Ngăn chặn buôn lậu “ăn theo” mùa lễ hội
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan An Giang – Đinh Văn Tươi, các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá điếu, xà phòng, quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, vàng. Địa bàn và các tuyến buôn lậu trọng điểm là khu vực xã Vĩnh Ngươn, TX Châu Đốc, khu vực thị trấn Tịnh Biên, xã An Nông, An Phú thuộc huyện Tịnh Biên…
Qua đấu tranh, lực lượng Hải quan đã bắt giữ 18 vụ hàng hóa trị giá trên 18 tỷ đồng. Dự báo tình hình buôn lậu thời gian tới sẽ phức tạp hơn do đang vào mùa lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, lượng khách hành hương đến Châu Đốc tăng lên.
Theo đó, nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hành hương cũng tăng cao, là dịp các mặt hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả có cơ hội bán cho khách hành hương. Ngoài các mặt hàng chủ yếu nêu trên, sẽ có thêm một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như xà phòng, quần áo, giày dép, mỹ phẩm Thái Lan… nhập lậu.
Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hộ buôn bán tại các chợ đầu mối đang tập trung chuẩn bị nguồn hàng hóa, lợi dụng nhu cầu tăng mạnh dịp lễ hội. Các đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn phổ biến vẫn là thuê người canh đường, dùng điện thoại di động liên lạc, thuê cư dân đai vác vận chuyển nhỏ lẻ qua biên giới để chuyển hàng lậu vào chợ cửa khẩu, chợ TX Châu Đốc tiêu thụ.
Một phụ nữ gạ bán thuốc lá “555″ giả cho du khách tại chợ Châu Đốc.
Quan ngại về buôn lậu “ăn theo” mùa lễ hội, ông Lâm Tấn Lập, Phó Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên cho biết, đối tượng buôn lậu chủ yếu là các con buôn và chủ xe khách chạy tuyến cố định từ khu vực biên giới vào nội địa. Trong khi lễ hội đang vào mùa với lượng lớn phương tiện chở khách du lịch nên rất khó kiểm soát hết các phương tiện xe khách trà trộn.
Còn Chánh Văn phòng Cục Hải quan Nguyễn Văn Biên, địa bàn hoạt động của lực lượng Hải quan chủ yếu là khu vực biên giới. Muốn kiểm soát bắt giữ hàng lậu trong khu vực nội địa phải kết hợp với lực lượng Công an hay QLTT.
Video đang HOT
Theo Thiếu tá Dương Thanh Trung, Đội trưởng Đội 5 – Phòng PC46, lợi dụng tâm lý khách du lịch mua ít hàng hóa về làm quà nhưng với lượng khách đông, mỗi người mua một cây thuốc lá, lọ nước hoa hay cái mền, cái võng, cái mùng, đôi giày… giá chỉ vài chục đến đôi ba trăm ngàn đồng mà bắt giữ, xử lý cũng khó, làm vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch.
Do đó, công tác chống buôn lậu chủ yếu tập trung đánh mạnh vào các đối tượng chuyên nghiệp, đầu mối, đầu nậu cung cấp hàng hóa
Theo CAND
Buôn bán kiểu trấn lột ở miếu Bà Chúa Xứ
Buôn bán kiểu bao vây, hành hung, bán một nói mười, buộc người mua phải trả tiền... Nhiều thủ đoạn "bóp cổ" khách thập phương diễn ra nhan nhản quanh miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (P.Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang) là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng ĐBSCL. Mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài nước hành hương về đây; tập trung chủ yếu từ tháng chạp đến tháng tư (âm lịch). Đối với dân địa phương, một năm buôn bán trông vào thời điểm này. Và đây cũng là mùa "làm ăn" của các thành phần bất hảo với những trò lừa được giăng ra để "bẫy" khách thập phương.
Một phụ nữ có biệt danh là Hạnh "ram bô" đang chèo kéo khách mua chim phóng sinh
"Bẫy" chim phóng sinh
Giữa khuya, khách hành hương từ khắp nơi nườm nượp đổ về miếu Bà cũng là lúc nhóm những người mua bán chim túa ra làm ăn. Chim én cho vào từng túi ni lông, được dân bán dạo chào hàng rất thắm thiết, đánh vào lòng nhân đạo của người đi hành hương.
Thấy một người trong bộ dạng nghèo khó chạy theo với bọc chim phóng sinh kèm theo lời lẽ ỉ ôi, chị Phạm Bích Liên (đến từ TP.HCM) đồng ý mua với giá người bán đưa ra là 5.000 đồng cho mỗi chục (10) con. Tuy nhiên, khi thả xong chục con chim thì chị chưng hửng vì bị chính người bán chim này đòi phải trả đến... 500.000 đồng! Chị Liên vừa thắc mắc thì người bán chim phóng sinh với vẻ đáng thương khi nãy lộ rõ là một tay côn đồ khi liên tục hăm dọa, bảo chị vừa thả đến... 100 con chim, nếu không thì chị cứ... bắt chim lại mà đếm! Chị không đồng ý vì mình chỉ thả 10 con, thì lập tức bị bao vây bởi một nhóm người dữ tợn. Chị Liên đành móc tiền đưa cho chúng để được yên thân.
