Ngăn chặn mua bán quân phục, quân trang giả
Quân trang, quân phục, trang thiết bị của lực lượng công an, quân đội là mặt hàng đặc thù, chỉ được sản xuất, cung cấp bởi các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và được cấp để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, việc mua bán, sử dụng những món hàng cấm diễn ra tràn lan. Nhiều kẻ xấu lợi dụng việc này để giả danh các lực lượng chức năng nhằm vi phạm pháp luật.
Các cửa hàng bày bán đủ loại quân phục, quân trang gần cổng Trường đại học Nguyễn Huệ (đóng trên địa bàn P.Tam Phước, TP.Biên Hòa)
* Mua bán dễ dàng
Gần đây, các tài khoản “Quân trang bộ đội”, “Đồ công an chính hãng” trên Facebook liên tục rao bán các món đồ nhiều chủng loại như: giày, thắt lưng, phù hiệu, quần áo dã chiến, mũ kepi, cầu vai… thậm chí có cả bảng tên, phù hiệu. Đáng chú ý, các bài đăng này thường nhận được rất nhiều lượt thích (like), chia sẻ và đặt mua. Nhiều tài khoản thông báo rầm rộ, quay video phát trực tiếp để người mua chọn lựa.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc đăng ký tham gia các trang, nhóm này khá đơn giản. Trong đó, trang “Đồ công an” được coi là nơi mua bán xôm tụ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người hơn cả. Tại đây, ngoài những món phụ kiện như thắt lưng, giày, mũ kepi thì cầu vai từ cấp úy, cấp tá đều có. Người bán chào mời với giá cả hợp lý, uy tín; việc trao đổi mua bán an toàn.
Liên hệ qua tin nhắn Facebook của trang “Đồ công an chính hiệu” và được hồi âm ngay lập tức, phóng viên đặt vấn đề muốn mua trọn bộ trang phục công an, thì nhận được câu trả lời: “Ở đây mặt hàng quân tư trang công an lúc nào cũng có, trọn bộ gồm: giày, mũ, thắt lưng, quần áo có giá 1,8-2,5 triệu đồng tùy cấp bậc. Riêng cầu vai, bảng tên thì phải chờ 3-5 ngày mới có, vì mặt hàng này khó làm”.
Chúng tôi hỏi phương thức thanh toán, kiểm tra sản phẩm, chủ trang Facebook này cho biết chỉ cần đặt cọc 100-200 ngàn đồng. Sau đó bộ phận giao hàng đưa đến tận nơi; số tiền còn lại sẽ thanh toán khi hoàn thành giao dịch. Khi nhận hàng, khách có thể kiểm tra trước nếu thấy vừa ý thì đưa tiền, không thì có thể đổi lại hàng thoải mái.
Video đang HOT
Không chỉ trang phục của ngành Công an mà hiện nay những bộ quần áo giống trang phục quân đội cũng được rao bán công khai cả trên mạng xã hội lẫn bên ngoài thị trường. Tại nhiều nơi trên địa bàn TP.Biên Hòa có nhiều cửa hàng chuyên bán mặt hàng này.
Trong đó, khu vực trước cổng Trường đại học Nguyễn Huệ (P.Tam Phước, TP.Biên Hòa) nhiều người có thể dễ dàng mua được các loại quân trang, quân dụng của lực lượng vũ trang từ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến học viên, hạ sĩ quan, binh sĩ.
Nhìn bên ngoài, những bộ trang phục của lực lượng vũ trang được may khá chuẩn, các đường viền, chỉ may đều rất chuyên nghiệp, màu sắc cũng giống như màu trang phục của quân nhân vẫn thường mặc, kể cả mác, logo. Thậm chí, có cửa hàng còn giới thiệu bán và dập cả biển tên. Chỉ cần đọc tên và số hiệu là họ có thể dễ dàng làm cho người nào có nhu cầu.
* Pháp luật nghiêm cấm
Từ trước đến nay, trang phục quân đội, công an được bày bán tràn lan, việc mua bán dễ dàng đã tạo kẽ hở cho nhiều đối tượng sử dụng vào mục đích xấu. Không ít người lợi dụng việc mua bán làm điều phi pháp như: giả danh sĩ quan quân đội, công an để lừa đảo những người nhẹ dạ, hay có những hành động không đẹp gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng vũ trang.
Một trang Facebook công khai rao bán quân tư trang của lực lượng công an. Ảnh: Chụp màn hình
Mới đây, vào tối 28-8, tại TP.HCM, 2 đối tượng Trần Văn Sơn (41 tuổi, ngụ TP.HCM) và Trần Hồng Thái (37 tuổi, quê tỉnh Hưng Yên) đã bị lực lượng chức năng tạm giữ khi giả danh cán bộ Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) vào nhà một người dân để đòi bắt người, khám nhà. Sau khi bị bắt giữ, 2 đối tượng thừa nhận giả danh công an nhằm mục đích”cưỡng đoạt tài sản”. Các đối tượng sử dụng cảnh phục, giấy chứng minh công an nhân dân, biển số xe, khẩu súng kim loại ngắn màu đen (không đạn) cùng một số giấy tờ liên quan (đều được mua trên mạng) để phục vụ mục đích xấu.
