Ngắm tuyết rơi trên sa mạc Sahara đẹp “mê li”
Một nhiếp ảnh gia không chuyên đã chụp lại được hình ảnh những đụn cát vàng ở sa mạc Sahara lớn nhất thế giới được che phủ bởi tuyết trắng tuyệt đẹp.
Hình ảnh tuyết rơi trên các đỉnh núi ở thị trấn Ain Sefra chiều 19/12.
Lần cuối cùng tuyết rơi tại thị trấn Ain Sefra ở Algeria là vào năm 1979 và chỉ kéo dài nửa giờ, trong khi lần này tuyết đã rơi nguyên một ngày 19/12.
Karim Bouchetata, một cư dân Ain Sefra và nhiếp ảnh gia không chuyên, đã rất thích thú khi nhìn thấy tuyết rơi. Karim chia sẻ: “Mọi người đều sửng sốt khi thấy tuyết rơi trên sa mạc. Thật là một sự việc hiếm gặp. Trông thật thú vị khi tuyết rơi trên cát và tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp”.
Lần cuối cùng tuyết rơi tại Ain Sefra là ngày 18/2/1979.
Thị trấn Ain Sefra nằm tại vùng rìa phía bắc của Sahara, được mệnh danh là “ Cánh cổng dẫn tới Sahara”.
Theo các nhà khí tượng, hiện tượng tuyết rơi tại Sahara nghe như thể một chuyện khó tưởng nhưng hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra tại vùng đồi núi gần các sa mạc cát lớn. Núi Hoggar ở Algeria và núi Tibesti ở Chad vẫn thi thoảng có tuyết rơi vài năm một lần.
Video đang HOT
Một số người còn tin rằng nếu chu kỳ này còn lập lại nhiều lần thì sa mạc Sahara sẽ trở nên ẩm ướt và thậm chí cây cối có thể mọc xanh tốt như thời xa xưa.
theo Daily Mail
S-400 của Nga lợi hại thế nào khiến nhiều nước tìm mua?
Các nền quân đội nước ngoài e ngại quytrình phê duyệt mua vũ khí phức tạp từ chính phủ và Quốc hội Mỹ, nên muốn mua hệthống phòng thủ tên lửa S-400 thay vì Patriot hay THAAD của Mỹ.
CNBC ngày 15-11 dẫn nguồn tin quen thuộc với các báo cáo tình báo Mỹ cho hay có ít nhất 13 quốc gia đang quan tâm tới việc mua tổ hợp tên lửa phòng thủ đất đối không S-400 của Nga dù Mỹ nhiều lần cảnh báo sẽ trừng phạt các nước mua hệ thống này.
Nhiều nước nhắm tới S-400
Một nguồn tin giấu tên cho biết Saudi Arabia, Qatar, Algeria, Morocco, Ai Cập, Iraq được cho là đã bàn thảo về việc mua S-400 của Nga. Mặc dù vậy, phía Mỹ cho rằng nhiều quốc gia có thể sẽ từ bỏ thương vụ này do áp lực ngoại giao từ Washington.
Hệ thống S-400 Triumf xuất hiện ở Quảng trường Cung điện ở TP St.Petersburg trong một buổi tập dượt duyệt binh. Ảnh: GETTY
Hiện giờ S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất. S-400 cũng được xem là đối trọng của các hệ thống Patriot và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD ) do Mỹ sản xuất.
Khi được hỏi vì sao các quốc gia muốn mua S-400 thay vì Patriot hay THAAD của Mỹ, một nguồn thạo tin nói rằng các nền quân đội nước ngoài e ngại quy trình phê duyệt mua vũ khí phức tạp từ chính phủ và Quốc hội Mỹ.
"Nhiều nước không muốn chờ đợi các rào cản pháp lý của Mỹ. S-400 có ít điều kiện hạn chế xuất khẩu hơn và điện Kremlin sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ bán vũ khí bằng cách tháo gỡ các quy định pháp lý rườm rà" - nguồn tin cho biết.
