Ngăn chặn hoạt động buôn người qua biên giới
Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm chính đáng của nhiều người, các đối tượng xấu đã giăng bẫy “việc nhẹ, lương cao” để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài.
Trước diễn biến phức tạp của thực trạng này, công an nhiều địa phương đã lên tiếng cảnh báo người dân cần nêu cao cảnh giác, tránh sập bẫy kẻ buôn người.
Phá đường dây lừa bán 36 người ra nước ngoài
Mới đây, ngày 9/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu cho biết vừa giải cứu một thiếu nữ bị lừa qua Myanmar lao động với chiêu trò dụ dỗ đi làm “việc nhẹ, lương cao”. Danh tính nạn nhân được xác định là Lò Thị P (17 tuổi, trú tại bản Ít Luông, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Cụ thể, tháng 2/2023, Lò Thị P đi làm thuê tại TP Lào Cai. Do công việc không ổn định, P lên mạng xã hội tìm thông tin việc làm.
Công an Cửa khẩu sân bay Đà Nẵng hướng dẫn người dân sử dụng hệ thống cửa tự động.
Một người lạ liên hệ với P và hứa giúp thiếu nữ này tìm việc làm ở Myanmar với mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Sau khi đạt thỏa thuận, người này hướng dẫn, hỗ trợ P vượt biên, tìm đường đến nơi làm việc. Khi đến Myanmar, nạn nhân bị người quản lý thu hết giấy tờ, bắt ép làm việc mà không được trả tiền. P định bỏ trốn thì bị quản lý ngăn chặn, đánh đập. Do không chịu nổi cuộc sống ở Myanmar, P đã tìm cách báo tin cho gia đình giải cứu.
Cụ thể, tháng 6/2024, Công an tỉnh Lai Châu nhận được đơn trình báo của chị Lò Thị L (chị gái của P) về việc em gái bị nhóm người xấu lừa bán sang Myanmar. Đến tháng 7, lực lượng chức năng phối hợp giải cứu thành công và đưa nạn nhân về Việt Nam an toàn. Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu điều tra, xác minh làm rõ nhóm người liên quan.
Trước đó, vào hồi tháng 6, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Cục Cảnh sát mua bán người Bộ Công an Lào, Công an tỉnh Bò Kẹo (Lào) phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 nghi phạm về hành vi mua bán người và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giải cứu 36 nạn nhân.
Thiếu nữ 17 tuổi bị lừa bán sang Myanmar vừa được giải cứu.
Qua công tác nắm bắt tình hình, Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện, thời gian gần đây, nhiều người dân có nhu cầu tìm việc làm đã bị một số đối tượng dụ dỗ, lôi kéo sang nước ngoài và bán vào các đặc khu kinh tế cho những tổ chức tội phạm do người Trung Quốc điều hành.
4 đối tượng bị bắt gồm: Lê Xuân Thành (35 tuổi) và Lê Anh Tuấn (34 tuổi, cùng trú xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Dương Anh Điện (38 tuổi, trú phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh), Lê Thanh Trầm (46 tuổi, trú huyện Yên Thành, Nghệ An).
Hiện, 36 nạn nhân là người Việt Nam đã được đưa từ đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng (thuộc tỉnh Bò Kẹo, Lào) về nước an toàn.
Qua xác minh, Công an tỉnh Hà Tĩnh xác định, đối tượng Lê Xuân Thành đã cấu kết với những đối tượng khác, thông qua mạng xã hội lấy danh nghĩa tuyển dụng lao động sang làm việc tại Thái Lan với mức lương từ 18-30 triệu đồng. Tuy nhiên, không như hứa hẹn ban đầu, các nạn nhân sau đó bị chúng đưa sang Lào bán cho những đường dây tội phạm hoạt động lừa đảo quốc tế trên không gian mạng do người Trung Quốc cầm đầu ở khu vực đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng (tỉnh Bò Kẹo, Lào). Tại đây, các nạn nhân bị bọn tội phạm khống chế, cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện hành vi lừa đảo hoặc tổ chức đánh bạc trực tuyến. Mỗi ngày, các nạn nhân phải làm việc gần 20 giờ.
