Ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Ni-giê-ri-a
Bạo lực bùng nổ tại khu vực đông bắc Ni-giê-ri-a khiến hàng chục nghìn dân thường ở quốc gia Tây Phi này phải lánh nạn. Trong bối cảnh đó, chính quyền A-bu-gia cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn thảm kịch nhân đạo có nguy cơ xảy ra.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người dân Ni-giê-ri-a. Ảnh WHO
Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Ni-giê-ri-a E.Ca-lon cho biết, trong khoảng thời gian cuối năm 2018, đầu năm 2019, hơn 30 nghìn người Ni-giê-ri-a, chủ yếu từ thị trấn Ba-ga, phải đến lánh nạn tại thành phố Mai-đu-gu-ri. Họ tập trung tại các điểm dành cho người tị nạn, tuy nhiên, do số lượng các cơ sở cứu trợ hạn chế, nhiều người phải ngủ ngoài trời.
Khoảng 20 nghìn người đã tìm đến trại Teachers Village, gây ra tình trạng quá tải nghiêm trọng. Trong khi đó, tại trại ở Môn-gu-nô, hàng chục nghìn người cần tới hỗ trợ nhân đạo, thực phẩm, nước sạch và các điều kiện vệ sinh. Thực trạng này phần lớn là hệ quả của các cuộc đụng độ bùng phát giữa lực lượng Chính phủ Ni-giê-ri-a và các nhóm vũ trang tại Ba-ga và Môn-gu-nô, điển hình là lực lượng phiến quân Bô-cô Ha-ram.
Video đang HOT
Với âm mưu thiết lập cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, phiến quân Bô-cô Ha-ram nổi dậy tại vùng đông bắc Ni-giê-ri-a từ năm 2009, sau đó mở rộng địa bàn hoạt động sang các nước láng giềng Ca-mơ-run, Sát và Ni-giê. Lực lượng này đã bắt cóc hàng nghìn thường dân để ép gia nhập phiến quân. Các tay súng Bô-cô Ha-ram tiến hành hàng loạt vụ đánh bom liều chết ở các quốc gia thuộc lưu vực hồ Sát, trong đó có Ni-giê-ri-a, đến nay đã khiến ít nhất 27 nghìn người chết và hơn 2,5 triệu người phải rời bỏ
nhà cửa.
Từ đầu năm 2019, Ni-giê-ri-a đẩy mạnh truy quét các lực lượng phiến quân; trong một chiến dịch được triển khai mới nhất tại các bang Bô-nô và Y-ô-bê thuộc đông bắc Ni-giê-ri-a, quân đội nước này đã tiêu diệt hơn 100 tay súng của lực lượng Bô-cô Ha-ram. Chiến dịch được mở rộng ra khu vực hồ Sát và một số nơi khác được xem là “thành lũy” của phiến quân. Quân đội Ni-giê-ri-a cũng triển khai máy bay không người lái và ứng dụng công nghệ hiện đại để chống khủng bố. Thời gian tới, máy quét hiện đại sẽ được trang bị trong quân đội để giúp tăng cường kiểm soát an ninh trên các tuyến đường cao tốc ở
miền bắc.
Sự kiện Quỹ nhân đạo Ni-giê-ri-a – Sáng kiến khu vực tư nhân (NHF-PSI) ra mắt ngày 15-11-2018 tại thành phố La-gốt là lần đầu LHQ hợp tác một khu vực tư nhân thông qua một quỹ quốc gia nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo. 14 công ty cùng với các nhóm hoạt động xã hội tuyên bố ủng hộ sáng kiến này và tham gia để thúc đẩy các giải pháp và trợ giúp nhân đạo người dân ở phía đông bắc Ni-giê-ri-a. Các đối tác cũng phát động chiến dịch chống bạo lực giới trong 16 ngày theo chủ đề “Phá vỡ sự im lặng để chấm dứt bạo lực giới”. Một loạt các hoạt động được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này tại các bang Bô-nô, Y-ô-bê và A-đa-ma-oa.
Năm 2018, LHQ và các đối tác đã kêu gọi viện trợ cho hơn sáu triệu người tại ba bang kể trên của Ni-giê-ri-a với số tiền 1,05 tỷ USD cho 176 dự án, gói viện trợ có giá trị lớn thứ sáu toàn cầu dành cho một quốc gia. Kế hoạch này được thúc đẩy bởi 60 tổ chức nhân đạo. Tính đến cuối tháng 11-2018, LHQ đã huy động được gần 700 triệu USD (khoảng 65% mục tiêu đề ra).
Xung đột gia tăng tại nhiều khu vực ở Ca-la – Ba-ghê và Cư-ca-oa của Ni-giê-ri-a cuối năm 2018 khiến nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo tại đây trì trệ. Hàng trăm nhân viên cứu trợ quốc tế phải rời bỏ các khu vực xảy ra giao tranh. Việc các đối tác hỗ trợ nhân đạo tạm ngừng hay giảm quy mô hoạt động đã khiến hàng chục nghìn người dân không được tiếp cận đầy đủ trợ giúp hay chăm sóc y tế.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nhân đạo, song từ đầu năm 2019, đội ngũ nhân viên cứu trợ đông đảo đã khôi phục các hoạt động ở nhiều bang thuộc Ni-giê-ri-a, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân. ây được cho là một tín hiệu lạc quan, nhằm giúp quốc gia châu Phi tránh được thảm họa nhân đạo.
Hồng Lĩnh
Theo NDĐT
Mỹ hạn chế cấp thị thực cho Ghana vì từ chối nhận lại công dân
AFP đưa tin, Mỹ hạn chế cấp thị thực đối với Ghana trong bối cảnh hai nước bất đồng về việc trục xuất những công dân Ghana cư trú bất hợp pháp tại Mỹ.
(Ảnh minh họa. Nguồn: 4fconsultants.com)
Các quan chức Mỹ đã cáo buộc quốc gia Tây Phi này từ chối chấp nhận cho những công dân Ghana mà Washington muốn trục xuất được hồi hương.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ trong một tuyên bố nêu rõ: "Ngoại trưởng (Mỹ Mike) Pompeo đã lệnh cho các nhân viên lãnh sự quán tại Ghana hạn chế cấp thị thực cho một số hạng mục người đăng ký xin cấp thị thực. Khi không có câu trả lời thích đáng từ Ghana, phạm vi của những biện pháp trừng phạt này có thể được mở rộng đối với đối tượng dân cư lớn hơn."
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Accra, khoảng 7.000 người Ghana đang sinh sống bất hợp pháp tại Mỹ. Washington khẳng định sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cho tới khi chính quyền Ghana tuân theo các chỉ thị.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen cho biết: "Chúng tôi hy vọng Chính phủ Ghana sẽ hợp tác với chúng tôi để sớm hòa giải những bất đồng này."
Hiện Chính phủ Ghana chưa đưa ra bình luận về vấn đề này./.
Theo Vietnam
Tổng thống Ghana sợ Trung Quốc "đào trộm" vàng Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo nói rằng Trung Quốc có thể đang tham gia khai thác trái phép vàng và các tài nguyên khoáng sản khác ở quốc gia Tây Phi này. Trả lời trong bài phỏng vấn với tờ Nikkei (Nhật Bản) đăng tải hôm 6-1, ông Akufo-Addo nhấn mạnh chính phủ Ghana sẽ tiến hành một cuộc điều tra chi tiết...