất, đứng trước nguy cơ mất nhà...
Video đang HOT
Nhiều đồng nghiệp sập bẫy lừa
Do đầu tư kinh doanh bị thua lỗ nên Đinh Trọng Huấn phải vay mượn tiền của nhiều người để trả nợ. Đến đầu năm 2021, để có tiền trả cho các khoản vay đến hạn và tiêu xài cá nhân, Huấn đã lợi dụng mình đang làm việc ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, đưa ra các thông tin gian dối như đang cần tiền trong thời gian ngắn để "đáo hạn" cho khách hàng ở ngân hàng nơi Huấn làm việc hoặc nói dối là đang cần vốn mua bất động sản, khi nào bán được sẽ trả gốc lãi. Tin tưởng lời nói của Huấn, nhiều bị hại đã cho Huấn vay, mượn tiền và bị Huấn chiếm đoạt.
Bị hại trong một vụ án lừa đảo trình báo tại cơ quan Công an.
Theo hồ sơ vụ án, Đinh Trọng Huấn quen thân với chị Trần Thị Diệu H. (sinh năm 1988, trú tại phường Vỹ Dạ, TP Huế) do học cùng lớp đại học và cùng công tác trong ngành ngân hàng tại Thừa Thiên Huế. Do cần tiền để trả cho các khoản vay đến hạn và tiêu xài cá nhân, Huấn nói dối chị H là đang cần tiền để đáo hạn các khoản vay cho khách hàng của Huấn tại Ngân hàng VCB để mua bán bất động sản.
Cụ thể, ngày 20/9/2021, Huấn đặt vấn đề vay chị H 600 triệu đồng và nói dối để mua đất, hẹn làm thủ tục sang tên xong sẽ thế chấp thửa đất tại VCB để vay tiền trả lại cho chị H. hoặc khi bán được đất thì trả. Thời gian vay khoảng từ 20 đến 30 ngày, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày thì chị H đồng ý và chuyển khoản 2 lần 600 triệu đồng cho Huấn. Tiếp đó, Huấn nói dối chị H cần tiền mua đất ở Huế, Đà Nẵng nên chị H nhiều lần tin tưởng cho Huấn vay tiền.
Ngoài việc nhiều lần nói dối vay tiền để mua bất động sản, Huấn còn nói chị H là do nhu cầu vay đáo hạn ngân hàng của khách hàng nhiều nên Huấn đứng ra làm trung gian dịch vụ đáo hạn. Vốn bản thân cũng công tác trong ngân hàng nên khi nghe Huấn đưa ra lý do này, chị H hoàn toàn tin tưởng, yên tâm. Sau khi Huấn đặt vấn đề vay tiền, chị H đồng ý và nhiều lần cho vay với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 27/4/2022, Huấn nói dối đáo hạn khoản vay cho khách hàng để vay chị H số tiền 1,5 tỷ đồng, lãi thỏa thuận là 2.000 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày nên chị H đồng ý.
Tiếp đó, ngày 30/9/2022, Huấn vay chị H. số tiền 900 triệu đồng, lãi thỏa thuận là 2.000 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày. Mặc dù số tiền vay cũ chưa trả nhưng khi Huấn tiếp tục đặt vấn đề vay thêm tiền thì chị H lại đồng ý... Theo cơ quan điều tra, Đinh Trọng Huấn đã 11 lần vay tiền và chiếm đoạt của chị H tổng cộng số tiền 8,2 tỷ đồng. Số tiền này, Huấn không dùng để mua đất hay đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào cả mà chiếm đoạt đem đi trả các khoản nợ trước đó và tiêu xài cá nhân.
Tương tự, lợi dụng sự nhẹ dạ của đồng nghiệp làm cùng cơ quan, Đinh Trọng Huấn nói dối với anh Phạm Lương Q. (sinh năm 1983, trú tại phường Phú Thượng, TP Huế) là Huấn đang đầu tư đất ở Đà Nẵng nhưng thiếu tiền, cần vay của anh Q số tiền 800 triệu đồng và khoảng 1- 2 ngày sau sẽ trả gốc và lãi. Anh Q tin tưởng nên đồng ý cho Huấn vay, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày. Chưa dừng lại ở đó, do cần tiền để tiêu xài, trang trải các khoản nợ trước đó, Huấn tiếp tục tìm cách lừa đồng nghiệp công tác tại VCB để chiếm đoạt tài sản.
Huấn nói dối với chị Lê Trương Diễm Th. (sinh năm 1975, trú tại phường Thủy Vân, TP Huế) là cần gấp tiền để đáo hạn ngân hàng cho khách và chỉ trong vài ba ngày khách vay được tiền sẽ trả lại cả vốn lẫn lãi nên chị Th đồng ý cho Huấn vay số tiền 1,2 tỷ đồng, thỏa thuận lãi 2.000/ 1 triệu đồng/ ngày. Số tiền vay của chị Th, Huấn không dùng để đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào cả mà chiếm đoạt đem đi trả nợ cho các chủ nợ khác và tiêu xài cá nhân.
