Ngăn chặn lạm dụng rượu, bia để giảm các vụ tai nạn giao thông thương tâm
Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, số người tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu bia lại khiến du luận bất an, lo lắng.
Những cái chết thương tâm do… ma men
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định sử dụng rượu, bia là một yếu tố gây trở ngại sự phát triển bền vững ở ba khía cạnh sức khỏe, kinh tế và xã hội.
Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do tài xế lạm dụng rượu bia.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo việc uống rượu, bia có liên quan tới nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia, các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông.Theo bảng thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 bệnh tật và tình trạng thương tích; được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.
Cụ thể, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến tài xế vi phạm nồng độ cồn. Gần nhất, tại Hà Nội, đêm 22/4, tài xế Đỗ Xuân Tuyên (49 tuổi) sau khi uống nhiều cốc bia đã lái xe ôtô 7 chỗ tông ngã chị Lê Thu Hà (công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) đang làm việc trên đường Láng. Tài xế Tuyên sau đó tiếp tục đâm vào một xe máy và chiếc Mercedes.
Vụ tai nạn khiến chị Hà tử vong tại chỗ, người đi xe máy bị thương. Tài xế bỏ chạy về đường Láng Hạ được vài km thì người dân chặn lại.
Cơ quan chức năng đã kết luận nồng độ cồn trong khí thở của tài xế Tuyên ở mức 1,041 mg/lít khí thở, cao gấp gần ba lần mức phạt cao nhất (0,4mg/lít) theo Nghị định 46.
Với hành vi lái xe trong người có nồng độ cồn, gây hậu quả nghiêm trọng, Công an quận Đống Đa đã ra quyết định tạm giữ tài xế Tuyên để điều tra.
Trước đó, trưa 11/4 tại Bình Định, khoảng 10 người trong Đội dịch vụ tang lễ Văn Thứ ngồi chờ khiêng hòm đám tang ở đường Nguyễn Công Trứ, TP Quy Nhơn thì bị xe 7 chỗ lào vào khiến 4 người chết và 6 người bị thương. Chiếc xe gây tai nạn chạy đi khoảng 100 m mới dừng lại.
Video đang HOT
Kết quả đo nồng độ cồn với tài xế Huyện sau khi gây tai nạn là 0,315 mg/lít khí thở. Trong khi đó theo quy định của pháp luật, người lái ô tô bị cấm uống rượu bia.
Ngoài tai nạn giao thông, rượu bia còn là thủ phạm gây một số bệnh như tim mạch (tăng nguy cơ gây đột qụy, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ); tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp và mãn tính); ung thư (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư; là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan mật…).
Chưa kể, sử dụng rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế – xã hội như bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.
Cần giảm sử dụng rượu bia
Đại hội đồng Y tế thế giới đã kêu gọi các nước xây dựng và thực thi các chính sách nhằm giảm đến mức thấp nhất thói quen sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại.
Tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia (chiếm hơn 99% tổng lượng đồ uống có chứa cồn) đang gia tăng nhanh qua các năm. Sản lượng bia năm 2016 là 3,8 tỷ lít đã tăng lên 4,1 tỷ lít (năm 2017) và 4,67 tỷ lít (năm 2018). Ngoài ra, mỗi năm còn tiêu thụ hơn 300 triệu lít rượu công nghiệp và rượu thủ công.
Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ở mức báo động khi bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm; tỷ lệ nam giới và thanh, thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao, trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động.
Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp dẫn đến các hậu quả bất lợi về sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người chung quanh và cộng đồng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống.
Để quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng rượu bia, hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12//2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.
Tuy nhiên, đây mới là chính sách mang tính định hướng, cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao. Thực tế đó đòi hỏi phải có một luật điều chỉnh toàn diện về giảm tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia.
Và Bộ Y tế là cơ quan được giao và đang hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với mục tiêu tăng cường bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Luật này quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm: kiểm soát giảm mức tiêu thụ; kiểm soát việc cung cấp; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tho bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, việc ban hành một luật để ngăn chặn tác hại của rượu, bia là rất cần thiết và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có các mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với các hiệp định thương mại quốc tế.
Mặt khác, theo bà Trang, kinh nghiệm các nước cho thấy các quy định nghiêm khắc chỉ có tác động từng bước giảm dần tốc độ gia tăng, duy trì sản lượng rượu, bia (do tính gây nghiện, số dân tăng, người uống mới) nhưng đem lại các lợi ích vượt trội cho sức khỏe người dân, giảm hậu quả, chi phí xã hội, phát triển đất nước bền vững.
Và một nội dung luôn nhận được sự quan tâm của DN khi xây dựng Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia mà Bộ Y tế đang tiến hành là việc quảng cáo rượu bia với các nội dung vừa được Bộ Y tế đề xuất như cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên Internet hay cấm khuyến mại bia trực tiếp đến người tiêu dùng
Về vấn đề này, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ nên thắt chặt quảng cáo rượu, còn bia thì không nên; ngược lại một số đại biểu Quốc hội lại đồng tình với việc phải thắt chặt quản lý quảng cáo bia được đề cập trong các lần Dự thảo.