Làm việc vất vả nhưng hầu hết các nạn nhân này đều không được nhận tiền lương. Không chỉ vậy, họ còn thường xuyên bị chủ đánh đập dã man, thậm chí quản thúc, không cho ra ngoài. Nhiều người không chịu nổi việc bị bóc lột sức lao động và đánh đập nên đòi về nước liền bị chúng giam giữ, ép gọi điện thoại cho người nhà ở Việt Nam gửi tiền sang chuộc thân.
Video đang HOT
Các bị cáo (bên trái) trong đường dây lừa đảo 36 người ra nước ngoài.
Năm 2023, Lê Xuân Thành và Lê Anh Tuấn sang Lào làm việc cho một tổ chức tội phạm người Trung Quốc tại đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng. Thành và Tuấn được giao nhiệm vụ sử dụng mạng xã hội để lừa đảo người Việt Nam đầu tư vào các app nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ cuối tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, Thành và Tuấn được giao nhiệm vụ quản lý, tìm kiếm người từ Việt Nam đưa sang hoạt động lừa đảo.
Cụ thể, Thành và Tuấn đã sử dụng mạng xã hội tuyển dụng người sang Thái Lan lao động với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”. Bằng thủ đoạn trên, chúng đã lừa được 22 người Hà Tĩnh, đưa ra cửa khẩu Tây Trang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) để đến đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, giao cho các tổ chức tội phạm người Trung Quốc. Sau đó, các nạn nhân bị ép buộc phải sử dụng máy tính, điện thoại và được hướng dẫn, đào tạo để lập tài khoản mạng xã hội nhắn tin, gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động, các nạn nhân bị thu hết hộ chiếu, giam lỏng, đánh đập và không trả lương nên họ đã liên lạc về nhà cầu cứu.
Được biết, đường dây tổ chức đưa người từ Việt Nam sang Lào do Lê Xuân Thành và Lê Tuấn Anh nằm trong hệ thống đường dây tội phạm xuyên quốc gia với quy mô lớn do các đối tượng người Trung Quốc chỉ đạo, điều hành. Ngoài việc tổ chức hoạt động mua bán người từ Việt Nam sang Lào, Thành và đồng bọn cũng như 36 người Việt Nam bị bán sang Lào đều tham gia hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tổ chức đánh bạc trên không gian mạng.
Chiêu trò của kẻ buôn người
Nhu cầu tìm việc làm chính đáng của nhiều người lại trở thành miếng mồi béo bở của những kẻ lừa đảo. Nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải cái bẫy xuất cảnh ra nước ngoài với lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” chính là sự cả tin, thiếu cảnh giác. Trên thực tế, đa số khi nghe những lời mời gọi hấp dẫn của người lạ thì đều không tìm hiểu kỹ, họ thậm chí còn không cần biết ra nước ngoài mình sẽ làm công việc gì.
Trước tình trạng nhiều nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài với chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”, công an nhiều địa phương đã đưa ra lời cảnh báo. Cụ thể, để phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động đưa người xuất cảnh sang nước ngoài lao động trái phép, người lao động cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc; đặc điểm thông tin của người giới thiệu và tham khảo ý kiến của mọi người, cũng như cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm, công ty làm việc, thông tin người đi cùng trước khi xuất cảnh. Nếu có nhu cầu xuất cảnh lao động ở nước ngoài thì liên hệ các cơ quan chức năng ở địa phương để giới thiệu các tổ chức, doanh nghiệp có uy tín, có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhằm đảm bảo an toàn, hợp pháp.
