Ngâm trứng vào nước lạnh sau luộc: Tưởng lợi hóa hại
Không thể phủ nhận trứng gà rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng nếu không biết cách chế biến, “lợi” có thể biến thành “hại”.
Trứng gà chưa nấu chín
Trong trứng gà chưa được nấu chín có 2 hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Thực ra trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.
Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ được. Các protein này gây ức chế cho trung khu thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
Trứng gà chín kĩ
Trứng gà bị nấu quá lâu thì trên bề mặt của lòng đỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà tạo ra khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng gà nấu chín kĩ cũng không giữ được vị tươi ngon như khi nấu vừa độ, gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của người thưởng thức.
Trứng gà và đậu tương
Video đang HOT
Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng. Theo Đông y, đậu tương có tính bình, hàm lượng protein, chất béo, hợp chất cacbon tự nhiên, vitamin và khoáng chất rất giàu dinh dưỡng nên có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trong đậu tương lại có một loại chất đặc biệt khi kết hợp với lòng trắng trứng gà sẽ gây tổn hại cho các thành phần dinh dưỡng khác, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả trứng gà và đậu tương.
Trứng gà và đường
Trứng gà cho thêm đường và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất “tiêu diệt” các axit amin có lợi cho cơ thể. Hơn nữa chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.
Trứng gà và mì chính
Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng phong phú NaCl (natri clorua) và NH3 (amoniac) có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này. Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hương vị và độ dinh dưỡng của trứng gà.
Trứng gà và nước lã
Trước nay chúng ta thường có thói quen ngâm trứng gà luộc vào nước lã để dễ bóc vỏ nhưng các chuyên gia y tế khẳng định đây là cách làm không đảm bảo vệ sinh. Trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khí lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong trứng, khiến trứng biến chất và nhanh hỏng.
Tú Uyên
Tổng hợp từ PCLady
4 lí do để ăn chay linh hoạt
Ăn ít thịt và không hoàn toàn ăn chay một cách cứng nhắc đang là xu hướng mới được nhiều người quan tâm.
Cách đây 10 năm, ở Mỹ có một khái niệm mới, đó là "ăn chay linh hoạt", xu hướng này đã phát triển rộng ở châu Âu. Theo Hiệp hội ăn chay ở Pháp, số người Pháp ăn chay đã tăng gấp đôi trong vài năm. Trong khi đó số người ăn chay linh hoạt tăng lên rất nhiều.
Sau đây là những lý do chúng ta nên ăn chay linh hoạt:
1. Tốt cho sức khỏe
Không ăn nhiều thịt giúp chúng ta hấp thụ ít cholesterol và bệnh cao huyết áp giảm đi rất nhiều. Những người ăn chay sẽ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tiêu chảy. Theo nghiên cứu đăng tải trên báo American Journal of Clinical Nutrition (2006), ăn chay hoặc ăn ít thịt sẽ tránh được một số chất béo không tốt, thay vào đó chúng ta sẽ hấp thu được nhiều chất xơ và vitamin chống lão hóa có nhiều trong rau quả.
2. Dễ dàng có vóc dáng "mi nhon"
Ăn chay mang lại thân hình mảnh mai, nhất là với những người ăn chay trường. Theo các chuyên gia, nếu ăn ít thịt chúng ta sẽ giảm hấp thu protein và các chất béo không tốt cho cơ thể từ các loại thịt động vật. Đặc biệt, ăn nhiều rau và trái cây sẽ ít tiêu thụ nhiệt lượng và làm chúng ta no nhanh hơn.
3. Bảo vệ môi trường
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), việc chăn nuôi thải ra môi trường 18% khí thải độc hại, còn cao hơn cả khí thải từ phương tiện giao thông. Hơn nữa, để có thức ăn cho vật nuôi người ta đã phá rừng để trồng bắp, trồng đậu làm thức ăn cho vật nuôi... gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của chúng ta.
4. Tiết kiệm
Nghiên cứu của Crédoc (Pháp, năm 2009) cho thấy qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, khi cần giảm thiểu về nhu cầu thức ăn thì thịt là món ăn giảm nhiều nhất, thay vào đó người ta ăn trứng và rau, vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khỏe.
Theo Phụ nữ Online
Vài cách để có gương mặt thon nhỏ Một vài mẹo nhỏ giúp bạn có khuôn mặt thon nhỏ, gọn xinh hơn ngay cả khi "chót" tăng lên vài kí. Trong cả hai trường hợp trên, bạn sẽ phải tạm biệt khuôn mặt đầy đặn và tròn trịa của mình để chuyển sang diện mạo của khuôn mặt của một người béo và cặp má phúng phính. Nếu bạn muốn tìm...