Nhiều khách hàng trở thành nạn nhân
Không chỉ nói dối để lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp công tác trong ngành ngân hàng mà những khách hàng do Huấn từng làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cũng trở thành nạn nhân của Huấn. Để rồi, hôm nay, những nạn nhân oằn mình trên nợ nần. Cụ thể, Đinh Trọng Huấn và anh Võ Trần Phi H. là bạn bè quen biết nhau từ trước. Sau này, khi Huấn làm việc tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế, anh H có vay tiền tại ngân hàng nên hồ sơ vay của anh H do Huấn làm. Quá trình quen biết, Huấn kể cho anh H nghe việc Huấn có góp vốn đầu tư đất ở thành phố Đà Nẵng, mục đích để cho anh H thấy Huấn có tài sản và tin tưởng.
Huấn nói dối anh H là mình đang cần tiền mua đất hoặc cần tiền để đáo hạn cho khách hàng tại ngân hàng Huấn đang làm. Tin tưởng lời nói của Huấn, anh H đồng ý cho Huấn vay tiền và Huấn cam kết trả lại tiền trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, thỏa thuận lãi suất trung bình 2.200 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày. Cụ thể, cuối tháng 6/2021, Huấn gặp anh H vay số tiền 1,1 tỷ đồng, nói dối là để trả tiền mua đất, hẹn 10 ngày sau sẽ trả tiền gốc và lãi. Anh H tin tưởng đồng ý rồi chuyển số tiền 1,1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của Huấn.
Đến ngày 29/6/2021, anh H yêu cầu nên Huấn tự soạn "Hợp đồng cho cá nhân vay tiền", nội dung hợp đồng xác nhận số tiền Huấn vay 1,1 tỷ đồng, ghi mục đích vay tiền là "trả tiền mua đất", thời hạn vay 10 ngày, Huấn ký và đóng dấu tên "Đinh Trọng Huấn" rồi đưa cho anh H. Mặc dù đến thời hạn trả nợ, Huấn nói với anh H muốn trả tiền lãi hàng tháng, đợi giá đất lên cao sẽ bán để trả tiền gốc nên anh H đồng ý. Tổng số tiền Huấn vay của anh H là 6,7 tỷ đồng, trong đó, lần vay nhiều nhất là 2,2 tỷ đồng và lần vay thấp nhất là 600 triệu đồng.
Theo Cơ quan điều tra, toàn bộ số tiền này Đinh Trọng Huấn không dùng để mua đất hay đáo hạn hồ sơ vay cho khách hàng mà đã chiếm đoạt đem đi trả nợ cho các chủ nợ khác và tiêu xài cá nhân hết.
Tương tự, ngoài chiếm đoạt của anh H, Đinh Trọng Huấn trong quá trình làm hồ sơ vay vốn cho Nguyễn Văn T. (sinh năm 1994, trú tại thôn Vân Dương, xã Thủy Vân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đinh Trọng Huấn và anh T có mối quan hệ quen biết. Một thời gian sau, Huấn đặt vấn đề vay tiền của anh T để làm hồ sơ đáo hạn cho khách tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế và anh T đồng ý cho Huấn vay tiền và ban đầu, được Huấn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết nên anh T rất tin tưởng. Đến ngày 9/8/2022, Huấn hỏi vay anh T số tiền 2 tỷ đồng nói dối để đáo hạn hồ sơ vay cho khách hàng, thời gian vay trong 5 -10 ngày sẽ trả, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày thì anh T đồng ý.
Điều đáng nói, để có tiền cho Huấn vay, anh T đành phải đi mượn của người khác và người khác yêu cầu anh T phải có tài sản gì để chứng minh khả năng vay mượn. Lúc này, anh T đề nghị Huấn có tài sản gì thì chụp ảnh gửi lại cho anh T để đưa cho người cho anh T mượn tiền xem. Lúc này, Huấn tự lập hợp đồng đặt cọc mua đất và ký vào, rồi chụp ảnh giấy chứng nhận quyền sử dụng 2 thửa đất đứng tên Đinh Trọng Huấn cùng vợ ở Đà Nẵng gửi cho anh T nhằm tạo niềm tin. Sau đó, anh T chuyển 4 lần 2 tỷ đồng vào tài khoản của Huấn tại ngân hàng PVcombank. Số tiền chiếm đoạt của anh Nguyễn Văn T, Huấn không dùng để đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào mà chiếm đoạt đem đi trả nợ cho người khác và tiêu xài cá nhân.