Sau chị Liên, nhiều khách hành hương khác lại mắc lừa y như chị. Có trường hợp khách không đồng ý trả tiền hay dọa báo cho cơ quan chức năng thì lập tức bị hành hung. Vì vậy, nhiều người đành uất ức chấp nhận bị đám côn đồ trấn lột trắng trợn.
Phản ứng khi bị tính tiền... trên trời
Thậm chí, một vị sư ở Q.10, TP.HCM khi về đây cũng bị lừa. Chỉ thả 5 cặp chim nhưng vị sư này bị người bán "hét" là ông đã thả đến... 49 cặp. Không đồng ý với kiểu gian lận này, lập tức nhà sư bị bao vây, vừa bị nhục mạ vừa bị đe dọa. Buộc lòng ông phải móc tiền ra trả theo ý họ trong sự ngao ngán của những người xung quanh. Một số người phản kháng lại kiểu làm ăn côn đồ này thì liền bị chúng hành hung, như bà Trương Thị Tám (H.Bình Minh, Vĩnh Long) đến nhờ bảo vệ can thiệp, lập tức bị các tay côn đồ vây đánh không thương tiếc.
Một người dân địa phương tiết lộ, chim phóng sinh trước khi đem bán đã bị cắt lông để không bay xa được. Sau khi được phóng sinh, không bao lâu chim rơi xuống và bị bắt lại đem bán tiếp.
Nhiều thủ đoạn "móc túi"
Ngoài chim phóng sinh, khách hành hương còn mắc những bẫy "trấn lột" khác.
Vừa bước vào miếu Bà, chị Lâm Thị Mỹ Duyên (H.Châu Thành, An Giang) được một phụ nữ với giấy viết trong tay bảo ghi tên cúng cầu an "cho qua xui xẻo". Cảnh giác, chị hỏi giá thì người này lắc đầu bảo không tính tiền. Khi cúng xong trở ra thì lập tức bị đòi 240.000 đồng... "tiền giấy mực". Thế nhưng, vừa thấy chị Duyên móc ra tờ 500.000 đồng thì lập tức người phụ nữ đòi đến 440.000 đồng (!). Chị Duyên vừa cự lại thì liền bị một số đối tượng lao đến toan hành hung nên đành đưa tiền.
Du khách phải chắp tay xá khi bị bao vây bởi những người lạ - Ảnh: Tiến Trình
Bà Võ Thị Được, quê TP.Vĩnh Long thì được chào hàng mua gạo muối cúng Bà. Bà Được mua 6 phần với giá 150.000 đồng. Nhưng khi cúng xong trở ra bà bị đòi đến 600.000 đồng. Bị đe dọa, bà vét túi chỉ còn 250.000 đồng nên chúng mới chịu bỏ qua.
Phần lớn những nạn nhân bị rơi vào bẫy mua bán theo kiểu trấn lột, bị đe dọa, vì sợ sệt mà phải đưa tiền cho các nhóm làm ăn bất chính.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, các tay buôn bán kiểu trấn lột này không hoạt động riêng lẻ mà có dây, có nhóm. Chúng phân công người cảnh giới trực gần trụ sở Công an P.Núi Sam, theo dõi cả lực lượng công an được phân công túc trực tại khu vực miếu Bà. Khi lực lượng làm nhiệm vụ xuất hiện thì lập tức chúng ra lệnh cho tay chân rút vào những con hẻm núi. Chim, gạo, muối... nhanh chóng được phi tang vào các góc tối. Sau khi công an rút, chúng lại mang hàng ra "nhử" các "con mồi" mới.
Công bố ảnh các đối tượng vi phạm
Theo thiếu tá Huỳnh Đình Mẫn, Phó trưởng công an P.Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang), tình trạng mua bán bắt chẹt, hành hung khách là thực trạng nhức nhối thường diễn ra tại Khu du lịch Núi Sam trong mùa lễ hội. Hoạt động nổi cộm tại khu vực này hiện có 2 nhóm do Hoàng "bóng" và tên Vinh (đối tượng có tiền án cướp giật vừa mãn hạn tù) cầm đầu. Một trở ngại cho công an khi xử lý các đối tượng này là nhiều nạn nhân không hợp tác với cơ quan chức năng, vì sợ bị trả thù.
"Chúng tôi đã lập hồ sơ, buộc cam kết, không cho tụ tập trước cổng chính, cổng sau miếu Bà và khu vực chùa Tây An. Hiện cơ quan công an đã lên kế hoạch dẹp tình trạng này và sẽ cho chụp hình các đối tượng liên quan niêm yết tại khu du lịch để du khách biết cảnh giác", ông Mẫn nói.
Theo Thanh Niên
Chuẩn bị mùa lễ hội 2012: Tách bạch "tín ngưỡng tâm linh" với "mê tín dị đoan" Sau 1 năm thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội, hôm qua 28-12, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 điểm cầu là Hà Nội-Đà Nẵng và TP.HCM. Tất cả những tồn tại của...