Ngăn chặn nạn xâm hại, lợi dụng trẻ em
Bí thư Q.6 ( TP.HCM) yêu cầu tập trung phòng ngừa, ngăn chặn nạn xâm hại trẻ em, kể cả việc người lớn lợi dụng trẻ em để mưu sinh; nếu để xảy ra sự việc thì có lỗi với các em.
Ngày 17.6, UBND Q.6, TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Hiện toàn Q.6 có hơn 41.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó gần 20.000 trẻ nữ, 456 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm 19 trẻ mồ côi cả cha và mẹ), 1.779 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận có 2 trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại và đã được phát hiện, xử lý kịp thời. Dù vậy, Phó chủ tịch UBND Q.6 Lê Thanh Bình cho rằng nếu trong thời gian tới không có giải pháp can thiệp hiệu quả thì những vụ việc tương tự có thể xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.
Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Quận ủy Q.6 yêu cầu tập trung tăng cường các giải pháp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
Video đang HOT
Ông Ma Xuân Việt, Bí thư Quận ủy Q.6 trao đổi về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Ảnh NGUYÊN VŨ
Ông Ma Xuân Việt, Bí thư Quận ủy Q.6 yêu cầu toàn hệ thống chính trị quận phải hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đồng thời tập trung mọi nguồn lực để làm tốt công tác này hơn.
Trước mắt, cần củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng dân sự, xây dựng các quy chế, quy định cũng như cụ thể hóa từng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Trong đó tập trung xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân một cách rõ ràng, cụ thể, nhất là người đứng đầu.
Khi xảy ra một sự việc thì tập thể, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm và xử lý nghiêm tùy theo tính chất, mức độ để xảy ra vụ việc.
Ông Việt cũng đề nghị các cấp, các cơ quan đơn vị, các tổ chức liên ngành cần phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn ngày một cao hơn. Bí thư Q.6 cho hay có trường hợp trẻ em không trực tiếp bị bạo hành nhưng tình trạng chồng đánh vợ, cha đánh mẹ trước mặt trẻ cũng làm trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Chủ tịch UBND Q.6 Lê Thị Thanh Thảo trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh NGUYÊN VŨ
Do đó, không chỉ ngăn chặn bạo hành mà phải ngăn chặn luôn cả những vụ bạo lực gia đình, bạo lực học đường. Mặt khác, cần tập trung phòng ngừa, ngăn chặn nạn xâm hại trẻ em, kể cả việc người lớn lợi dụng trẻ em để mưu sinh. “Để xảy ra sự việc, chúng ta có lỗi với các em. Khi xảy ra, nếu không ngăn chặn, xử lý kịp thời khiến vụ việc nghiêm trọng thì trách nhiệm càng lớn hơn”, ông Việt nói.
Tại hội nghị, lãnh đạo 14 phường của Q.1 đã ký cam kết trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Dịp này, Q.6 cũng trao nhiều phần quà đến các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Gia tăng bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Vĩnh Phúc
Từ đầu năm đến ngày 13/6, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 309 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó chỉ riêng 13 ngày đầu tháng 6 có tới 139 ca mắc.
Trước tình hình này, ngành y tế tỉnh tích cực triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Bệnh nhân mắc tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc tiếp nhận gần 60 trẻ bị bệnh tay chân miệng đến khám từ đầu tháng 6 tới nay. Chị Nguyễn Thị Hoa, ở thành phố Vĩnh Yên, có con 3 tuổi bị tay chân miệng cho biết: Cháu được gia đình đưa vào viện cách đây 4 ngày trong tình trạng sốt cao, kèm theo nôn, xuất hiện những nốt nhỏ li ti quanh miệng, lòng bàn tay. Bác sĩ khám và kết luận cháu bị bệnh tay chân miệng cấp độ 2A. Nhờ được khám, điều trị kịp thời nên giờ cháu khỏe lại, các mụn đã khô, ăn uống khỏe, vui như bình thường.
Bác sĩ Đỗ Thị Dừa, Phó Trưởng Khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc cho biết: Một tháng gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tay chân miệng tăng 20-30% so với đầu năm, có tuần tăng tới hơn 40%. Khoa hiện tiếp nhận điều trị cho gần 20 bệnh nhân. Trong số các bệnh nhi nhập viện, có trường hợp bị tay chân miệng mức độ 2B, buộc phải sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp; nếu người nhà đưa đến viện chậm sẽ gây biến chứng dẫn đến viêm màng não, phù phổi cấp rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số ca mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
Sở Y tế giám sát chặt tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ca bệnh/ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng xử lý triệt để ngay sau khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch. Ngành chức năng tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh; thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; bố trí khu vực điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nặng.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phát hiện ca nghi ngờ; tuyên truyền sâu rộng trong trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Dừa, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, bùng phát thường theo mùa. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Phụ huynh khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ bệnh tay chân miệng cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh, bác sĩ Đỗ Thị Dừa khuyến cáo, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh; tránh chạm vào mắt, mũi, miệng bằng tay không sạch; tránh thôn, ôm, dùng chung dụng cụ và đồ ăn với trẻ bị bệnh; thường xuyên khử trùng các bề mặt, đồ vật; tránh dùng chung dụng cụ ăn uống.
Quảng Ngãi đề nghị trả Bộ Y tế gần 200.000 liều vắc xin COVID-19 Dịch bệnh được kiểm soát, người dân không đồng ý tiêm, tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị trả lại gần 200.000 liều vắc xin để phân bổ cho địa phương khác có nhu cầu. Dịch bệnh được kiểm soát, người dân không tiêm vắc xin, Quảng Ngãi dôi dư gần 200.000 liều và đề nghị trả lại...