Tương tự, anh Nguyễn Đắc L. (sinh năm 1993, trú tại phường Trường An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) từng được Huấn trực tiếp làm hồ sơ vay vốn ở ngân hàng có vay thế chấp tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế nên giữa hai người có mối quan hệ quen biết với nhau. Quá trình quen biết Huấn có mượn tiền của anh L và Huấn trả lại đúng hẹn nên anh L tin tưởng. Thời gian sau, do cần tiền để trả nợ cá nhân, Huấn nói dối anh L cần vay tiền để đáo hạn ngân hàng cho các khách hàng của Huấn, cam kết trả trong thời gian từ 3 đến 5 ngày, giải ngân tiền sẽ trả lại, thỏa thuận lãi là 2.500 đồng/ 1 triệu đồng/ ngày. Lần đầu, Huấn vay anh L số tiền 700 triệu đồng và anh L đồng ý. Tiếp đó, Huấn vay anh L số tiền 500 triệu đồng. Sau 2 lần cho Huấn vay tiền, thấy Huấn trả tiền lãi đầy đủ nên khoảng nửa năm sau, khi Huấn 2 lần đặt vấn đề vay thêm số tiền 1,5 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng, giải ngân hồ sơ sẽ trả thì anh L đồng ý...
Bị cáo Đinh Trọng Huấn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh Trọng Huấn mới đây do TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhiều bị hại của Huấn rất bức xúc khi giờ đây họ phải gánh một khoản nợ "khủng" sau khi bị Huấn lên kế hoạch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhiều bị hại bức xúc cho rằng, chỉ trong chưa đầy 1 năm, Huấn chiếm đoạt số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng trong khi đó, người thân Huấn chỉ trả thay số tiền 440 triệu đồng...
"Thấy Huấn công tác tại một một ngân hàng uy tín nên khi nghe Huấn đưa ra lý do vay tiền để đáo hạn ngân hàng cho khách và mua đất đai - bởi thời điểm đó đất rất sốt nên tôi hoàn toàn tin tưởng, yên tâm. Để có số tiền lớn đưa cho Huấn vay, tôi phải cắm sổ đỏ nhà đất tại ngân hàng để vay và huy động vốn từ người thân. Khi Huấn nói không có khả năng chi trả, tôi đành ngậm đắng nuốt cay xoay sở mọi cách để hàng tháng có đủ tiền trả lãi ngân hàng nhưng có những thời điểm rấy khủng hoảng... Giờ đây, Huấn vào tù, tiền cũng không trả cho tôi; còn số tiền tôi vay ngân hàng nếu trong một thời gian không có trả thì nhà đất của gia đình tôi sẽ bị ngân hàng siết nợ", một trong những nạn nhân của Huấn chia sẻ.
Như vậy, chưa đầy 1 năm (từ cuối năm 2021 đến năm 2022), Đinh Trọng Huấn đã chiếm đoạt tiền của 6 bị hại với tổng cộng số tiền chiếm đoạt là 21,9 tỷ đồng. Với hậu quả nghiêm trọng này, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên phạt Đinh Trọng Huấn 15 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo cơ quan Công an, thời gian gần đây, "sóng ngầm" cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra khá sôi động tại nhiều địa phương khi mà nhiều người dân gặp khó khăn nên không thể xoay ra tiền để trả nợ vay đúng hạn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng hoạt động cho vay đáo hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, có khá nhiều đối tượng là cán bộ tín dụng, nhân viên, trưởng phòng giao dịch các ngân hàng có uy tín đã "nhúng chàm"... Những đối tượng này thường đưa ra thông tin với các nạn nhân cần tiền làm đáo hạn ngân hàng cho các khách hàng. Khi được nhiều người cho vay tiền, các đối tượng lại không làm đáo hạn mà sử dụng để trả các khoản nợ cũ, rồi mất khả năng trả nợ...
Theo các chuyên gia ngân hàng, để tránh rủi ro, người cho vay cần tuân thủ pháp luật về cho vay, tuân thủ quy định về lãi suất, đồng thời tìm hiểu kỹ người vay có thực sự có khoản vay đến hạn hay không. Khi cho vay, cần tham gia cùng người vay trong quá trình nhận tiền, trả nợ cho ngân hàng và nhận tiền vay mới của ngân hàng để tránh những rủi ro do bị lừa đảo.
Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến thủ tục xuất, nhập cảnh Đối tượng lừa đảo lập các công ty ảo, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội đăng thông tin tuyển dụng lao động đi nước ngoài với thủ tục đơn giản, thời gian xuất cảnh nhanh. Tuy nhiên, sau khi hứa hẹn làm hộ chiếu, cấp visa (giả), bọn chúng yêu cầu bị hại nộp tiền vào tài khoản chứng...