Ngăn chặn đua xe trái phép, bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
Lực lượng cảnh sát giao thông xây dựng các phương án huy động, bố trí lực lượng thường trực và ứng trực tại các nút giao thông trọng điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và các địa điểm tổ chức bầu cử.
Lực lượng cảnh sát giao thông tham gia lễ ra quân. (Ảnh: TTXVN phát)
Sáng 15/4, Cục Cảnh sát giao thông đã ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp lễ 30/4, 1/5, bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Điểm nổi bật trong kế hoạch này là cảnh sát giao thông huy động và bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tập trung tại những cung đường có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông, những khung giờ thường xảy ra tai nạn và các “điểm đen”; thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn .”
Cảnh sát giao thông cũng nắm tình hình, xây dựng các phương án huy động, phối hợp và bố trí lực lượng thường trực và ứng trực tại các nút giao thông trọng điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và các địa điểm tổ chức bầu cử; kịp thời xử lý các tình huống giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhất là trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, trên các trục chính ra vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, một số tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, đường Hồ Chí Minh; các địa điểm tổ chức lễ hội…
Trao đổi với báo chí bên lề Lễ ra quân, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cho biết lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông, dẫn đoàn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đi kiểm tra công tác bầu cử cũng như bảo vệ việc di chuyển các hòm phiếu từ các địa điểm bỏ phiếu về nơi tập kết cuối ngày.
Tập trung xử lý vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông
- Với đợt cao điểm này, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tập trung xử lý những hành vi nào, thưa Thiếu tướng ?
Thiếu tướng Lê Xuân Đức: Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, với quyết tâm chính trị cao nhất, Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng cảnh sát giao thông huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ triển khai bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV , Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Video đang HOT
Tiêu chí trong đợt ra quân lần này là phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, ý thức thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông, cũng như lan tỏa hình ảnh đẹp, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của lực lượng cảnh sát giao thông.
Thời gian qua, chúng ta thấy một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra do phương tiện dừng đỗ không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường. Nguy hiểm hơn nữa là trong đó có những người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia và chất ma túy, chất kích thích, gây ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những hành vi có nguy cơ cao, là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, cần phải tập trung xử lý trong đợt ra quân lần này.
- Thiếu tướng có khuyến cáo gì đối với người dân khi tham gia giao thông?
Thiếu tướng Lê Xuân Đức: Đối với người dân, trước hết phải có ý thức thượng tôn pháp luật khi tham gia giao thông, có văn hóa giao thông, có ý thức nhường đường và tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề quan trọng nhất là ý thức tự giác khi tham gia giao thông, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm địa bàn, nắm đối tượng
- Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông cũng như các lực lượng chức năng khác đã xử lý rất nhiều hoạt động liên quan đến đua xe, cổ vũ đua xe trái phép. Thiếu tướng đánh giá như thế nào về các hành vi vi phạm này?
Thiếu tướng Lê Xuân Đức: Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số đối tượng thanh, thiếu niên không có nơi vui chơi, giải trí nên đã tụ tập, lên mạng xã hội kêu gọi tụ tập, gây rối trật tự công cộng và đua xe trái phép. Đây là một biểu hiện mới trong thời gian diễn biến dịch bệnh.
Vì vậy, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác điều tra cơ bản, đặc biệt là tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm địa bàn, nắm đối tượng, qua đó có những phương án đấu tranh với từng vụ việc và từng loại vi phạm, ngăn chặn ngay từ đầu, trước khi nhen nhóm, không để xảy ra rồi mới triển khai bắt giữ.
- Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ triển khai kế hoạch thế nào để đảm bảo phòng, chống đua xe một cách hiệu quả?
Thiếu tướng Lê Xuân Đức: Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 174/KH-BCA-C08 về phòng, chống đua xe trái phép, trong đó chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân tăng cường công tác phòng, chống đua xe trái phép, tập trung vào các hoạt động nghiệp vụ điều tra cơ bản về tuyến, địa bàn, đối tượng và thủ đoạn hoạt động của đối tượng thanh, thiếu niên, qua đó, có phương án đấu tranh cụ thể. Các cán bộ, chiến sỹ đã được tập huấn những tình huống nghiệp vụ để chủ động đấu tranh, ngăn chặn ngay từ khi đối tượng tụ tập, nhen nhóm trên mạng, có phương án ngăn chặn ngay từ đầu.