Lướt qua một số hội, nhóm “việc nhẹ, lương cao”, không khó để bắt gặp những dòng trạng thái tìm người ra nước ngoài làm việc. Cụ thể, trên nhóm “Việc nhẹ lương cao – tìm việc nhanh”, một tài khoản có tên P. Toàn Tí Tởn viết: “Mình tìm 1-2 bác tài và 3-4 nữ giúp việc nấu ăn có thể đi nước ngoài làm việc. Chăm chỉ, làm lâu dài. Chủ người Việt Nam, bao ăn ở ạ. Thiện chí inbox cho mình”. Phía dưới bài đăng có nhiều comment, chủ yếu nói chủ status inbox. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có comment cảnh báo “cẩn thận, nó lừa đấy”.
Những dòng trạng thái như thế này xuất hiện nhiều trong các hội, nhóm “việc nhẹ, lương cao”.
Nhiều người chỉ vì tin vào những lời đường mật của người lạ đã tự đẩy cuộc đời mình vào bi kịch. Tuy nhiên, khi chẳng may lâm vào bi kịch và sau đó thoát ra được thì có người lại nhẫn tâm dụ dỗ người khác và biến mình từ nạn nhân trở thành kẻ buôn người.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua, TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử một số bị cáo có hành vi mua bán người. Có trường hợp từng là nạn nhân nhưng vì đồng tiền đã trở thành “cò”, mắt xích cho đường dây buôn bán người. Đó là đối tượng Vi Hoàng Lâm (17 tuổi, trú Đắk Nông). Tháng 7/2021, Lâm bị bán vào công ty do người Trung Quốc làm chủ ở Campuchia. Sau đó, Lâm bỏ ra số tiền 4.000 USD để chuộc mình nhưng không về Việt Nam mà ở lại Campuchia lao động bất hợp pháp. Tại đây, Lâm quen biết Sầm Thị Hải Yến (26 tuổi, trú Lào Cai), chuyên tuyển người cho các công ty, quán bar tại Campuchia. Khi người phụ nữ này yêu cầu tìm người Việt Nam đưa sang Campuchia bán và hứa trả 1.000 USD/người, Lâm đã đồng ý.
Đối tượng này về Việt Nam, sử dụng mạng Facebook đăng bài tuyển dụng lao động với nội dung sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, công ty sẽ lo mọi chi phí ăn ở, đi lại. Miếng “pho mát” trên của Lâm lập tức khiến bé gái T.T.L (14 tuổi, trú xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột) sập bẫy. Gia đình bé gái này đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để chuộc về. Lâm bị tòa tuyên 11 năm tù về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”.
Tương tự, trường hợp hai cậu cháu ở Đắk Lắk cũng vướng vòng lao lý về tội “Mua bán người”. Đó là Nguyễn Ngọc Thiên (22 tuổi, trú huyện Krông Pắc) và cháu ruột Hà Phúc Minh Đăng (18 tuổi, huyện Krông Năng). Trước đó, năm 2022, Thiên được giới thiệu sang Campuchia làm phiên dịch tiếng Trung Quốc cho một công ty. Sau đó, Thiên đưa Đăng là con của chị gái sang làm quảng cáo và game đánh bạc cho một công ty khác.
Thời gian ở đây, hai cậu cháu biết việc đưa người Việt Nam sang Campuchia bán vào các công ty do người Trung Quốc làm chủ sẽ thu lợi cao nên đăng bài quảng cáo trên Facebook với nội dung: “Tuyển lao động sang Campuchia làm việc nhẹ lương cao”. Có 5 nạn nhân ở Đắk Lắk đã sập bẫy. Sau các phi vụ buôn người trên, Thiên và Đăng thu lợi tổng số 900 USD.
Các nạn nhân khi bị đưa sang Campuchia rồi bán cho các công ty nước ngoài phải làm những công việc phi pháp, không được nghỉ ngơi, không được ra khỏi nơi làm việc; tính chất công việc rất vất vả, áp lực, nếu làm không đủ chỉ tiêu thì bị đánh đập, bỏ đói, bán đi nơi khác. Ai muốn về lại Việt Nam phải bỏ một số tiền lớn để chuộc thân. Nguyễn Ngọc Thiên phải trả giá bằng 13 năm tù giam, Hà Phúc Minh Đăng 8 năm tù giam cùng về tội mua bán người.
