Ngăn chặn nạn trộm cắp tài sản tại dự án hóa dầu Long Sơn
Trong thời gian gần đây, tại khu vực xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) thường xảy ra tình trạng mất trộm tài sản, đặc biệt là tại Khu dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (gọi tắt dự án Hóa dầu Long Sơn) của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn.
Đáng nói, chỉ trong một thời gian ngắn, cơ quan Công an đã ghi nhận hơn 10 vụ cắt trộm dây đồng với nhiều đối tượng khác nhau thực hiện.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam tại xã Long Sơn có diện tích gần 500ha, với 6 nhà thầu chính và hàng chục nhà thầu phụ thi công. Hiện tại, dự án đã đạt được 83% tiến độ xây dựng và dự kiến hoàn thiện để đưa vào vận hành thương mại vào quý 1 năm 2023. Dự án này đang tập trung hàng ngàn lao động với nhiều phương tiện, thiết bị, vật tư có giá trị.
Gần đây nhất là vụ trộm cắp dây cáp điện xảy ra vào ngày 10/7/2021, do các đối tượng Lê Văn Cảnh (29 tuổi) và Trần Thành Nhân (21 tuổi, cùng thường trú tại Phú Mỹ), đều là công nhân Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây lắp điện số 5-PCC5 trong khu dự án Hóa dầu Long Sơn thực hiện. Vào khoảng 11h cùng ngày, sau khi ăn cơm xong, Cảnh và Nhân rủ nhau cắt trộm dây cáp đồng tại khu vực công trình của công ty. Sau khi dùng kìm cộng lực cắt được 160 đoạn dây cáp, các đối tượng bỏ vào trong hai chiếc giỏ xách rồi mang giấu ở gần kho vật tư. Khoảng 17h chiều cùng ngày, sau khi hết giờ làm việc, Nhân và Cảnh đưa số dây cáp trộm cắp được ra bên ngoài tiêu thụ, thì bị anh Nguyễn Trung Trí (bảo vệ khu dự án hóa dầu Long Sơn) kiểm tra, phát hiện.
Đối tượng Lê Văn Cảnh và Trần Thành Nhân tại hiện trường vụ án.
Qua kiểm tra, số dây cáp điện mà Cảnh và Nhân trộm cắp được là 160 đoạn cáp điện, dài khoảng 20cm, tổng trọng lượng 18kg. Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định tạm giữ đối với Cảnh và Nhân để điều tra làm rõ về hành vi trộm cắp tài sản.
Một vụ việc khác, ngày 26/5, Đồn Biên phòng Long Sơn, thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh BR-VT bàn giao tang vật và đối tượng Đoàn Văn Minh có hành vi trộm cắp tài sản cho Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu điều tra theo thẩm quyền.
Theo đó, vào lúc 8h15 ngày 18/5, tại khu vực trước cổng số 2, dự án Hóa dầu Long Sơn, Đồn Biên phòng Long Sơn phối hợp với lực lượng bảo vệ phát hiện xe tải mang BKS: 90T-2571 do Đoàn Văn Minh (26 tuổi, ngụ tại Gia Lai) điều khiển có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong thùng xe bên trái của phương tiện đang cất giấu 12 đoạn dây cáp lõi kim loại, đường kính 5cm (trọng lượng 72kg); 87 đoạn dây cáp nhiều màu đường kính 1,5cm (trọng lượng 65kg) và 28 đoạn dây cáp màu xanh vàng, đường kính 1,2cm (trọng lượng 10kg).
Video đang HOT
Minh khai nhận là công nhân lái cẩu của Công ty Lilama-10 thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam tại dự án Hóa dầu Long Sơn. Vào thời điểm trên, Minh được công ty giao nhiệm vụ vận chuyển vật tư điện và cẩu vật tư về bãi tập kết. Minh điều khiển xe cẩu dây cáp thừa trong thi công từ tầng 2, tòa nhà Công ty Lilama-10 về nơi tập kết, trong quá trình vận chuyển, Minh lấy cắp một số đoạn dây cáp giấu vào thùng xe bên trái.
Phát hiện trên tầng 2 vẫn còn một số đoạn dây cáp ngắn nên đến trưa cùng ngày, Minh quay lại cho số dây cáp này vào bao rồi giấu trong cốp xe. Đến sáng 18/5, Minh điện thoại cho người phụ trách kỹ thuật của công ty xin điều khiển xe cẩu ra ngoài để đi “vá lốp” và được đồng ý. Minh liền chở số tài sản trộm cắp được mang đi tiêu thụ để lấy tiền tiêu xài, tuy nhiên khi điều khiển xe đến cổng 2 dự án Hóa dầu Long Sơn thì bị Đồn Biên phòng Long Sơn và bảo vệ công ty kiểm tra, phát hiện và bắt giữ, thu hồi tang vật tổng cộng 147kg dây đồng.
Qua đấu tranh, Minh còn khai nhận vào các ngày 6 và 12/5 đã trộm được 7kg dây đồng – tài sản của công ty, đem bán được 1 triệu đồng…
Ngày 23/5, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh BR-VT còn phối hợp với Công an xã Long Sơn đã bắt quả tang 5 đối tượng đang thực hiện hành vi cắt trộm dây đồng của nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn. Các đối tượng này là Đinh Quang Tuấn (33 tuổi, quê Nghệ An), Lê Văn Huấn (31 tuổi, quê Cà Mau), Phan Trung Hiếu (31 tuổi, quê Hậu Giang), Trịnh Đức Quân (37 tuổi, quê Nghệ An) và Nguyễn Thanh Bình (41 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu).
Là công nhân làm việc tại dự án hóa dầu Long Sơn, Tuấn biết được việc công ty vừa nhập một lượng lớn cuộn dây đồng, mỗi cuộn nặng khoảng 1,2 tấn nên lên kế hoạch để trộm. Khoảng 19h ngày 22/5, Tuấn gọi điện thoại cho Bình nói rõ tình hình và đề nghị Bình chuẩn bị sẵn kìm cộng lực, xà beng gọi thêm người. Bình đã gọi thêm Huấn, Hiếu tham gia vụ trộm, bản thân Tuấn rủ thêm Quân…Rạng sáng 23/5, cả nhóm cùng trèo vào bên trong kho, đang thực hiện hành vi cắt trộm dây đồng thì bị các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh BR-VT phối hợp với Công an xã Long Sơn bắt quả tang…
Từ các vụ trộm cho thấy, công tác bảo vệ tài sản của một số đơn vị thi công cũng chưa thực sự tốt, đòi hỏi cần được quan tâm và có những biện pháp thiết thực, nghiêm túc hơn của lãnh đạo các đơn vị thì mới góp phần ngăn chặn, hạn chế được tình trạng trộm cắp xảy ra ở đây.
Theo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh BR-VT, để ngăn chặn tình trạng trộm cắp tiếp diễn, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng Công an đã thành lập tổ công tác chuyên biệt, phối hợp với lực lượng Biên phòng và bảo vệ hỗ trợ. Trong đó, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh đã thành lập tổ công tác, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ, bảo đảm ANTT tại đây. Đồng thời, tiếp tục tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo tổ công tác thường trực bảo đảm ANTT tại nhà máy phối hợp với An ninh và lực lượng bảo vệ của dự án thường xuyên tuần tra, kiểm soát, để phòng chống trộm cắp và kịp thời xử lý các vụ việc gây mất ANTT.
Truy trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Bộ Công thương trong đại án TISCO
Trong phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại dự án xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), gây thiệt hại số tiền 830 tỷ đồng, HĐXX đã đặt một loạt câu hỏi với đại diện Bộ Xây dựng và Bộ Công thương.
Sáng 14/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 19 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), gây thiệt hại số tiền 830 tỷ đồng.
Trong phần xét hỏi buổi sáng, HĐXX hỏi đại diện Bộ Xây dựng để làm rõ hơn về Thông tư 09 "Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng" của Bộ Xây dựng.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Thông tư 09 không quy định nhà thầu nào mà chỉ quy định chung là hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, được hiểu là bao gồm cả nhà thầu nước ngoài. "Xuất phát từ văn bản trước đó mà Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, và trước khi Thủ tướng Chính phủ ra văn bản để làm căn cứ ban hành Thông tư 09 thì trong đó đã nêu rõ rằng, đối với các hợp đồng do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chỉ cho phép điều chỉnh đối với phần việc do nhà thầu phụ trong nước thực hiện", đại diện của Bộ Xây dựng lý giải.
HĐXX không đồng tình với giải thích trên của đại diện Bộ Xây dựng. HĐXX cho rằng, nếu giải thích như vậy thì mâu thuẫn với Thông tư 09. Tuy nhiên, đại diện Bộ Xây dựng vẫn cho rằng, do quan điểm quản lý lúc bấy giờ là Nhà nước nếu bù giá thì chỉ bù cho những nhà thầu trong nước mình thực hiện.
Trước câu trả lời trên của đại diện Bộ Xây dựng, HĐXX phân tích, không thể hiểu theo cách độc đoán như vậy được, vì các nhà thầu đã tham gia tại Việt Nam thì đều bình đẳng và được hưởng quy chế pháp luật như nhau. Từ quan điểm này, HĐXX đề nghị đại diện Bộ Xây dựng nghiên cứu thêm các công văn để trả lời HĐXX sau.
Theo Thông tư 09 của Bộ Xây dựng, các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (tăng, giảm) giá, bao gồm xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch các loại, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại), kính các loại.
Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, cần xác định rõ các nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và chỉ được tính từ thời điểm có biến động giá do chủ đầu tư và nhà thầu xác định phù hợp với tiến độ thực hiện. Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án.
Phần chi phí bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định bằng dự toán chi phí xây dựng bổ sung và là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu, điều chỉnh dự toán công trình và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Các bị cáo tại phiên toà.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng và các cá nhân có liên quan thuộc TISCO và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) biết rõ và xác định, không có căn cứ để điều chỉnh Hợp đồng EPC số 01#, điều chỉnh chi phí tăng thêm của phần C, các bên đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc, tôn trọng các điều khoản đã ký trong hợp đồng EPC số 01#.
Ngoài ra, TISCO chỉ dựa trên sự giới thiệu của Bộ Công thương tại Văn bản số 4320/BCT-CNNg ngày 14/5/2009 mà không tiến hành thẩm định và cũng không có căn cứ pháp lý nào để xác định Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) có đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng EPC số 01#.
Tuy nhiên cựu Tổng Giám đốc Trần Trọng Mừng vẫn chỉ đạo các bị cáo khác tham mưu, ký kiểm soát để bị cáo ký văn bản có nội dung báo cáo Bộ Công thương và VNS, đề nghị báo cáo Chính phủ phê duyệt chủ trương "Chọn VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C và được phép điều chỉnh chi phí thực hiện phần C cho nhà thầu phụ Việt Nam".
Việc chủ đầu tư trực tiếp quản lý chi phí phần C, đồng thời đứng ra làm trung gian giám sát việc ký, thực hiện hợp đồng thầu phụ thực hiện phần C ký giữa MCC và thầu phụ VINAINCON là không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định của Hợp đồng EPC số 01#.
Trả lời HĐXX về trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc giới thiệu nhà thầu phụ thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO? Đại diện Bộ Công thương cho rằng, Bộ Công thương giới thiệu nhà thầu phụ, nhưng chấp nhận hay không là ở chủ đầu tư.
Đại diện Bộ Công thương nêu quan điểm, Bộ Công thương rất đau lòng khi nhìn thấy 19 bị cáo phải đứng trước tòa vì những sai phạm mà họ đã gây ra trong quá trình thực hiện dự án. Theo đại diện Bộ Công thương, tại thời điểm xảy ra vụ án, nguyên nhân lớn nhất mà Bộ biết là do những biến động về giá của vật tư, thiết bị, sự khủng hoảng của thị trường...
HĐXX vừa hỏi, vừa giải thích với đại diện Bộ Công thương: Bộ có biết quan hệ kinh tế là gì không? Đó là lời ăn, lỗ chịu, tối ưu hóa lợi nhuận. Khi đã ký hợp đồng thì phải chấp nhận cả rủi ro, chấp nhận giá lên thì lỗ, giá xuống thì thắng - đó là quan hệ kinh tế, chứ không phải tất cả đều đổ thừa về giá.
Tòa án chỉ đang xoay quanh Hợp đồng EPC. Đây là hợp đồng xây lắp, chuyển giao theo hình thức trọn gói, đã ký hợp đồng trọn gói rồi thì lời ăn lỗ chịu. Tại sao giá vật liệu xây dựng mới thấp thỏm, nhấp nhô một chút mà đã đòi hỏi?
"Bộ Công thương trả lời là ký các văn bản đều đúng pháp luật thì HĐXX lưu ý với người đại diện thế này: Hợp đồng EPC có nguyên tắc riêng. Bộ Công thương có tư cách gì để giới thiệu nhà thầu phụ? Và căn cứ vào đâu mà Bộ Công thương tại sao lại khẳng định rằng, nhà thầu phụ đủ năng lực? Nếu Bộ Công thương với tư cách là cơ quan quản lý Ngành mà ký các văn bản đều đúng pháp luật thì có lẽ có rất ít bị cáo, chứ không phải 19 bị cáo đứng hầu tòa trong vụ án này", HĐXX nhấn mạnh. HĐXX cũng lưu ý người đại diện Bộ Công thương rằng, nên trả lời chính xác sự việc, trách nhiệm của mình đến đâu thì phải nhận, chứ đứng đổ hết cho các bị cáo.
Bộ Công an xác minh việc mua thiết bị, vật tư ở Bệnh viện Tim Hà Nội Cơ quan điều tra đề nghị Bệnh viện Tim Hà Nội cung cấp tài liệu liên quan việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tại cơ sở này. Ngày 12/4, trao đổi với Zing , tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội - cho biết Cơ quan cảnh sát...