Ngăn chặn loại virus nguy hiểm trên thủy sản từ Trung Quốc
Bộ NN&PTNT đề nghị các lực lượng chức năng, các tỉnh biên giới tăng kiểm soát tình trạng nhập lậu tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn thủy sản… từ Trung Quốc, nhằm ngăn chặn loại virus cực nguy hiểm trên thủy sản.
Bộ NN&PTNT đề nghị các lực lượng chức năng ngăn chặn tình trạng nhập lậu các loài tôm giống, tôm thương phẩm từ Trung Quốc, vì nguy cơ mang loại virus DIV1 trên tôm vào Việt Nam.
Ngày 20/5, Bộ NN&PTNT cho biết, theo mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á-Thái Bình Dương (NACA), loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.
Tiếp đó, đến tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.
Theo Bộ NN&PTTN, hiện đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1 gồm: tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt), tôm càng sông (hay tôm chà) và tôm gai.
Loài cua Cà ra và cua bờ sọc (cua bờ) cũng được ghi nhận bị nhiễm virus qua thực nghiệm nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với virus.
Tôm sú hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với vi
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ 1: Tiến sĩ chân đất của bà con nuôi tôm
Từ sáng kiến của Thành đoàn TP.HCM, danh hiệu 'Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM' được bình chọn và tuyên dương mỗi năm.
TS Trần Hữu Lộc (thứ hai từ phải qua) cùng nhà khoa học các nước dự hội thảo quốc tế về nông nghiệp - Ảnh: T.HỮU
Sau 14 năm kiên trì tìm kiếm, đã có 99 điển hình trẻ trên các lĩnh vực được vinh danh, giới thiệu diện mạo một lớp trẻ mới của TP mang tên Bác tự tin, tài giỏi và sống nghĩa tình...
Video đang HOT
Được bình chọn là "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" năm 2014, TS Trần Hữu Lộc hiện đang giảng dạy tại khoa thủy sản Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đồng thời là giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tôm tư nhân ShrimpVet-Dr.Tôm, Công ty Minh Phú AquaMekong.
Ở đó không chỉ đơn thuần để khởi nghiệp, mà là nơi để anh cùng cộng sự thực hiện tham vọng lớn hơn - cung cấp con tôm giống sạch cùng phương pháp nuôi tôm an toàn, giúp bà con nuôi tôm yên tâm làm ăn. TS Lộc chia sẻ:
- Đến từng vùng nuôi tôm, cùng làm với bà con, tôi có thêm nhiều bài học mới từ chính họ. Với bà con, lưu ý hay khuyến cáo gì cũng vậy, đừng quá bảy "gạch đầu dòng", tốt nhất là năm cái thôi.
Mọi thứ đều phải rất cụ thể, xuất phát từ thực tiễn, kinh nghiệm nuôi thực tế mà nói, chứ khoa học hay sách vở quá đều... "không ăn"!
"Tôi đang nỗ lực để tạo cuộc chơi công bằng khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Thay vì "làm cho", tại sao không phải là "làm với, làm cùng" họ một cách bình đẳng, minh bạch."
TS TRẦN HỮU LỘC
Xuống ruộng với nông dân
* Đó là lý do người ta hay thấy anh với bộ dạng không khác gì nông dân và sẵn sàng xắn quần lội ruộng?
- Mình làm gì cũng phải đi từ thực tế. Với nhà khoa học, đôi khi phải tự biến mình thành "chuột bạch" để biết nông dân đang làm gì, hiểu được cảm giác thất bại trong làm ăn của họ.
Có lần báo cáo chuyên đề cho nông dân ở miền Tây, một lão nông hỏi: "Chớ chú có nuôi đâu mà biết tụi tui thất bại sao?".
Nhưng thực tế là tôi đã thiệt hại tính bằng tỉ đồng đúng với chứng bệnh mà nhiều hộ nuôi tôm ở đó đang gặp, nên nói ra bà con hiểu ngay.
Đứng nói trước hội thảo cả trăm nhà khoa học quốc tế thiệt sự là không khó bằng nói sao để bà con mình hiểu, rồi nuôi cho đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Hiệu quả cuối cùng nằm chỗ đó.
* Còn vai trò cố vấn cho một số tổ chức quốc tế về nuôi trồng thủy sản thế nào rồi, thưa anh?
- Tôi vẫn có tên trong danh sách nhà khoa học cố vấn cho một vài tổ chức quốc tế liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, vẫn dự các hội thảo quốc tế khi sắp xếp được thời gian.
So với trước, tôi giữ liên hệ thường xuyên với các liên minh, tổ chức tư nhân nghiên cứu về bệnh động vật, đặc biệt là con tôm.
Tôi thấy các đơn vị này thường có mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng đến phục vụ người dân tốt hơn vì người sáng lập thường là "dân trong nghề" với nhau nên hiểu rõ.
Ở Việt Nam cũng vậy, tôi thấy việc phối hợp công - tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay làm khá tốt. Nhiều tổ chức tư nhân về nông nghiệp hoạt động hiệu quả song song với các tổ chức của Nhà nước và chính sách quản lý về nông nghiệp. Điều này rất quan trọng vì có lợi cho nông dân.