Một trong những chiêu trò khác của những kẻ buôn người là lừa nạn nhân ra nước ngoài rồi sau đó đòi tiền chuộc. Mới đây, vào đầu tháng 5/2024, Công an huyện Quảng Xương đã giải quyết vụ việc có dấu hiệu mua bán người dưới hình thức lừa đảo môi giới đi làm việc tại Campuchia, sau đó khống chế để đòi 250.000.000 đồng tiền chuộc.
Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người
Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu.
Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.
Bởi vì sau khi cảm xúc hạnh phúc được trở về qua đi, họ lại phải đối mặt với những khó khăn ban đầu, cộng thêm rất nhiều tổn thương trong quá trình bị giam giữ, cưỡng bức lao động... Tất cả những áp lực đó khiến họ suy sụp và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, về cuộc sống.
Đó là nhận định của bà Đinh Thị Minh Châu, chuyên gia tâm lý, Giám đốc Các dịch vụ tâm lý của Rồng Xanh - tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ các nạn nhân của mua bán người.
"Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu" - bà Đinh Thị Minh Châu, chuyên gia tâm lý, Giám đốc Các dịch vụ tâm lý của tổ chức Rồng Xanh chia sẻ. Ảnh: Nguyễn Thảo
Tìm đến cái chết vì thấy bản thân không có giá trị
Bà Châu nhớ lại một trường hợp cách đây nhiều năm. "Cô bé đó được giải cứu về nước trong tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần bình thường, mặc dù vẫn có cảm giác bất an nhưng trong khả năng kiểm soát.
Sau khi ở lại nơi lưu trú của Rồng Xanh một thời gian ngắn, cô bé nói rất muốn về nhà mặc dù chưa có kế hoạch tiếp theo cho tương lai. Các nhân viên xã hội vẫn giữ liên lạc và thường xuyên gọi điện hỏi thăm xem bạn ấy có cần giúp gì không.
Đến một ngày, bạn liên lạc lại, nói 'cảm thấy không ổn'. Bạn bảo 'có lẽ cái chết là một sự giải thoát cho em trong thời điểm này'. Nhưng lý trí của bạn không muốn làm như thế. Bạn nghĩ mình đã rất cố gắng để được trở về. Ngày xưa, ở bên kia biên giới, bạn từng tự rạch tay mình. Bây giờ, bạn ấy không muốn lặp lại hành động đó nữa. Bạn liên lạc để xin sự trợ giúp".
Sau khi tìm hiểu thêm thì các nhân viên được biết, khi về quê, bạn gái đó muốn tìm chỗ học nghề, nhưng tìm mãi không có chỗ nào phù hợp. Hơn nữa, khi trở về, cô bị hàng xóm dị nghị, phân biệt đối xử. Cộng với tổn thương tâm lý sau biến cố, cô trở nên tiêu cực khi nghĩ về bản thân và tương lai của mình.
Một nạn nhân (phải) bị lừa sang Myanmar được trở về với gia đình. Ảnh: Tổ chức Rồng Xanh
Với trường hợp này, việc đầu tiên các chuyên gia tâm lý cần làm là giúp nạn nhân giảm căng thẳng. Sau đó, bộ phận công tác xã hội giúp cô gái tìm chỗ học nghề ở Hà Nội.
"Bạn ấy học nghề song song với trị liệu tâm lý. Sau vài tháng, tinh thần của bạn ổn định hơn. Trong quá trình học, bạn ấy được tiếp xúc với mọi người, được làm việc và kiếm được tiền gửi về cho gia đình. Bạn cảm thấy mình có giá trị - đó là yếu tố quan trọng giúp bạn ấy vượt qua".
