Ngăn chặn 8 vụ lừa đảo, hạn chế thiệt hại 4 triệu USD cho DN Việt Nam
Trong năm 2015, Thương vụ Việt Nam tại Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã ngăn chặn việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa với 8 vụ việc, hạn chế thiệt hại cho DN trong nước khoảng 4 triệu USD.
Linh kiện điện tử, máy vi tính, thủy sản…Việt Nam được xuất khẩu nhiều sang thị trường UAE trong đó, nếu không cẩn trọng, DN dễ bị bẫy lừa từ các đối tác UAE.
Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) (Kiêm nhiệm Ô-man) cho biết, năm 2015 đã liên tục tiếp nhận, xử lý, cũng như phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được chào bán, mua hàng hóa, ký kết hợp đồng giao dịch xuất nhập khẩu mang tính lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE.
Tổng số tiền mà Thương vụ ghi nhận và góp phần nhằm ngăn chặn, hạn chế mất mát cho doanh nghiệp lên đến gần 4 triệu USD với 8 vụ việc.
Mặc dù đã có các cảnh báo, lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam về những hình thức lừa đảo, gian lận của các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên do sự chủ quan, tâm lý hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng trong quá trình giao thương.
Thương vụ Việt Nam tại UAE chuyển tải nội dung vụ việc tiêu điểm nhất để doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với các doanh nghiệp có trụ sở tại UAE đặc biệt lưu ý để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Để tránh bị lừa, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.
Một trong các hình thức lừa đảo thường thấy nhất là việc làm giả chứng từ L/C, cài người lấy chứng từ xuất khẩu. Ngoài ra, việc thực hiện giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế thông qua hình thức đặt cọc một phần trị giá hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo phương thức D/P cũng được nhiều đối tượng lừa đảo lựa chọn.
Video đang HOT
Sau khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi cho đối tác, doanh nghiệp không nhận được số tiền còn lại và mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt.
Bên cạnh đó, đối tượng lừa đảo sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của hai bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi sát tiến trình đàm phán. Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì hack hộp mail để gửi thông tin tài khoản lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.
Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) đã đưa khuyến cáo nhằm tránh thiệt hại bị lừa đảo cho DN Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.
Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, cần liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán ( vntrade@emirates.net.ae) để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín của đối tác.
Về phương thức thanh toán, cần thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng có uy tín quốc tế để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán hoặc gian lận của người mua. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Chỉ áp dụng phương thức đặt cọc khi đã biết rõ mức độ tín nhiệm và có thời gian giao dịch đủ dài với đối tác (mức đặt cọc tối thiểu 20-30%).
Hiện tại, giá cả hầu hết các hàng hóa đều được cập nhật rõ ràng qua thông tin thị trường hoặc các trang web hàng hóa quốc tế. Do đó, khi có đơn hỏi mua hàng trả giá cao quá, hoặc đơn bán hàng chào giá thấp quá so với mặt bằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ độ tin cậy để tránh bị lừa.
Về phương thức mua hàng, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu.
Đặc biệt, phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan. Cần sang trực tiếp địa bàn để thẩm định và làm việc với đối tác.
Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, cần liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán (vntrade@emirates.net.ae) để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín của đối tác.
Theo Thế Hải
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xét xử đại án làm thất thoát hơn 600 tỷ đồng tại Agribank
Sau 3 tháng điều tra bổ sung, cựu giám đốc chi nhánh Agribank cùng cấp dưới giải ngân trái phép gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng bị đưa ra xét xử.
Ngày 16/12, TAND TP HCM mở phiên xử vụ đại án gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh 7. Đây là một trong 8 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu xét xử trước đại hội Đảng.
Các bị cáo Phạm Văn Cử (54 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 7), Kiều Đình Thọ (35 tuổi, nguyên trưởng phòng), Đỗ Thị Thu Hà (41 tuổi, nguyên phó Phòng kinh doanh) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. So với lần ra tòa trước, cựu giám đốc Agribank Chi nhánh 7 trông gầy hơn.
Cáo trạng mới nhất của VKSND Tối cao xác định các bị cáo Phạm Trịnh Thắng (44 tuổi, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Mai Khôi) - người cầm đầu vụ án, Dương Thị Kim Luyến (41 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Mai Khôi, vợ Thắng) cùng 4 đồng phạm khác phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thay vì Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như cáo trạng lần trước truy tố.
Các bị cáo tại tòa sáng nay. Ảnh: Hải Duyên.
Theo cáo buộc, năm 2007, vợ chồng Thắng và em trai lập Công ty TNHH Thương mại Mai Khôi với số vốn 500 triệu đồng tại Đồng Nai để kinh doanh gạo và phân bón. Đến tháng 3/2011, sau 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh công ty tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ.
Được Thắng đặt vấn đề, từ năm 2008 đến 2011, Giám đốc Cử chỉ đạo cấp dưới là Thọ và Hà tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, ký duyệt 5 hợp đồng tín dụng, giải ngân cho Công ty Mai Khôi vay hơn 1.800 tỷ đồng và hơn 23 triệu USD. Cho đến thời điểm không còn khả năng thanh toán, Công ty Mai Khôi mới tất toán được 3 hợp đồng, còn nợ Agribank hơn 600 tỷ.
Cơ quan điều tra xác định, Thắng đã có hành vi gian dối trong việc nâng khống vốn điều lệ, lập khống báo cáo tài chính nhằm nâng lợi nhuận sau thuế, lập phương án kinh doanh hàng nghìn tấn gạo khống... để vay được vốn của ngân hàng. Số tiền chiếm đoạt được từ ngân hàng, Thắng không sử dụng vào mục đích kinh doanh mà chỉ đạo vợ mua sắm nhiều tài sản, mua cổ phần và gom đất nông nghiệp làm dự án, trả nợ các khoản vay trước đó...
Đến tháng 3/2010, khi công ty gặp khó khăn, không còn khả năng thanh toán nợ, Thắng và các thuộc cấp tiếp tục lập khống cả chục hợp đồng mua bán phân bón với công ty đối tác để vay thêm tiền. Số tiền vay được của hợp đồng sau, công ty Mai Khôi sử dụng để đảo nợ một phần cho Agribank Chi nhánh 7.
Giám đốc Cử được xác định là người giữ vai trò chỉ đạo cấp dưới là Thọ và Hà tiếp nhận, ký duyệt cho vay số tiền lớn khi chưa đủ các điều kiện về tài sản bảo đảm, không kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn, cho vay tiền để đảo nợ...
Ngoài ra, trong một hợp đồng tín dụng, Thắng và đồng phạm còn dùng 11 bất động sản ở quận 7 để thế chấp vay hàng trăm tỷ đồng. Trong khi thực tế diện tích lớn là đất lúa, ao chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng và có giá chỉ 36 tỷ đồng nhưng được hai bên định giá lên tới hơn 700 tỷ đồng.
Phiên xử dự kiến kéo dài đến 21/12.
Hải Duyên
Theo VNE
Đề nghị truy tố nguyên chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự Lâm Đồng Nguyễn Hữu Hùng với tư cách là chấp hành viên đã kê biên tài sản thiếu, định giá tài sản sai đã gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho các bên liên quan. Ảnh minh họa Ngày 9.12, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đến Viện KSND...