Ngăn chặn 23 “quả bom nước” chậm triển khai
Ngày 22/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh vừa có kết luận chính thức về việc dừng hẳn 23 dự án thủy điện chưa triển khai trên địa bàn tỉnh.
Lễ chặn dòng thủy điện Sông Bung 4A trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn vào tháng 7/2010
Trước đó ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã chủ trì cuộc họp về rà soát quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh với các sở, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo các huyện có công trình thủy điện đã, đang và sẽ triển khai.
Ngoài việc dừng hẳn 18 thủy điện chưa thực hiện theo đúng tiến độ, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam còn yêu cầu chưa bổ sung các dự án thủy điện như Sông Tranh 5 (huyện Hiệp Đức), Tà Mơih và Mà Coih (huyện Đông Giang) theo đề nghị của các địa phương vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ.
Theo Sở Công thương Quảng Nam, hiện trên địa bàn tỉnh có 44 dự án thủy điện đã được quy hoạch với tổng công suất 1.584,6 MW gồm 10 dự án thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và 34 dự án thuộc quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trong đó, có 11 công trình đã phát điện với tồng công suất 719,7MW và 11 dự án đang triển khai xây dựng với tổng công suất 701MW.
Video đang HOT
Dự kiến cuối năm 2015, có 22 dự án thủy điện hoàn thành với tổng công suất 1.420,7MW, tổng điện lượng hằng năm 5,6 tỷ kWh, góp phần đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, tăng giá trị sản suất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như các dự án triển khai chậm, kéo dài thời gian thi công, tác động đến môi trường việc triển khai dự án thủy điện đã làm diện tích đất rừng giảm, ảnh hưởng đến đời sống, tập quán của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số việc định canh, định cư cho nhân dân chưa gắn liền với quy hoạch đất sản xuất đời sống của nhân dân sau tái định cư còn nhiều khó khăn việc điều tiết xả lũ và cung cấp nước cho vùng hạ lưu còn nhiều hạn chế…
Phía dưới chân đập thủy điện là những dòng sông cạn khô
Sau khi nghe các sở, ngành và địa phương có ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương xử lý đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh còn tồn tại: Đưa ra khỏi quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ đối với 2 dự án Bồng Miêu và Hà Ra do ảnh hưởng lớn đến dân cư, đất rừng, đất sản xuất và môi trường, hiệu quả đầu tư thấp.
Bên cạnh đó, dừng việc nghiên cứu đầu tư đối với 18 dự án thủy điện chưa thực hiện theo đúng tiến độ cam kết do điều kiện về tài chính hoặc vướng mắc về chủ trương đầu tư đường dây và trạm biến áp 110 kV đấu nối gồm: 10 dự án đã thẩm định thiết kế cơ sở (Đăk Pring, Chà Vàl, A Vương 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Nước Chè, Đăk Di 4, Sông Bung 3) 7 dự án trong giai đoạn lập dự án đầu tư (A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Trà Linh 2, Nước Xa, Đăk Pring 2, Tầm Phục) 1 dự án chưa cho phép nghiên cứu đầu tư (A Banh).
Như vậy, tỉnh Quảng Nam đã loại đến 23 dự án thủy điện chậm hoặc chưa triển khai ra khỏi quy hoạch. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng cho phép dự án thủy điện AgRồng (thuộc vùng lõm điện, trực tiếp cấp điện cho Trung tâm huyện Tây Giang) và dự án thủy điện Đắc Sa (đã có thỏa thuận đấu nối lưới điện) được tiếp tục triển khai thực hiện.
Theo Dantri
Dân có rừng bị chìm dưới lòng hồ thủy điện sẽ được đền bù
Giữa tháng 10/2012, UBND huyện Phong Điền đã phối hợp với công ty cổ phần đầu tư Hương Điền tổ chức họp dân để bàn phương án xử lý diện tích cao su và rừng WB3 tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền bị ngập sau khi thủy điện tích nước
Trong buổi họp, những vướng mắc về công tác đền bù trong quá trình xây dựng thủy điện Hương Điền tại xã Phong Sơn cũng được nêu ra cùng với việc giải quyết dứt điểm phương án đền bù cao su cho bà con.
Theo đó, Dự án thủy điện Hương Điền triển khai xây dựng từ 5/2005, với tổng mức đầu tư 1.620 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư Hương Điền làm chủ đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng và tích nước lòng hồ, Ban quản lý Dự án thủy điện Hương Điền và các đơn vị liên quan đã không thực hiện việc kiểm tra kết quả đo đạt bản đồ của Trung tâm Kỹ thuật, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh TT-Huế.
Khi bàn giao lòng hồ, các đơn vị đã cắm mốc quá ít so với tính phức tạp của bản đồ, không kiểm soát hết diện tích đất lòng hồ trước và sau khi bàn giao, gây ngập úng 58,3 ha cao su thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia về đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển cao su tiểu điền". Số diện tích cao su này được bà con nông dân xã Phong Sơn gieo trồng vào năm 2006, cùng với 28,2 ha rừng sản xuất theo Dự án WB3 được cấp quyền sử dụng đất và trồng rừng vào năm 2006. Trách nhiệm này thuộc về công ty đầu tư Hương Điền.
Thủy điện Hương Điền có trách nhiệm trong việc đền bù cho người dân có rừng cao su và rừng trồng WB3 bị ngập dưới lòng hồ thủy điện này khi tích nước
Tại buổi làm việc, các hộ dân rất bức xúc trước việc ban quản lý dự án thủy điện Hương Điền và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ triệt để các quy tắc trước khi tích nước lòng hồ gây ngập úng các diện tích cao su và rừng nói trên chây ỳ trong công tác đền bù thiệt hại.
Qua đó, yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền và những đơn vị liên quan có trách nhiệm đưa ra những phương án bồi thường, hỗ trợ theo 2 phương án mà các hộ dân đã thông qua là "đất đổi đất" hay "quy ra toàn bộ bằng tiền" để bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất, tránh tình trạng nhiều hộ dân của xã Phong Sơn rơi vào cảnh nợ nần và tái nghèo.
Cho đến đầu tháng 11/2012, huyện Phong Điền sẽ thống nhất với Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền để đưa ra phương án đền bù cuối cùng cho dân.
Như Dân trí đã đưa tin, do sự chồng chéo của các cơ quan chức năng trong quá trình quy hoạch lòng hồ thủy điện, và sự thiếu sâu sát khi cắm mốc, không kiểm tra vệ sinh lòng hồ trước lúc xả nước từ phía thủy điện Hương Điền nên khi tích nước vào lòng hồ đã gây ngập một diện tích lớn trồng cao su và trồng rừng WB3 của bà con xã Phong Sơn. Tổng cộng có gần 90ha rừng đã bị ngập, hư hại với trị giá hàng chục tỷ đồng. Cũng trong quá trình kiểm tra của đoàn Bộ NN&PTNT tại đây cũng đã chỉ rõ "thủy điện tuy có lợi nhưng hại cũng khá nhiều".
Theo Dantri
Các hồ thủy điện cắt xén dung tích phòng lũ Trong một báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam, các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đã cắt xén dung tích phòng lũ nên hầu hết không có khả năng điều tiết giảm lũ, chậm lũ... Theo Sở NN&PTNT Quảng Nam, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là con sông lớn xếp thứ 9 của Việt Nam, vùng thượng nguồn...