Trung tâm nghiên cứu của tôi vẫn trung thành với sứ mệnh đặt ra từ trước, đã tìm ra nhiều chứng bệnh trên con tôm và giải pháp phòng tránh.
Điều chúng tôi mong muốn là đưa ra những cảnh báo quan trọng, kịp thời, giúp bà con đủ thông tin, bình tĩnh xử lý các tình huống gặp phải trong quá trình nuôi.
Hành trình tạo con tôm bố mẹ
* Con tôm giống mà anh và cộng sự đang cung cấp cho bà con hiện đang ở tiêu chuẩn nào?
- Mỗi năm trung tâm chúng tôi đưa ra thị trường khoảng vài trăm triệu con tôm giống. Nếu tính tỉ lệ chắc mới đạt chừng 1% nhu cầu nguồn tôm giống mỗi năm.
Tôi tự tin khẳng định rằng chúng tôi đưa ra thị trường con giống hầu như sạch bệnh hoàn toàn và quy trình sản xuất sạch, không kháng sinh cũng như chọn lọc nguồn gen phù hợp với các điều kiện nuôi ở Việt Nam.
Chúng tôi mong có nhiều người, nhiều công ty cùng cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng tôm giống, giúp người nuôi có nhiều sự lựa chọn.
Cùng với nhiệm vụ tạo ra con giống sạch, đội ngũ nhà khoa học trẻ tại trung tâm luôn đề cao nghiên cứu để không chỉ xét nghiệm, phân tích các loại bệnh mà còn tìm ra giải pháp phòng tránh, hoặc nếu tôm có bệnh trong quá trình nuôi sẽ cần làm gì để xử lý hiệu quả các tình huống ấy, phù hợp điều kiện nuôi thực tế trong nước.
Trung tâm có dịch vụ nghiên cứu làm với nước ngoài, nhiều hợp đồng chúng tôi nhận được đến từ nhiều nước có tỉ trọng nuôi tôm lớn của thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, khoảng 70% công ty thủy sản của nhiều nước trên thế giới đã biết và từng làm việc với phòng nghiên cứu của chúng tôi.
* Anh từng chia sẻ về ước mơ tạo ra con tôm giống bố mẹ. Hành trình đó đã đến đâu rồi?
- Tôi và cộng sự vẫn đang theo đuổi ước mơ đó bên cạnh các việc vẫn làm hằng ngày. Nhưng đây là hành trình dài, đòi hỏi nhiều công sức lẫn vốn đầu tư.
Hiện tôi vẫn làm việc với nhiều đối tác nước ngoài việc nhân giống nguồn gen đang có, để chọn lọc được nguồn gen con tôm giống bố mẹ phù hợp với điều kiện nuôi của Việt Nam.
Nhu cầu nuôi tôm trong nước mỗi năm cần khoảng 500.000 con tôm giống bố mẹ. Và nếu muốn có con giống tốt, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện việc nhân giống tôm bố mẹ ở Việt Nam với các đặc điểm di truyền và phẩm chất phù hợp với điều kiện nuôi trong nước.
Thực sự chúng tôi rất cần sự tiếp sức cả về nguồn đầu tư, chính sách quản lý về mặt nhà nước để có thể "chạy" nhanh hơn, vì nếu chỉ mình chúng tôi tự làm chắc chắn tốn nhiều thời gian hơn.
Cần tạo thị trường cạnh tranh
Nhiều năm gắn bó với ngành thủy sản, đặc biệt là con tôm, TS Trần Hữu Lộc nói giá trị của ngành này không nhỏ nhưng cần tạo ra thị trường cạnh tranh tự do.
Theo anh, vì còn phụ thuộc thế độc quyền của nhiều công ty nước ngoài nên ngành chăn nuôi nói chung, thủy sản nói riêng tại Việt Nam còn chịu thiệt thòi.
Trong đó, chuyện người nuôi bị ép giá, còn người mua phải chịu giá vật tư đầu vào rất cao là một trong những điều khiến anh thao thức. Ngành thủy sản có một thị trường trong nước rộng lớn, tiềm năng xuất khẩu cũng không nhỏ.
Vấn đề mấu chốt là phải ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp nuôi để làm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho người nuôi.
"Chúng ta có lợi thế quốc gia khi điều kiện nuôi trồng đều tốt hơn nhiều nước khác. Điều cần lúc này là nắm được chuỗi giá trị trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm, thương hiệu nông nghiệp riêng, phá thế độc quyền.
Khi đó nông dân có nhiều lựa chọn hơn, giá cả cũng cạnh tranh hơn chứ không bị ép như hiện nay" - anh Lộc phân tích.
QUỐC LINH thực hiện
Bạc Liêu: Dân trúng đậm vụ tôm càng xanh to bự, bán 140 ngàn/ký Những ngày Tết vừa qua, kể cả ngày mùng Một Tết, nông dân một số vùng chuyên canh tôm, tôm- lúa kết hợp ở các huyện Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi... của tỉnh Bạc Liêu, vẫn rộn ràng thu hoạch tôm càng xanh. Trúng mùa, giá cao, nông dân nuôi tôm phấn khởi với vụ mùa thắng lớn. Thu hoạch...