Ngắm vẻ đẹp mê hoặc của cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn quyến rũ, hút hồn du khách không chỉ ở những cung đường hiểm trở, kỳ bí, sương bao phủ núi quanh năm mà ở từng cành cây, hốc đá.
Vào mùa lúa chín, nắng chiếu trên các đỉnh núi trùng điệp dát vàng cho những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp có ở khắp nơi tại Hà Giang khiến bạn không thể rời mắt.
7 giờ sáng đường lên Đồng Văn vẫn còn cảnh mây ấp ôm núi
Đường như sợi chỉ mảnh xuyên qua những dãy núi đá nối liền nhau.
Những bé gái Hà Giang đang làm đồng vui vẻ chào khách
Nụ cười hồn nhiên của một cô bé khi chăn trâu
Video đang HOT
Thôn xóm, cây cối được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp
Những người trẻ vốn quen nhịp sống xô bồ của thành thị, của những âm thanh tách tách trên bàn phím, giờ như mở tung tâm hồn, đón nhận sự mênh mang mạnh mẽ của đất trời.
Đến Hà Giang, bạn sẽ có được cảm giác ngất ngây khi chinh phục những khúc cua những cung đường “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” đầy thách thức
Sống chung với đá.
Trẻ em tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn đã biết phụ giúp cha mẹ từ khi còn nhỏ
Chuẩn bị đi làm đồng
Hiên nhà treo đầy ngô là hình ảnh quen thuộc nơi này
Tam giác mạch- loại hoa tượng trưng cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn – quyến rũ và mê hoặc du khách với màu trắng, hồng và phơn phớt tím
Nụ cười đôn hậu của cụ bà người dân tộc
Nét đặc trưng của phụ nữ Hà Giang là chiếc khăn quấn đầu
Khu di tích nhà họ Vương là điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan vì đây là công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, mô phỏng theo kiến trúc truyền thống của Trung Quốc với những đường cong, lượn, chạm trổ tinh xảo, được xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương tương đương 150 tỉ đồng. Dinh thự của “vua Mèo” còn có một lô cốt làm pháo đài phòng thủ
Với vị thế này, trong những năm gần đây. Cao nguyên đá Đồng Văn luôn trở thành một điểm đến thú vị dành cho những phượt thủ
Theo ngôi sao
Thu vào tầm mắt cả trời mây Tà Xùa
Mùa này trên Tây Bắc gió lạnh cắt da cắt thịt, hoặc có những ngày dài mưa mù. Nhưng đây mới là lúc phượt tha đi tìm nơi ngắm cảnh mây bông bênh, ngút ngàn như biển lớn. Họ râm ran hò hẹn nhau cùng trèo núi, lội sông chinh phục đỉnh cao Tà Xùa".
Tà Xùa là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, nổi tiếng thách thức bởi những cung đường vượt núi khó nhằn. Bản Tà Xùa là một bản của người H'Mông sống từ lâu đời nơi đây, ban nay nổi bật với những nhà sàn rộng rãi, cao ráo và thoáng, ngô khoai sắn luôn chất đầy trên gác mái, góc nhà, chẳng lo đói. Ở Tà Xùa, chỉ có vài người là thợ săn hay những già làng mới biết đường lên núi. Họ cũng chính là những người kỳ cựu nhất...
Đường lên bản Tà Xùa vào mùa nắng không mấy khó khăn, nhưng vào mùa mưa thực sự là một thách thức. Khi những phượt thủ rời bản tiến về phía núi, thây đất đá ngổn ngang, dốc đứng cũng là lúc rừng đã hiện ra. Người dân bản Tà Xùa vẫn thường lên núi hái cây cỏ, chè, thuôc va săn thú, săn chim, nhưng chỉ quanh quẩn phía dưới chân núi, chẳng ai leo lên quá xa trừ các thợ săn sành sõi. Tà Xùa được tạo nên từ ba dãy núi cao tựa sát vao nhau như sống lưng của một con Khủng Long to đồ sộ. Đỉnh cao nhất của Tà Xùa chính là đỉnh có gắn cột cờ tổ quốc đỏ thắm bên trên, đỉnh cao thứ hai là dấu tích cột cờ cũ có từ thời Pháp thuộc, đỉnh cao thứ ba là đỉnh nằm giữa như điểm tiếp nối dành cho người leo dừng chân nghỉ ngơi lấy sức.
Để ngắm được biển mây nhẹ trôi bồng bềnh trong nắng trong veo và cam nhân thứ không khí trong lành giữa đất trời rộng lớn không hề là chuyện đơn giản. Nhiều đoạn dốc đá dựng đứng cao quá đầu người trơn tuột và không có gì để làm điểm tựa đặt chân, lúc này phải dùng tay mà bám rễ leo lên, vô cùng nguy hiểm.
Càng lên cao sương càng dày, không khí càng loãng hơn, người đi trước người đi sau bị khối không khí màu trắng đục quấn quanh, có khi còn chẳng nhìn thấy nhau. Lúc này những người đi trong đoàn không còn phân biệt đâu là tiếng Kinh, đâu là tiếng H'Mông nữa, cứ thế mà bám rễ bám cành leo lên. Con đường mòn theo triền núi cứ lúc lên lúc xuống ghập ghềnh như sóng, có những lúc những mỏm đá chồm ra tạo thành vòm hang, những người đi rừng thường hay dùng nó làm nơi trú ẩn tránh rét, tránh mưa, đốt chút củi và ăn chút thức ăn nhẹ để tiếp thêm sức vượt đoạn đường dài.
Đường lên đỉnh Tà Xùa là những dốc dựng đứng, mỏng manh và chênh vênh như những sống ngựa vắt chồng lên nhau từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ở đây có những cung đường như được rải sỏi trắng - một loại sỏi tự nhiên từ vùng đất này rất đẹp mắt. Có những đoạn vách đá dựng đứng và dài, người đi phải đu bám mà leo lên không dám đưa mắt về sau hay nhìn xuống, đầu chỉ mải ngửa lên trời mà tìm hướng đi. Càng lên cao cây cối rậm rạp càng it đi, thay vào đó là những loại cây cỏ thấp le te nằm rạp ra đất. Để lên được đến đỉnh, các phượt thủ phải bỏ ra 230km leo, đi bộ trên đường đèo dốc đứng. Càng lên gần đến đỉnh, mây lại lúp xúp hiện ra cho lòng người đi thêm phần háo hức, hưng phấn. Biển mây trắng ngày một vân vu và bát ngát hơn.
Nhìn đây mà cứ ngỡ đang được dạo bước trên mây, từng đám mây trắng bồng bềnh xốp mềm đang thi nhau "gợn sóng". Chẳng mấy khi mà được nhìn ngắm mây trôi thỏa lòng và gần như thế. Trước một không gian ngỡ như thiên đàng, nhiều phượt thủ đã không thể kiềm chế lòng mình mà thích thú hét lên cho thỏa nỗi sung sướng sau nhiều ngày đêm lội suối băng rừng lên đây.
Nhìn những tia nắng rực rỡ nhảy múa trên "biển" mây trời trắng xóa, lại thấy thêm tâm đắc khi đã có một chuyến đi "săn" mây khổ cực lắm chông gai ma thu vi nay. Đứng giữa đất trời mà thấy mình thêm nhỏ bé, thấy thế giới bao la và hoành tráng biết chưng nao. Tự ngẫm tự suy ra thật nhiều điều từ sau chuyến đi ấy, chuyến đi rất đáng để bỏ thời gian, bỏ công sức ra mà chinh phục biết bao.
Theo ngôi sao
Mùa Xuân sớm trên những cung đường phượt Hà Giang Tôi đã lên đường phiêu bạt Hà Giang - vùng đất cực Bắc của Tổ quốc để được cảm nhận hết cái Xuân đang đến gần... Người phương Nam, thậm chí người Hà Nội không thể biết thế nào là xuân đúng nghĩa... xuân, nếu đúng tiết gọi là xuân không ngược vùng Tây Bắc - nơi ngàn trùng xa ấy. Nói vậy...