Ngoài ra, CNBC nói rằng vũ khí do Nga sản xuất thường có giá thành cạnh tranh hơn so với Mỹ. Bên cạnh đó, một nguồn tin khác nói rằng Nga có thể dễ dàng bàn giao hệ thống vũ khí S-400 chỉ trong vòng hai năm đầu tiên sau khi ký hợp đồng, điều mà Mỹ gần như không thể thực hiện.
Hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: GETTY
Hơn nữa, khi so sánh hệ thống S-400 của Nga với các hệ thống Mỹ, vũ khí do Moscow sản xuất có tầm tấn công xa hơn, mục tiêu đa dạng hơn và chống được số lượng nhiều hơn các mục tiêu bay tới cùng lúc.
Nguồn tin nói thêm rằng dù không có vũ khí nào là hoàn hảo nhưng S-400 có thể làm "lu mờ" THAAD, hệ thống được coi là viên ngọc trong hệ thống phòng thủ Mỹ. "Không một hệ thống nào của Mỹ ở thời điểm hiện tại có thể đuổi kịp khả năng bảo vệ vùng không phận rộng lớn ở tầm xa như S-400" - nguồn tin nói.
Năng lực đáng gờm của S-400
Xương sống trong cấu trúc phòng không tầm xa của Nga là hệ thống phòng không S-400 Triumf. S-400 là một trong những tổ hợp phòng không hiện đại của Nga, được thiết kế để tiêu diệt khí cụ bay của đối phương bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái trong phạm vi 400 km và tên lửa đạn đạo cách xa 60 km. Một tổ hợp S-400 được trang bị bốn loại tên lửa khác nhau, đủ sức tiến công tới 36 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống do Nga chế tạo cũng có khả năng phòng thủ chống lại một cuộc tấn công của máy bay không người lái giống như phiến quân Houthi đã sử dụng để tiêu diệt tên lửa Patriot của quân đội UAE hồi tháng 2.
"Đó là những khía cạnh địa chính trị thú vị nhất mà S-400 cung cấp" - ông Thomas Karako, Giám đốc dự án phòng thủ tên lửa, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.
Các khẩu đội S-400 tham gia huấn luyện chiến thuật nhằm đối phó các cuộc tấn công từ các nhóm trinh sát tiềm năng. Ảnh: GETTY
Tuy nhiên, ông Karako nhấn mạnh rằng mặc dù cơn khát vũ khí Nga ngày càng lan rộng, song S-400 vẫn chưa chứng tỏ khả năng chiến đấu, không giống như hệ thống Patriot của Mỹ.
"Nga dường như đang sử dụng doanh số bán hệ thống phòng không trong khuôn khổ kinh tế chính trị nhiều hơn. Trong một số trường hợp, việc mua S-400 giống như những gì mà người La Mã cổ đại gọi là cống nạp" - ông Karako nhận xét.
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mua S-400 với Nga. Trung Quốc - nước đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Mỹ - đang nhận những hàng cuối cùng của S-400.
Ấn Độ, nước mua vũ khí hàng đầu của Nga, ký hợp đồng mua S-400 tháng trước. Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của NATO, dự kiến sẽ nhận được S-400 trong năm tới và dự kiến hệ thống này vào hoạt động trong năm 2020.
Các nước mua vũ khí của Nga có thể bị trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) mà Tổng thống Donald Trump ký tháng 8-2014. Hồi tháng 9, Mỹ đã áp trừng phạt với Trung Quốc vì mua chiến đấu cơ và tên lửa của Nga.
Theo Thái Lan
Pháp luật TP HCM
Vì sao Mỹ lo sợ khi thấy nhiều nước muốn mua hệ thống S-400 của Nga? Nhiều quốc gia đang bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống S-400 của Nga thay vì các vũ khí của Mỹ, bất chấp khả năng bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt. Nhiều nước bày tỏ sự quan tâm với hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: TASS Một trong những nguồn dấu tên của CNBC cho hay Ả...