Ngăn bệnh khớp tái phát – Không khó!
Theo thống kê, khoảng 1/3 số bệnh nhân bị viêm khớp có nguy cơ bị tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, thậm chí chỉ ngay khi vừa kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, trong thực tế, để ngăn những cảm giác khó chịu như đau, nhức, mỏi quay lại, không hề khó.
Với biểu hiện đặc trưng là sưng, đau, nóng, đỏ, cơ bắp dần yếu đi, cứng khớp, biến dạng khớp… ở nhiều mức độ khác nhau, bệnh khớp không chỉ làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh.
Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh khớp có thể tái đi tái lại nhiều lần
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh khớp bị tái đi tái lại nhiều lần như: chưa điều trị dứt điểm đợt viêm khớp cấp; người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi thấy bệnh đỡ hoặc không đảm bảo đủ thời gian cần thiết cho 1 đợt điều trị bằng thuốc nam (ít nhất là 3 tháng); sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường không kiêng khem, giữ gìn; vận động thiếu hợp lý… khiến bệnh khớp tái phát và tiến triển ngày càng nặng hơn.
Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, người bệnh lại không có chế độ dự phòng, giữ ấm cơ thể lúc giao mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân khiến bệnh khớp trở nên dai dẳng.
Bên cạnh đó, bệnh khớp được gây ra do nhiều yếu tố như: nhiễm khuẩn, di truyền… nên bệnh thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm…; Các tác động của chất kích thích như rượu, cafe khiến cho bệnh dễ tái phát.
Không dùng thuốc nửa chừng – chìa khóa ngăn bệnh khớp tái phát!
Video đang HOT
Các bác sỹ chuyên khoa xương – khớp cho rằng: Để bệnh khớp ít tái phát nhất, người bệnh cần phải sử dụng đúng và đủ liều lượng theo như đơn kê điều trị.
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng sản phẩm có thành phần cao rắn hổ mang và các thảo dược quý như Viên khớp Bách Xà mà không sợ các tác dụng phụ trên dạ dày, trên gan và thận. Tuy nhiên, lượng dùng với các loại thuốc này ít nhất cho một đợt điều trị là khoảng 3 tháng. Với bệnh nhân nặng và mạn tính, nên duy trì uống cho đến khi bệnh gần như khỏi hẳn mới nên dừng uống thuốc.
Không nên chữa bệnh với tâm lý “muốn nhanh khỏi bệnh”, bởi càng nôn nóng sẽ càng có cảm giác bệnh lâu khỏi, dễ dẫn đến kiểu chữa bệnh nửa chừng. Tai hại hơn, khi chưa uống đủ liều lượng, chưa dứt điểm bệnh mà đã ngưng dùng thuốc sẽ khiến bệnh cực nhanh tái phát, rất dai dẳng và mức độ bệnh cũng phức tạp hơn.
Để tránh bệnh khớp tái phát, bệnh nhân không nên ở trong môi trường lạnh, ẩm kéo dài. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, xương khớp khi thời tiết thay đổi. Cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý như bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái; Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày (bởi nước chiếm 70% thành phần của sụn) sẽ giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Ngoài ra, để tránh cứng khớp, đau khớp và hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh, nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ, đạp xe và vận động hợp lý để có được một sức khỏe ổn định và dẻo dai.
Để được tư vấn về bệnh khớp, vui lòng gọi đến tổng đài: 04. 3995. 3901
Website: www.bachxa.vn
Theo Dân trí
Những nguy cơ khiến viêm khớp dạng thấp dễ tái phát
Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính, rất dễ tái phát. Do đó, việc nhận biết những yếu tố thuận lợi gây bệnh sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế khả năng viêm khớp dạng thấp tái phát.
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ: bàn tay, ngón tay ...
Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp trên thế giới chiếm khoảng 1% dân số, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Đây là bệnh tự miễn điển hình với sự tham gia của nhiều yếu tố như: virus, vi khuẩn; cơ địa (giới tính, tuổi); di truyền,...
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp là do cơ chế tự miễn, khiến hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công vào khớp và mô. Người bệnh bị sưng, nóng, đỏ, đau đối xứng tại các khớp như khớp bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối,... Đến giai đoạn toàn phát, viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh dễ tái phát. Cụ thể, đó là trong thời gian giao mùa, thời tiết nóng - lạnh đột ngột, lúc khô hanh - ẩm ướt sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố như: độ nhớt của máu, dịch khớp,... góp phần làm xuất hiện đợt đau xương khớp. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng dễ xảy ra khi cơ thể suy yếu, bị chấn thương, phẫu thuật,... Vì vậy, người bệnh cần có chế độ dự phòng thích hợp để ngăn chặn nguy cơ viêm khớp dạng thấp tái phát và tiến triển nặng hơn vào những thời điểm này.
Ảnh minh họa.
Về điều trị, bác sĩ thường cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp, hay thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm... Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có thể giảm triệu chứng đau, giảm viêm tạm thời, bệnh dễ tái phát khi dừng thuốc. Đặc biệt, chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, độc với gan, thận và cơ quan tạo máu... Nếu khớp sưng, biến dạng quá mức, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bao hoạt dịch khớp hoặc thay khớp.
Hiện nay, một giải pháp đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hầu như không gây tác dụng phụ để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, ngăn chặn bệnh tái phát. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều hội thảo và nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm với tác dụng chống viêm, giảm đau khớp, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: sói rừng, bạch thược,... giúp tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát. Hoàng Thấp Linh đã được nghiên cứu tại bệnh viện E (Hà Nội) và cho kết quả tốt trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh việc duy trì dùng Hoàng Thấp Linh hàng ngày, người bị viêm khớp dạng thấp cần giữ ấm cơ thể, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, luyện tập và xoa bóp thường xuyên giúp khớp vận động linh hoạt,...
Sử dụng Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp:
Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoàn thành năm 2013 tại bệnh viện E (Hà Nội) do TS.BS Đặng Hồng Hoa thực hiện trên 60 bệnh nhân, được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền (dùng corticosteroid, chloroquin, methotrexat) và 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền kết hợp dùng Hoàng Thấp Linh. Trong thời gian 1 tháng, kết quả cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân cải thiện 20% thang đau và thang hoạt động bệnh (do bệnh nhân tự đánh giá) ở nhóm dùng phác đồ nền kết hợp với Hoàng Thấp Linh cao hơn so với nhóm không sử dụng Hoàng Thấp Linh (có ý nghĩa thống kê với p
Về các tiêu chí đánh giá khác, kết quả ở nhóm dùng Hoàng Thấp Linh đều cao hơn ở nhóm đối chứng lần lượt là: ACR20 (giảm 20% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 66,6% so với 56,6%; ACR50 (giảm 50% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 23,3% so với 16,6%; DAS28 (cải thiện hoạt động bệnh theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Châu Âu): 63,3% so với 53,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này được lý giải là do thời gian nghiên cứu ngắn (chỉ trong 1 tháng). Sản phẩm không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, tim và cơ quan tạo máu.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Để biết thêm thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp, xin mời truy cập trang web: http://benhviemkhop.vn
Theo TPO
Sử dụng thuốc Nam trị xoang sao cho đúng? Nhờ an toàn và hiệu quả nên ngày càng có nhiều người tin tưởng sử dụng thuốc Nam trong điều trị viêm xoang. Nhưng sử dụng thuốc Nam thế nào cho đúng thì không phải người bệnh nào cũng biết và áp dụng chuẩn xác. Sai lầm thường gặp khi sử dụng thuốc Nam Nhiều người quan niệm đã là thuốc Nam thì...