Bà Châu cho biết, sau này, cô bé có thêm bạn bè, có người yêu. Đến giờ, cô đã lập gia đình, sinh con và cuộc sống khá ổn.
"Đó là nhờ bạn ấy đã nhìn vấn đề của mình rộng hơn, có chiều sâu hơn và bạn cảm thấy mình có thể chấp nhận được những gì đã xảy ra với bản thân để bước tiếp".
Sức khỏe tâm thần là thứ không cần phải giấu giếm
Bà Minh Châu cho biết, đặc điểm chung của các nạn nhân mua bán người là họ thường có một vấn đề nào đó từ trước. Nó có thể là đói nghèo, là thiếu thốn tình cảm, là khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc... - những yếu tố khiến họ dễ bị tiếp cận và bị lừa đảo.
"Cộng thêm trải nghiệm bị mua bán như một món hàng, bị đánh đập, tra tấn, ép buộc, hiếp dâm... làm cho những khó khăn của họ lớn hơn rất nhiều. Đó là những khó khăn lớn nhất và ẩn sâu bên trong".
Thậm chí, có một số ca khiến các chuyên gia tâm lý cũng cảm thấy bất lực khi nạn nhân có quá nhiều vấn đề như: Mắc bệnh tâm thần, rào cản ngôn ngữ, địa lý...
Có những trường hợp khó khăn hơn, khi bản thân nạn nhân không muốn tách mình ra khỏi môi trường độc hại - môi trường đã gây ra những áp lực và căng thẳng cho họ. "Một trong những trở ngại về mặt tâm lý là sự phụ thuộc. Họ cảm thấy an toàn với một người nào đó và có xu hướng phụ thuộc vào người kia dù biết người kia rất độc hại. Ở khía cạnh nào đó, có thể nói là họ bị thao túng về mặt tâm lý".
Một nạn nhân bị lừa sang bên kia biên giới được trở về với gia đình. Ảnh: Tổ chức Rồng Xanh
"Việc đầu tiên chúng tôi làm với những trường hợp này là ngắt sự tiếp xúc của nạn nhân với môi trường, và cho họ biết rằng họ còn có nhiều lựa chọn khác. Giống như trường hợp của cô bé kia, khi được bước vào những môi trường học tập, làm việc khác, bạn ấy được ghi nhận. Bạn ấy thấy mình giỏi hơn, có ích hơn, có giá trị hơn ở một nơi nào đó, để từ đó bạn tự tin, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn".
Bà Châu chia sẻ, cũng có những nạn nhân, khi trở về, họ hoàn toàn từ chối mọi hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ như muốn quên tất cả những gì liên quan đến chuỗi ngày đã qua.
"Tất nhiên, chúng tôi tôn trọng quyết định của họ. Nhưng chúng tôi tin rằng, không chỉ với nạn nhân mua bán người, mà với tất cả những người từng trải qua các sang chấn gây tổn thương tâm lý, họ đều cần được trợ giúp.
Nhiều người không biết là mình cần trợ giúp, bởi vì chúng ta chưa có thói quen và văn hóa chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình. Nhất là với vấn đề tâm lý, tâm thần, chúng ta hay có xu hướng giấu giếm nó đi.
Cá nhân tôi luôn mong rằng, trong nhà trường và gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, người lớn sẽ dạy cho trẻ những hiểu biết cơ bản nhất về sức khỏe tâm thần của mình - đơn giản như giúp đứa trẻ hiểu rằng như thế nào là cần giúp đỡ, mình có nên giấu cảm xúc đó đi hay không...
Tôi tin rằng, sức khỏe tâm thần là thứ cần được quan tâm song song với sức khỏe thể chất" - bà Châu khẳng định.
Vượt biên trái phép mua ma túy về sử dụng Do bị nghiện ma túy, một phụ nữ ở vùng biên giới huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt biên trái phép sang Lào mua túy về sử dụng. Tổ công tác của Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Công an xã Trung Lý (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) bắt quả tang một một phụ nữ có hành vi tàng...