Ngăn chặn âm mưu đảo lộn hiện trạng biển Đông
Các nước trong khu vực và Mỹ phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn âm mưu đảo lộn hiện trạng biển Đông của Trung Quốc.
Các chuyên gia an ninh biển trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng thúc giục chính phủ Mỹ và các bên liên quan ngay lập tức đưa ra kế sách chặn đứng âm mưu xây dựng chuỗi đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông, theo trang War on the Rocks.
Chiến lược bồi đắp đảo của Trung Quốc có thể làm thay đổi hoàn toàn tình thế chiến lược ở Đông Á
Vạch trần mưu đồ của Trung Quốc
Theo tiến sĩ Dean Cheng, chuyên gia về vấn đề chính trị và an ninh thuộc Tổ chức The Heritage, Trung Quốc đang có ý đồ thiết lập một thực tế mới tại biển Đông. Thông qua việc xây dựng và bồi đắp chuỗi đảo nhân tạo, chính quyền Bắc Kinh đang có âm mưu lèo lái cộng đồng thế giới công nhận quan điểm sai trái rằng biển Đông thuộc về nước này. Chuyên gia Robert Haddick, nhà thầu độc lập của Bộ Tư lệnh chiến dịch đặc biệt Mỹ, cho rằng Trung Quốc muốn dần củng cố “tính hợp pháp” của những tuyên bố chủ quyền phi lý ở phần lớn biển Đông. Sau khi bồi đắp hàng trăm héc ta đất, Trung Quốc sẽ có thể thiết lập công sở, đồn cảnh sát, cầu tàu, sân bay, cơ sở du lịch và nhà cửa như từng thực hiện tại quần đảo Hoàng Sa, nhằm củng cố các cơ sở cho yêu sách chủ quyền.
Từ đó, ông Haddick đề xuất chính phủ Mỹ và các đối tác trong khu vực hãy cùng nhau liên kết để công khai ý đồ bành trướng trên biển của Trung Quốc ở tầm thế giới, cũng như vận động các kênh ngoại giao để tuyên truyền các hậu quả từ hành động gây nguy hiểm mà chính quyền Bắc Kinh đang theo đuổi.
Còn theo nhận định của chuyên gia Ely Ratner, Phó giám đốc Chương trình an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh mới của Mỹ, Washington vẫn chưa có hướng tiếp cận hữu hiệu để ngăn chặn những hoạt động xây cất trái phép của Trung Quốc tại biển Đông. Chuyên gia Ratner cho rằng nếu Mỹ bỏ mặc tình hình tại biển Đông, chiến lược bồi đắp đảo của Trung Quốc về cơ bản có thể làm thay đổi hoàn toàn tình thế chiến lược ở Đông Á và xa hơn nữa. Theo ông Ratner, để thuyết phục Washington can thiệp sâu hơn, đầu tiên giới phân tích cần phải xác định cụ thể về ý đồ trung và dài hạn của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo. Chẳng hạn, liệu những cơ sở mới sẽ là nơi đồn trú của quân đội Trung Quốc và là bàn đạp tấn công những mục tiêu xa hơn? Liệu sự tồn tại “cưỡng bách” của các đảo nhân tạo tại biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực?
Video đang HOT
Hợp tác ứng phó
Song song với việc vạch rõ mưu đồ Trung Quốc, các nước trong khu vực cần hợp tác để ngăn chặn việc Bắc Kinh tạo ra “sự đã rồi” ở biển Đông. Ngoài ra, Mỹ cần tiếp tục đầu tư vào việc nâng cao năng lực theo dõi trên biển cho các đồng minh và đối tác.
Theo chuyên gia Haddick, nhiệm vụ cấp bách đối với các nước như Nhật, Philippines và VN là tăng cường sự hiện diện của các đội tàu cá và đội tuần tra cảnh sát biển để tránh tạo ra hình ảnh nhường vùng biển này cho Trung Quốc. Về phía Mỹ, nước này cần đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân ở khu vực để bảo đảm rằng leo thang quân sự sẽ không bao giờ mang lại chiến thắng cho Trung Quốc.
Trong khi đó, chuyên gia Mira Rapp-Hooper, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ hãy cảnh báo Trung Quốc rằng họ sẽ không thành công trong việc sử dụng các tiền đồn ở biển Đông để hăm dọa các nước láng giềng hoặc làm xói mòn luật pháp quốc tế. “Các quan chức Mỹ nên kín đáo cảnh báo những người đồng cấp Trung Quốc rằng Mỹ sẽ chủ động thách thức vùng nhận diện phòng không ở biển Đông nếu Bắc Kinh tuyên bố điều này”, bà Rapp-Hooper viết.
Với những đề xuất quyết liệt, chuyên gia Zack Cooper thuộc CSIS kêu gọi Washington hãy mạnh mẽ hơn trong việc ứng phó với những hoạt động của Trung Quốc ở “vùng xám”, tức những hoạt động khiêu khích chưa đến mức làm phát sinh các rủi ro đáng kể đối với Bắc Kinh.
