Ngăn chặn rác thải độc hại ồ ạt nhập vào Việt Nam
Mỗi ngày, hàng chục tấn rác được nhập vào Việt Nam, trong đó không ít là rác thải độc hại, ô nhiễm. Cơ quan chức năng chuẩn bị công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu nhằm chấn chỉnh tình trạng này.
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã diễn ra thực trạng một lượng rác thải khổng lồ từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới Tây Nam mà sôi động nhất là cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Đồng Tháp. Lượng rác nhập khẩu bình quân hàng chục tấn/ngàygồm đủ loại: sắt, thép, tôn, giấy vụn, nylon, các vật dụng hư hỏng bằng nhựa, vỏ chai, bình ắc-quy cũ, vỉ mạch điện tử, thậm chí có cả bình đựng thuốc trừ sâu…
Tại miền Bắc, Cảnh sát môi trường và Hải quan Hải Phòng cũng đã từng bắt giữ nhiều container rác thải công nghiệp nhập lậu về cảng Đình Vũ (Hải Phòng) qua đường biển. Đây là loại cao su phế thải không thể tái chế, rác thải ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ độc hại cao…
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, mới đây, Thông tư quy định danh mục các loại phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố lấy ý kiến nhân dân.
Video đang HOT
Kiểm tra rác nhập khẩu qua cảng Hải Phòng.
Dự thảo này quy định 37 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gồm: mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống; thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt, thép; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa); giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; tơ tằm phế phẩm; phế liệu và mảnh vụn của gang, thép hợp kim, sắt…
Ngoài ra, Dự thảo cho phép 43 loại phế liệu được nhập khẩu từ khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Danh mục phế liệu này gồm: phế liệu mica; phế liệu và mảnh vụn từ cao su; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; mùn cưa và phế liệu gỗ; phế liệu sợi; vải vụn mới; phế liệu và mảnh vụn đồng, nhôm, niken, kẽm, Vonfram, Titan, Crom,…
Dự thảo còn quy định rõ, trước khi nhập khẩu, phế liệu phải được lựa chọn, làm sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải phân loại riêng biệt theo mã HS, tên phế liệu, mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng phù hợp với quy định.
Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất cũng phải tuân thủ các quy định của Thông tư này.
Cơ quan chức năng cho rằng, Thông tư này một mặt kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đảm bảo an toàn, mặt khác khuyến khích tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải phải xử lý tiêu hủy, hạn chế gây ô nhiễm môi trường
Theo Dân Trí
Xử lý an toàn 64 trái bom bi do quân đội Mỹ để lại
Trung tá Hồ Văn Đài, Trưởng ban Công binh - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu cho biết đến chiều 14/3, đơn vị đã xử lý an toàn 64 trái bom bi ở ấp 18, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo ban Công binh, những quả bom này do quân đội Mỹ để lại. Loại bom này không có chốt an toàn, nếu để bung ra là nổ nên rất nguy hiểm. 64 trái bom này nằm trong 6 ống nhôm, mỗi ống dài 1,2m.Sau khi tiếp nhận, lực lượng Công binh chuyển về khu xử lý bom, mìn tập trung của tỉnh ở khu vực ven biển thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Sau đó tiến hành lắp ống lại, dùng chất liệu dẻo cố định phần cánh và thân quả bom, rồi kích nổ chúng.
Trước đó, cơ sở thu mua phế liệu của ông Hà Sinh (57 tuổi, ấp 18, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai) mua lại 6 ống nhôm này từ người mua ve chai là Đoàn Thị Tiền ngụ cùng ấp. Bà Tiền mua 6 ống nhôm này từ một ghe bơm cát ở cống Phó Sinh (huyện Giá Rai) với giá 400.000 đồng. Sau khi mua, ông Sinh đã cắt 3 ống ra để lấy nhôm và phát hiện chúng đựng bom. Hàng xóm khuyên ông ngừng việc này lại và trình báo công an và quân sự xã.
Ông Lâm Ngọc Giàu, Trưởng Công an xã Phong Thạnh A cho biết công an xã cùng công an huyện lập tức xuống bảo vệ, giữ nguyên hiện trường trong khi chờ lực lượng công binh xuống xử lý an toàn./.
Theo TTXV N
Xả nước thải rửa rác trực tiếp ra kênh Ngày 14.2, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an Q.12 (TP.HCM) lập biên bản vi phạm đối với DNTN Guôc Ky, đóng tại KP.1, P.Tân Lập, Q.12 vì đã xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Doanh nghiệp này chuyên thu gom rác thải và các loại phế liệu từ sân bay Tân Sơn Nhất...