Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi: Xử lý nghiêm buôn lậu từ biên giới
Chiều ngày (30/8) trao đổi với Dân Việt, ông Trần Đình Lăng – Chánh Văn phòng Cục Thú y cho hay, để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tràn vào Việt Nam, ngay hôm nay Cục Thú y đã có công văn chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tràn vào Viêt Nam, hôm nay (30/8) Phó Cục trưởng Cục Thú y Vũ Xuân Thành đã ký công văn chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống. Trong công văn 2053 gửi các Sở NN&PTNT, các chi cục Thú y, Cục Thú y đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi: Cục Thú y ra công văn xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam.. Ảnh: IT
Cục Thú y yêu cầu các địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh dịch tả lợn Châu Phi hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Video đang HOT
Các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam. Ảnh: IT
Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu và các địa bàn có nguy cơ cao.
Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Đối với các chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh, chủ động phối hợp hướng dẫn các Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam.
Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên lợn nói chung và nguy cơ lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh này vào Việt Nam.
Đối với các Chi cục Thú y vùng I-VII và Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Cục Thú y đề nghị khẩn trương rà soát năng lực, xây dựng và ban hành quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi để thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn quốc; chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị và các nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi;
Hướng dẫn, phối hợp và đôn đốc các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh trong việc theo dõi, giám sát và ứng phó (nếu phát hiện có sự xuất hiện) bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Trang trại gà thịt đầu tiên ở Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
Một trang trại gà thịt đóng ở huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là tiêu chuẩn được các nhà phân phối sản phẩm lớn trên toàn cầu chấp nhận.
Trang trại gà thịt miền Đông (đóng tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Đồng Nai) vừa được tổ chức chứng nhận quốc tế là Công ty Control Union có trụ sở chính ở Hà Lan, chi nhánh tại Việt Nam, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Để đạt chuẩn GlobalGap, trang trại chăn nuôi phải tuân thủ nhiều quy tắc ngặt nghèo.
Đây là trang trại gà thịt đầu tiên ở Đồng Nai đạt được tiêu chuẩn này. Trang trại gà miền Đông có 36 chuồng nuôi khép kín, mỗi năm sản xuất khoảng 4 triệu gà thịt. Để đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, gà nuôi tại đây phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, quy trình về an toàn chăn nuôi.
Gà ở trang trại không tồn dư kháng sinh, kim loại nặng, không có chất cấm. Các dịch bệnh được kiểm soát chặt. Hơn nữa, trang trại gà miền Đông nằm trong vùng an toàn dịch bệnh và chịu sự giám sát chặt chẽ của Cục Thú y, Bộ NNPTNT.
Theo ông Nguyễn Minh Kha - chủ trang trại, từ khoảng cuối năm 2017, nơi này đã áp dụng các quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Sau nhiều tháng thực hiện, trang trại đã đạt chuẩn và nhận được chứng nhận trên. Chủ trang trại cho biết thêm, trước đây, trang trại đã nuôi gà theo quy trình an toàn để cung cấp cho một công ty xuất khẩu thịt sang thị trường Nhật Bản.
Công ty Control Union là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên cung ứng các dịch vụ đánh giá và chứng nhận những tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận GlobalGap của đơn vị này được các nhà phân phối lớn trên thế giới chấp nhận.
Theo Danviet
Vẫn còn 3 ổ dịch cúm A/H5N6 có nguy cơ lây lan cao Theo thông báo mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cả nước hiện có 3 ổ dịch cúm A/H5N6 chưa qua 21 ngày tại xã An Hưng và xã An Hồng thuộc huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; xã Diễn Liên thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cục Thú y nhận định, nguy cơ...