Thông qua việc sử dụng lực lượng hải cảnh ở biển Đông, Trung Quốc muốn loại bỏ sự can dự của lực lượng hải quân Mỹ trong các cuộc đối đầu. Do vậy, ông Cooper kêu gọi Mỹ hãy mạnh dạn xem xét việc sử dụng tàu quân sự ứng phó với tàu hải cảnh Trung Quốc để răn đe nước này. “Chiến dịch cưỡng bách của Trung Quốc khó có thể chấm dứt nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Cho phép Bắc Kinh tự tung tự tác ở biển Hoa Đông và biển Đông là chấp nhận cho nước này tiếp tục cưỡng bách và hủy hoại trật tự quốc tế và khu vực”, ông Cooper viết.
Đe dọa trực tiếp các bên tranh chấp
Theo tờ Rappler, Phó đại diện phái bộ Philippines tại LHQ Irene Susan Natividad mới đây đã công khai chỉ trích Trung Quốc trước Hội đồng LHQ vì hành vi xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông. “Hành động bồi đắp đảo trên diện rộng là mối đe dọa trực tiếp đối với Philippines lẫn những bên tranh chấp biển Đông… đe dọa an ninh và hòa bình, ổn định về mặt toàn diện trong khu vực”, tờ Rappler dẫn bài phát biểu được công bố ngày 3.3 của bà Natividad.
Bà cũng cảnh báo tham vọng xây đảo của Trung Quốc đang phá hủy nghiêm trọng sự đa dạng sinh thái của khu vực, gây nên những tổn thất không thể cứu vãn đối với sự cân bằng sinh thái tại biển Đông, từ đó gây ảnh hưởng dài hạn đối với sinh kế của những người sống nhờ vào biển qua nhiều thế hệ.
Theo Thanh Niên
Những căn cứ đồn trú trái phép của Trung Quốc ở Trường Sa
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, Trung Quốc vẫn xây dựng nhiều căn cứ kiên cố, đưa quân lên đồn trú, tiếp tục cải tạo đất ở nhiều bãi đá chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa.
Trong ảnh là căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đá Châu Viên. Đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988.
Theo trang mạng bách khoa toàn thư Baike của Trung Quốc, toàn bộ rạn san hô này rộng khoảng 7,6 km2, phần nổi rộng 0,25 km. Trung Quốc coi đây là "căn cứ đầu tiên" tại Biển Đông và tiếp tục nhiều hoạt động san lấp, xây dựng để mở rộng căn cứ.
Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và bắt đầu đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003.
Theo Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Mỹ, Bắc Kinh bắt đầu xây đảo nhân tạo có quy mô hơn 70.000 m2 từ tháng 3/2014. Các tòa nhà chính ở đây dường như có tháp phòng không. Trung Quốc cũng cải thiện điều kiện đóng quân tại đây, đặt nền tảng vững chắc cho "sự kiểm soát lâu dài ở Biển Đông".
Bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, sâu khoảng 14,6 đến 40m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng 1 m. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2.
Theo Backchina, tháng 7/2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo đá Chữ Thập phi pháp. Cho đến ngày 17/11/2014, diện tích cải tạo ở đá Chữ Thập đạt 1,26 km2 và sẽ tiếp tục mở rộng do việc cải tạo vẫn đang tiếp diễn.
Sohu cho biết, Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ngoài ra, phía đông đá Chữ Thập, Trung Quốc cũng cho đào và xây dựng một bến cảng, làm nơi neo đậu cho tàu chở dầu và tàu hải quân. Trung Quốc coi đây là "vị trí chiến lược" ở Biển Đông.
Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, tổng diện tích ước tính 46 km2. Ở giữa rạn san hô là một vùng nước rộng khoảng 36 km2, sâu 20 - 30 m, là nơi tránh bão lý tưởng cho tàu thuyền lớn.
Năm 1995, sau khi chiếm đá Vành Khăn, Trung Quốc cho xây dựng 13 nhà giàn. Năm 1999, Trung Quốc hoàn thành một tòa nhà 3 tầng bằng bê tông cốt thép - "tiền đồn vĩnh cửu" làm căn cứ bành trướng ở Biển Đông.
Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1988. Kể từ đó, Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú trên "cửa ngõ quan trọng" này. Đá Tư Nghĩa nằm cách Ken Nan 1,4 km về phía tây và đá Bình Sơn 2,4 km về phía đông.
Kiến trúc ở đây gồm có bãi đỗ trực thăng, ở bốn góc là các tháp phòng không hoặc chảo radar. Theo Sina, thiết kế này cho thấy, Trung Quốc đã quy hoạch hóa kiến trúc xây dựng trên các đảo chiếm đóng, đa phần các đảo đều được xây dựng theo mô hình này.
Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km.
Trung Quốc chiếm đóng Xu Bi từ năm 1988. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần chở vật liệu ra rạn san hô này để xây dựng các nhà nổi kiên cố.
Theo Vnexpress
Trung Quốc ngang nhiên mở tour du lịch mới ở "Tam Sa" Tờ Wantchinatimes (Đài Loan) vừa dẫn lời các quan chức của cái gọi là thành phố Tam Sa (mà TQ đơn phương lập ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN) cho biết, họ sẽ tiếp tục cải thiện các dịch vụ du lịch và phát triển tour mới. "Tam Sa" hiện cũng đang tiến hành đấu thầu để thu hút các...