Đồng thời, Cục Cảnh sát giao thông cũng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xử lý, truy tố trước pháp luật những đối tượng tụ tập đua xe trái phép ngay tại địa bàn đó, để phòng ngừa xã hội, răn đe, giáo dục chung.
Lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Điện Biên) tuần hành trên tuyến phố Võ Nguyên Giáp (thành phố Điện Biên Phủ). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu Công an các tỉnh, thành phố đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, từ khâu điều tra, nắm bắt tình hình, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng, trang thiết bị phương tiện, trách nhiệm của các đơn vị.
Trên cơ sở đó, bổ sung vào kế hoạch phương án bố trí lực lượng, phương tiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn, không để tình trạng tụ tập đua xe trái phép , chạy xe lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng tiếp tục tái diễn.
Bảo đảm an toàn, thông suốt tại các điểm bầu cử
- Liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ có những biện pháp gì để đảm bảo an toàn, thông suốt tại các điểm bầu cử, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối khâu vận chuyển các hòm phiếu?
Thiếu tướng Lê Xuân Đức: Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ phối hợp với lực lượng của địa phương khảo sát từng địa điểm tổ chức bầu cử, từ đó phối hợp với chính quyền cũng như lực lượng công an địa bàn có phương án đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, phân luồng từ xa, bảo vệ an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử.
Chúng tôi cũng đưa ra những tình huống, ví dụ như tắc đường thì sẽ có phương án điều chỉnh chung, hay khi có những vụ tụ tập đông người thì phải phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn ngay từ đầu./.
Chức sắc và tín đồ tôn giáo tham gia bầu cử là trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc
Công văn của Bộ Nội vụ nêu rõ: "Việc cac chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao đôi vơi Tô quôc".
Thư trương Bô Nôi vu Vu Chiên Thăng vừa ban hành Công văn về việc vận động chức sắc, chức việc, tín đồ cac tôn giao tích cực tham gia Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chức sắc công giáo tham gia bầu cử tại Nghệ An năm 2016 (Ảnh: Báo Nghệ An)
Công văn khăng đinh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện trọng đại đối với cử tri cả nước trong đó có đông đảo chức sắc, chưc viêc, tín đồ các tôn giáo và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Thành công cua cuộc bầu cử se góp phần tích cực vào xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
La công dân nươc Công hoa xa hôi chu nghia Viêt Nam, việc cac chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao đôi vơi Tô quôc. Quyền và nghĩa vụ đó không chỉ thể hiện trong ngày bầu cử, mà còn được minh chứng trong suốt quá trình tham gia đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu.
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 14 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển và từ khóa I đến khóa XIV đều có chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo tham gia. Các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo được giáo hội giới thiệu, nhân dân lựa chọn bầu vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là những người ưu tú, có nhiều đóng góp trong công tác lập pháp và sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn thể hiện rõ trách nhiệm của người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nói chung và của đồng bào tôn giáo nói riêng.
Chức sắc tôn giáo tỉnh Bình Định chụp ảnh với lãnh đạo MTTQ Việt Nam năm 2018.
Các công việc cụ thể cũng được nêu trong công văn như: Phổ biến cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; đê nghi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động cử tri có đạo thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia bầu cử; Tham gia cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có đạo hạnh và uy tín với quần chúng nhân dân, với tổ chức tôn giáo; hướng dẫn, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thường xuyên nêu cao cảnh giác, không nghe theo sự xúi giục, kích động, lôi kéo của các phần tử xấu; các thế lực phản động phá hoại cuộc bầu cử.
Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng 27 triệu tín đồ các tôn giáo. Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự...
Trong các đợt dịch Covid bùng phát ở Việt Nam năm 2020 và đầu năm 2021, các cơ sở tôn giáo trên toàn quốc cũng thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống Covid-19. Các lễ hội tôn giáo đầu năm mới âm lịch cũng bị hạn chế tối đa./.
Cảnh sát giao thông cả nước ra quân xử lý vi phạm dịp Lễ 30/4 - 1/5 Cảnh sát giao thông các địa phương bố trí lực lượng thường trực tại các nút giao thông trọng điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và các địa điểm tổ chức bầu cử. Ngày 15/4, Cục CSGT (C08), Bộ Công an ra quân đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp lễ 30/4-1/5, bảo vệ...