Trước hai luồng ý kiến nêu trên theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế thì rượu hay bia, khi quy về nồng độ cồn nguyên chất, đều có cơ chế tác động đến sức khỏe và các vấn đề khác của người sử dụng như nhau. Do đó cần phải có biện pháp kiểm soát các sản phẩm bia, rượu để hạn chế bớt các tác hại.
“Chẳng hạn tài xế uống một lon bia hay một ly rượu vang 30ml hoặc một chén rượu mạnh 15 ml thì quy ra nồng độ cồn nguyên chất là như nhau, đều bị phạt và đều phải chịu nguy cơ gây ra các tác động đối với người tham gia giao thông. Nên không thể nói bia thì không có hại như rượu được và cần phải có cơ chế kiểm soát”, bà Trang giải thích.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Kết thúc kì nghỉ lễ Giỗ tổ, 66 người đã mãi mãi ra đi vì tai nạn giao thông
Riêng ngày cuối đợt nghỉ, 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 25 người và 18 người bị thương. Các sự cố đều xảy ra trên đường bộ.
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (13-15/4), cả nước xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông, làm 66 người chết và 60 người bị thương. Tai nạn chủ yếu xảy ra trên đường bộ (95 vụ) làm 65 người tử vong. Hai vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 1 người chết.
Thống kê tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ lễ. Ảnh: Zing.vn
Theo thống kê, ngày 13/4, 27 vụ tai nạn giao thông xảy ra làm chết 18 người, bị thương 14 người. Riêng ngày 14/4, ngày nghỉ lễ thứ 2 có số người chết vì TNGT tăng cao, khi trên địa bàn cả nước xảy ra 37 vụ tai nạn giao thông, làm 23 người chết; 28 người bị thương. Các vụ tai nạn này đều xảy ra trên đường bộ, còn đường sắt và đường thủy không xảy ra tai nạn.
Riêng ngày cuối đợt nghỉ, 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 25 người và 18 người bị thương. Các sự cố đều xảy ra trên đường bộ. Đáng chú ý nhất là vụ TNGT vào sáng 15/4, trên địa bàn xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (thuộc đoạn đường dẫn kết nối cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ) đã xảy ra một vụ TNGT liên hoàn giữa 4 ô tô.
Theo đó, công an huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cho biết, khoảng 6h ngày 15/4 trên đoạn đường dẫn kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (thuộc địa phận xã Yên Bằng, huyện Ý Yên) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe ô tô.
Minh họa
Theo những người chứng kiến vụ việc, vào thời điểm trên, xe ô tô 45 chỗ biển kiểm soát 17B - 017.26 lưu thông theo hướng Ninh Bình - Hà Nội do không làm chủ được tốc độ và phanh gấp nên bị lật ngang. Đầu xe cắm xuống mương nước bên vệ đường, đuôi xe vẫn nằm trên một phần đường. Đúng lúc đó, xe khách 45 chỗ biển kiểm soát 34B - 016.91 lưu thông cùng chiều bị bất ngờ đã va vào phần đuôi xe bị lật phía trước. Cú đâm mạnh khiến xe khách biển kiểm soát 34B - 016.91 quay ngang chiếm phần lớn lòng đường đã gây va chạm với xe cứu thương biển kiểm soát 30F - 153.25 và xe tải biển kiểm soát 86C - 032.88 chạy ngược chiều.
Vụ tai nạn liên hoàn làm 2 xe khách và xe tải hư hỏng nặng phần đầu và thân xe; xe cứu thương bị văng xuống mép ruộng ven đường.
Lãnh đạo huyện Ý Yên cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe khách 17B - 017.26 bị lật chỉ có khoảng 10 người và do xe tự lật sau khi đã hãm phanh nên không có thương vong về người. Toàn bộ hành khách trên xe đã được những người có mặt tại hiện trường đập kính đưa ra ngoài an toàn. Còn xe khách biển kiểm soát 34B - 016.91 lưu thông phía sau và 2 xe ô tô lưu thông ngược chiều cũng đã hãm phanh kịp thời trước khi xảy ra va chạm nên chỉ bị hư hỏng phương tiện.
Theo cán bộ Phòng CSGT công an tỉnh Nam Định, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, trên 2 xe khách đều có rất đông hành khách. Rất may là tất cả hành khách đều không ai bị nguy hiểm tới tính mạng.
Theo yan
Hà Nội khám cấp cứu hơn 4.800 trường hợp trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 Trong số 764 ca khám cấp cứu do tai nạn, có 292 ca khám do tai nạn giao thông, 378 ca tai nạn trong sinh hoạt, còn lại là tai nạn do nguyên nhân khác. Chiều 15-4, Sở Y tế có báo cáo về công tác đảm bảo y tế đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019. Theo đó, từ ngày...