Ngẫm về chữ tình, chữ nghĩa thời nay
2 giờ sáng. Tôi viết những dòng này khi đang ngồi ở hành lang bệnh viện trực chờ bác sỹ gọi tên người nhà vì có người thân đang nằm ở Khoa hồi sức cấp cứu ở tầng 6 – Bệnh viện TW Huế.
Từ trước đến nay, tôi thường nghe nói khi bệnh nhân chuyển lên tầng 6 là những bệnh nhân rất nặng, dễ đi vào cửa tử. Và tôi tin chắc rằng những ai đã từng nằm điều trị hay đã chứng kiến những bệnh nhân ở tầng 6 thì họ sẽ nghĩ mạng sống của con người, sức khỏe của mình là quan trọng nhất, mọi thứ còn lại vật chất tiền tài, danh lợi, địa vị…. tất cả đều vô nghĩa.
Ngay khi đẩy băng ca vào cửa, tôi ngỡ ngàng và có chút lạnh người vì tất cả bệnh nhân đều nằm thở bằng máy, một số người co giật nên bác sỹ phải cột tứ chi lại, một số người bị tắt đường thở phải khai thông khí quản – bác sỹ cắt một đường ở cổ để đặt đường thở. Từ bác sỹ, y tá, hộ lý… tiếp nhận bệnh và mỗi người một thao tác, rất nhanh nhẹn. Người thì gắn máy thở, người gắn truyền dịch…rất rất nhiều thứ tôi cũng không thể nhớ hết, cứ mỗi người mỗi việc tiếp nhận chăm sóc bệnh.
Đội ngũ y bác sỹ trong Khoa ai cũng nhanh nhẹn, cần mẫn, chăm sóc người bệnh kỹ càng, giải thích cho người nhà với thái độ ân cần, nhẹ nhàng. Thấy tôi bần thần, lo lắng cô bác sỹ bảo: “Anh cứ xuống hành lang bên ngoài tầng 1 nằm ngủ, khi mô nghe trên loa gọi tên thì lên, còn không thì cứ nằm ngủ để còn sức chăm sóc người nhà”. Vì là phòng vô trùng nên bệnh nhân không mặc quần áo, chỉ mặc bỉm. Người nhà bệnh nhân được phát một thẻ để vào thăm nuôi. Mỗi ngày chỉ được vào 4 lần, mỗi lần 30 phút; sáng 5g30 – 6g00; trưa 11g30 – 12g00; chiều 5g30 – 6g00; tối 9g30 – 10g00.
Tôi nhìn xung quanh hầu hết bệnh nhân đều hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ. Nên từ việc điều trị cho đến chăm sóc bệnh như thay tả, truyền thức ăn qua đường mũi, uống thuốc men…đều do đội ngũ y bác sỹ thực hiện. Đa số bệnh nhân là người già bị các bệnh về tim mạch, đái tháo đường… số còn lại là thanh thiếu niên bị tai nạn, đặc biệt tai nạn giao thông chiếm số đông. Có lẽ những ai làm việc trong Khoa cấp cứu hồi sức này sẽ không có thời gian được nghỉ ngơi vì thường xuyên phải theo dõi bệnh, dán mắt vào xem màn hình máy móc, đặc biệt là máy thở….
Video đang HOT
Nằm ở hàng lang bệnh viện đa số là người nhà của bệnh nhân nằm ở tầng 6, số còn lại là ở tầng 5 và tầng 7. Cứ đến giờ thăm nuôi không ai bảo ai mỗi người cầm một cái thau nhỏ, một phích nước nóng và khăn, giấy lau, …đeo thẻ đi lên chờ ở bên ngoài. Khi đến giờ, vào giặt khăn vắt khô rồi lau người bệnh, lau và trở qua trở lại nhằm tránh nằm một chỗ bị tì đè gây nên lở loét. Khi tôi đến chỗ giặt khăn, thấy có một bệnh nhân – bà chừng 60 tuổi người nằm co ro chỉ còn da bọc bộ xương khô, ở lưng tì đè gay loét đến tận xương chậu. Bà thở một cách yếu ớt, bên cạnh cô y tá đang gắn ống hút đờm từ miệng, tôi quan sát thấy ống hút đưa vào miệng phải dài đến 30cm. Thấy rất đau đớn và tôi ước nguyện có một phép màu nào cho bà được chóng lành.
Cũng từ hành lang bệnh viện tôi và chị gái cứ thao thức, bồn chồn, hồi hộp. Mỗi khi nghe trên loa gọi tên người nhà là mỗi lần thót tim lo lắng. Trong đêm cứ khoảng 30 phút, Khoa gọi tên người nhà lên tầng 6. Rồi xe cấp cứu hú còi tiếp nhận người được đưa xuống. Một vài người chạy lo các việc, thủ tục đưa người về. Trong những âm thanh, có khi im ắng, có khi nhốn nháo nào tiếng xe, tiếng khóc, tiếng gọi nhau í ới… ấy.