Trước đó, vào chiều 22-3, trong lúc anh H.V.H. (ngụ TT.Hiệp Phước, H.Nhơn Trạch) đi xe máy ở khu vực xã Long An (H.Long Thành) thì bị Nguyễn Văn Cò (21 tuổi, quê tỉnh Đồng Tháp) mặc trang phục và xưng là công an, yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Nghi ngờ đây là đối tượng giả danh công an, anh H. phóng xe bỏ chạy đến nhà người quen ở TT.Hiệp Phước nhưng Cò vẫn đi theo để yêu cầu kiểm tra hành chính. Do đối tượng không xuất trình được thẻ ngành công an nên anh H. cùng người dân đã giữ đối tượng giao cơ quan công an để xác minh, xử lý.
Luật sư Lê Văn Nhân, Đoàn Luật sư Đồng Nai cho biết, trường hợp người sử dụng quân trang, quân phục để cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015. Trường hợp không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì người sử dụng quân trang, quân phục cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, hiện nay, pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, sử dụng trái phép về quân trang, quân phục, trang thiết bị của các lực lượng vũ trang. Mọi hành vi sản xuất, mua bán trái phép quân trang, quân dụng đều được xem là vi phạm pháp luật.
“Người bình thường chỉ cần mang áo quần, thậm chí các phụ kiện liên quan đến lực lượng vũ trang là không đúng. Trường hợp vi phạm, tuy theo tính chất, mức độ sẽ bị xư lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” – luật sư Nhân nói.
Nghị định 82/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định về Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam nêu rõ: cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân làm giả, tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghị định 29/2016/NĐ-CP quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân cũng nêu rõ: nghiêm cấm các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của công an nhân dân.
Giả cán bộ Bộ Công an nửa đêm đến nhà dân đọc lệnh bắt người
Công an quận 11 đang tạm giữ Trần Hữu Sơn (SN 1979, ngụ quận Tân Bình, tạm trú quận 7) và Trần Hồng Thái (SN 1983 tuổi, quê Hưng Yên) để điều tra, xử lý về hành vi "cưỡng đoạt tài sản".
Theo thông tin ban đầu, tối 28/8 hai người trên mặc quân phục CAND đi ô tô biển xanh BKS 80B - 2547 đến nhà bà T ở đường Nhật Tảo, phường 7, quận 11.
Trong đó, Sơn mang quân hàm Thiếu tá, còn Thái mang quân hàm Thiếu uý và đều đem theo súng ngắn.
Hai đối tượng giả danh cán bộ Bộ Công an bị tạm giữ tại trụ sở Công an phường 7
Khi vào nhà bà T, hai người xưng là cán bộ của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an rồi đọc lệnh bắt bà T và khám xét nhà của bà này.
Giấy tờ thu giữ của hai đối tượng
Sự việc diễn ra khiến nhiều người dân xung quanh chú ý. Một số người nghi ngờ về cách làm việc của hai cán bộ công an nên gọi điện trình báo cho Công an phường.
Lực lượng chức năng đã có mặt, yêu cầu 2 đối tượng xuất trình giấy tờ tùy thân. Hai đối tượng xuất trình một thẻ ngành và lệnh khám xét, nhưng tất cả đều là giả nên được mời về trụ sở công an để làm việc.
Tại cơ quan Công an, Sơn và Thái cúi đầu thừa nhận là cán bộ công an "dỏm". Chúng khai, quân phục CAND, súng ngắn và kể cả BKS xanh của ô tô đều tìm mua trên mạng. Chiếc xe 2 đối tượng đi cũng là xe thuê.
Cả hai khai, mục đích giả cán bộ của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đến nhà bà T diễn cảnh đọc lệnh bắt, khám xét nhà để doạ, yêu cầu gia đình bà T đưa cho chúng từ 100 - 200 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng chưa thực hiện được kế hoạch thì đã bị lộ tẩy.
Công an quận 11 tình nghi, hai đối tượng còn giả danh cán bộ CAND để thực hiện một số hành vi phạm pháp khác. Do đó, Công an đang mở rộng điều tra.
Bị khởi tố, ông Nguyễn Đức Chung đối diện mức án nào? Luật sư cho rằng, với hành vi ""Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước", ông Nguyễn Đức Chung có thể đối diện với mức án cao nhất là 15 năm tù. Video: Hình ảnh lực lượng chức năng rời nhà ông Nguyễn Đức Chung sau khám xét Liên quan đến việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch...