Ngắm vẻ quyến rũ của những cây cầu trên sông Lam
Có những cây cầu nhiều tuổi đã là chứng nhân của bao thăng trầm lịch sử, có những nhịp cầu mới xây hiện đại, nhưng tất cả đều là một phần của bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp trên dòng Lam giang.
Cầu Bến Thủy 1 là biểu tượng của xứ Nghệ, gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử phát triển của mảnh đất này. Đến nay, cầu Bến Thủy 1 vẫn là một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc với người dân thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung. Ảnh: Nguyễn Thành
Cầu treo Con Cuông nổi tiếng với du khách đến miền Tây xứ Nghệ khi nối 2 đầu xanh mướt núi rừng. Ảnh: Nguyễn Thành
Video đang HOT
Cầu qua sông Lam ở địa bàn thị trấn Tương Dương. Ảnh: Sách Nguyễn
Cầu qua đập Phà Lài nơi sông Giăng đổ về sông Lam là nét điểm xuyết giữa núi sông xanh ngắt tạo thành bức tranh phong cảnh nên thơ. Ảnh: Nguyễn Thành
Cầu tàu nằm trên đường tránh Vinh dọc sông Lam là nơi chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ thành phố Vinh. Ảnh: Nguyễn Thành
Cầu vào bản Khe Ngậu, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương bắc ngang sông Nậm Mộ – một nhánh của sông Lam. Ảnh: Nguyễn Thành
Theo baonghean.vn
Năm mới ở xóm chài ven sông Lam
Xóm Hòa Lam thuộc xã Hưng Hòa, TP. Vinh nhiều năm nay thường được nhắc đến như một "ốc đảo" nhỏ ven sông Lam. Xóm nằm biệt lập ngoài đê, sinh kế người dân chủ yếu dựa vào nghề sông nước. Tết ở làng chài nhỏ bé này dường như kéo dài không lâu bởi ngay sau mồng 1, nhiều người đã trở về với công việc chài lưới quen thuộc.
Theo lời kể của một số người dân, xóm Hòa Lam được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ trước. Cuộc sống nơi đây không mấy khấm khá vì sinh kế dựa vào nghề sông nước bấp bênh. Dẫu vậy, để đón Tết vui, các hộ dân vẫn cùng nhau trang trí xóm làng rực rỡ với cờ Tổ quốc, cờ dây nhiều màu sắc...
Băng rôn chúc mừng năm mới được căng trên lối vào của xóm. Không khí Tết ở xóm chài có phần trầm lắng.
Ông Nguyễn Văn Hòa năm nay 61 tuổi. Cũng như nhiều người dân khác trong xóm, ông chỉ nghỉ Tết đến hết ngày mồng 1, sau đó lại trở về với công việc chài lưới đời thường.
Vẫn là bến nước, con thuyền, dòng sông quen thuộc, nhưng buổi chài lưới sáng sớm ngày đầu năm với ông Hòa vẫn có nét riêng, đó là lá cờ Tổ quốc đỏ thắm, tung bay trên nóc thuyền. Ông bảo, hình ảnh này mang lại cho ông cảm xúc đặc biệt.
Người đàn ông này đã trải qua mấy chục cái Tết ở xóm Hòa Lam. Ông kể cho chúng tôi nghe về Tết ở xóm chài: giản dị, bình yên, thân thuộc...; rồi kể nhiều hơn về cuộc sống sông nước lênh đênh, về mẻ tép, mớ tôm, mớ cá... mà dòng Lam đãi ngộ người ven sông từ bao đời nay.
Nghề chài lưới vất vả, nên các con ông không theo "nghiệp" bố. 2 người con đều bươn bả làm ăn xa chứ không gắn với nghề cực nhọc, bấp bênh này.
Ông cho biết, mỗi ngày ông sẽ đi đặt đáy từ 2h chiều, đến khoảng 21h đêm là tháo đáy. Mấy hôm Tết, đáy thu được nhiều tép, trung bình khoảng 50 kg/ ngày. Niềm vui ngày Tết của người đàn ông này là tôm tép bán được giá, bởi "ngày Tết ngán thịt thà, có chút tôm, tép... ăn đưa cơm hơn" - ông Nguyễn Văn Hòa nói.
Một người hàng xóm của ông Hòa cũng đã bắt tay vào làm việc từ rất sớm. Tết ở xóm chài thường không kéo dài.
Quang cảnh xóm chài Hòa Lam từ sông Lam nhìn vào. Tên xóm gửi gắm mong ước của người dân về cuộc sống yên bình, mưa thuận gió hòa, ấy nhưng hàng năm, vào mỗi mùa mưa lũ, họ vẫn không nguôi thấp thỏm nỗi lo lũ dâng, sạt lở...
Khói lam chiều ở xóm Hòa Lam. Năm mới ở xóm chài ven sông, thấm đẫm phong vị bình yên, nhịp lao động thân thuộc. Mong ước thật nhiều niềm vui, may mắn đến với người dân xóm nhỏ này...
Theo baonghean.vn
Miền núi Tây Nghệ tuyệt đẹp qua ống kính của nhiếp ảnh gia 9x Tương Dương Những sườn núi mùa thay lá mơ màng trong sương trắng, con đường quanh co chạy vắt ngang ngàn xanh, khung cảnh Tương Dương, Kỳ Sơn qua ống kính của chàng trai trẻ xứ Nghệ bỗng trở nên khác lạ như ở một nước châu Âu. Vang Thương (sinh năm 1991) là cái tên khá được chú ý với những bạn trẻ yêu...