Tôi cũng nghe những tiếng cãi nhau của những người ngồi bên cạnh, từ việc phân chia lịch trực chăm sóc cho bố mẹ, việc đóng góp tiền nong; việc phân chia tài sản khi bố mẹ mất đi…
Trong những giây phút sinh từ ấy, khi người thân đang còn nằm thở yếu ớt, vẫn còn có những người muốn tranh dành vật chất, quyền lợi thuộc về mình. Ngẫm, thấy chữ tình, chữ nghĩa ngày càng nhẹ và dần thay thế bởi sự đong đếm, tính toán về vật chất, tiền bạc. Rồi đâu đó, CHỮ TÌNH, CHỮ NGHĨA trong gia đình đã không còn giữ được đúng giá trị thực của nó.
Theo truyenngan.com.vn
Chữ tình, một lần cũng đủ
Với phụ nữ, phải chăng một lần cảm nhận hết chữ tình cũng đã là quá đủ?
Tôi là một phụ nữ ít nói, khô khan và có cuộc sống khép kín. Bạn bè kháo nhau rằng, tôi không dễ gần, hơi lập dị và dường như là người tự kỷ - ít giao du, tiếp xúc với ai.
Tất cả điều tiếng đó, bằng cách này hay cách khác, tôi đều nghe thấy hết, biết rằng mình rất xấu trong cái nhìn, cách nghĩ của mọi người; nhưng tôi cũng chẳng buồn giải thích, vì thực chất, tôi không còn lòng tin với bất kỳ ai. Mà đã không tin thì cần gì tạo ra những mối quan hệ mật thiết và gắn bó.
Ảnh minh họa
Nào ai biết tôi đã từng yêu say đắm một người, từng tin tuyệt đối một người khác, để rồi một ngày, người yêu và bạn thân đến với nhau, bỏ mặc tôi với cú sốc nặng nề. Vì chuyện đó, tôi đã một lần tự tử, may được phát hiện, cứu sống. Tôi lặng lẽ rời quê nhà, lên thành phố, bắt đầu một cuộc sống mới, chỉ với đôi tay trắng.
Trời không phụ lòng người, chỉ sau bốn năm vất vả, tôi gần như đã có trong tay mọi thứ: một căn nhà nhỏ đầy đủ tiện nghi, một chiếc xe riêng để đi làm và một công việc đem đến nguồn thu nhập cao ngất ngưởng.
Thay vì vui chơi với bạn bè hoặc tìm kiếm một tình yêu mới, tôi dành hết thời gian nhàn rỗi cho công việc từ thiện. Tôi không đi theo nhóm, theo đoàn, cũng không phô trương những việc mình làm. Tôi lặng lẽ đọc báo, xem đài, rồi tự mình tìm đến những nơi cần giúp, gặp những người mình muốn sẻ chia.
Chính trong thời gian này, tôi đã gặp anh. Đó là người đàn ông tứ cố vô thân, lớn hơn tôi đúng một con giáp, đang mang trong mình chứng bệnh nan y: ung thư tuyến tiền liệt. Như một cơ duyên, tôi tình nguyện chăm sóc anh trong những ngày nằm viện.
Những lúc thể trạng tốt hơn, được bác sĩ cho về, anh vui vẻ cùng tôi đến thăm trại trẻ mồ côi, viếng những ngôi chùa đang cưu mang những người lang thang, cơ nhỡ. Anh là một thợ mộc lành nghề. Lúc khỏe mạnh, tôi giới thiệu anh đến làm cho một xưởng mộc gần cơ quan. Tôi và anh vẫn luôn sát cánh bên nhau trong việc làm thiện nguyện và cả những lúc không có việc để làm, chúng tôi thường ngồi bên nhau trong quán trà, chia sẻ với nhau mọi chuyện vui buồn.
Ảnh minh họa
Tôi nhận ra trái tim mình rung động khi ở bên anh. Tôi biết anh cũng vậy, nhưng vì mặc cảm bệnh tật và hoàn cảnh quá chênh nhau nên anh im lặng. Tôi cũng không cần anh phải nói. Chỉ cần anh luôn ở cạnh tôi bất cứ lúc nào tôi cảm thấy cô đơn là đủ hạnh phúc rồi.
Nhưng hạnh phúc đó thật ngắn ngủi. Chín tháng sau, anh rời bỏ cuộc đời, do bệnh tình trở nặng. Tôi còn lại một mình, tiếp tục bước những ngày dài không có anh. Tuy anh đã mãi xa tôi, nhưng những khoảnh khắc tôi có anh đã trở thành kỷ niệm sâu sắc trong đời, với những cảm xúc tôi chẳng thể nào quên. Với phụ nữ, phải chăng một lần cảm nhận hết chữ tình cũng đã là quá đủ?
Theo Báo Phụ Nữ
Vợ mới sinh 3 ngày đã để con khóc khát sữa nhưng lại cho đứa trẻ khác bú Mẹ chồng Liên vội gọi mấy người họ hàng nữa đi tìm Liên, kết quả là choáng váng là có người bảo thấy Liên đang bế đứa trẻ lạ cho bú ở hành lang bệnh viện. ảnh minh họa Cưới nhau hơn 3 năm nhưng mãi mà Huy và Liên chưa thể sinh cho mình đứa con, và cái nguyên nhân đó là...