Ngắm trang phục bắt mắt của bà con dân tộc Mông đi chơi Tết
Hàng năm, cứ đến Tết Nguyên đán, bà con dân tộc Mông ở vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang lại súng sính những bộ trang phục đẹp nhất đi chơi, đi chúc Tết.
Trong những ngày đất trời vào xuân, nhiếp ảnh gia Lê Đức – người phượt xuyên Tết độc hành đã “săn” được những khoảnh khắc tuyệt đẹp của bà con dân tộc Mông ở nơi địa đầu của Tổ quốc (tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Nhiếp ảnh gia Lê Đức đã ghi lại những bộ trang phục đón Tết độc đáo của người Mông ở Hà Giang.
Anh Lê Đức cho biết: “Như đã chia sẻ trước đó, tôi quyết định phượt xuyên Tết để cảm nhận không khí đón xuân ở vùng Tây Bắc. Điểm mà tôi đặt chân và đón giao thừa là ở cột cờ Lũng Cú, Hà Giang”.
Tại đây, nhiếp ảnh gia Lê Đức được hòa mình vào không khí rộn ràng đón xuân của bà con người dân tộc vùng cao.
“Lần đầu tiên đón Tết xa nhà, vào những ngày đầu năm mới tôi có một cảm nhận về cách đón và chơi Tết ở đây là bà con dân tộc Mông súng sính quần áo đẹp nhất để ra đường đi chơi, đi chúc Tết nhau”, anh Lê Đức chia sẻ.
Bà con dân bản diện trang phục đẹp đi chơi Tết.
Khi thực hiện bộ ảnh độc đáo này, nhiếp ảnh gia Lê Đức cũng tìm hiểu về những bộ trang phục mà bà con người dân tộc Mông đang diện trên người.
Nhiếp ảnh gia Lê Đức cho biết thêm: “Tôi tìm hiểu thì được biết, với mỗi kinh tế gia đình khác nhau, và nó sẽ thể hiện vào mỗi trang phục mà họ diện để đi chơi. Những bộ trang phục này được người dân chuẩn bị rất kỹ và chỉ dùng cho dịp lễ Tết quan trọng”.
Chia sẻ về phong tục đón Tết của người Mông ở Hà Giang, nhiếp ảnh gia Lê Đức nói: “Phong tục đón Tết của người Mông ở đây vào ngày mùng 1 Tết họ sẽ ở nhà giống như ở dưới xuôi. Còn từ mùng 2 Tết trở đi, bà con dân bản bắt đầu ra đường, gặp gỡ và chúc tụng nhau. Và từ mùng 3 Tết trở đi, một số bản làng mới bắt đầu tổ chức các trò chơi dân gian”.
Cùng ngắm những bộ trang phục độc đáo của bà con dân tộc Mông đón xuân:
Thiếu nữ Mông diện trang phục tươi sáng.
Video đang HOT
Bộ trang phục với màu sắc tươi mới.
Theo nhiếp ảnh gia Lê Đức, kinh tế gia đình khác nhau sẽ được thể hiện trên bộ trang phục.
Vào ngày lễ Tết, họ sẽ diện trang phục đẹp nhất.
‘
Các em nhỏ cũng được bố mẹ diện cho trang phục đẹp nhất.
Những em nhỏ háo hức đi chơi Tết với nụ cười tươi trên môi.
Theo nguoiduatin.vn
Chuyện ly kỳ về hòn đá biết đi ở 'sào huyệt ma túy' Tà Dê
Từ một hòn đá xuất hiện riêng lẻ giữa cánh đồng của bản Tà Dê, người dân kể câu chuyện về "hòn đá biết đi" lưu truyền suốt hàng trăm năm qua.
Bản Tà Dê, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, Sơn La) được mệnh danh là "sào huyệt ma túy" của Tây Bắc. Vùng này cũng có cảnh đẹp đến nao lòng.
Không chỉ đẹp bởi những nương ruộng xanh mơn mởn, những mùa mận trổ hoa trắng tinh hay hình ảnh các cô gái mặc váy sặc sỡ ngồi thêu bên hiên nhà, mà nơi đây còn có những truyền thuyết thú vị về sự hình thành của núi non, cây cối và con người.
Hòn đá nằm giữa bản Tà Dê với nhiều câu chuyện huyền bí
Một trong những truyền thuyết đó là câu chuyện về hòn đá xuất hiện khá độc đáo ở Tà Dê, người dân nơi đây còn gọi là "hòn đá biết đi".
Lần theo con đường độc đạo dẫn vào Tà Dê, phóng tầm mắt về bên tay phải là trùng điệp những dãy núi nối liền nhau. Nằm giữa thung lũng là những mảnh ruộng của người Mông, hòn đá nổi lên với dáng vẻ rất riêng biệt.
Ông Giàng A Sử (50 tuổi), người dân tộc Mông, kể: "Theo lý giải của người xưa, hòn đá này có tên như vậy bởi họ cho rằng nó đã chu du qua nhiều vùng miền. Khi đi đến đây, thấy cảnh sắc đẹp, khí hậu trong lành hòn đá đã dừng lại, không đi nữa".
Hòn đá chứng kiến bao thế hệ người Mông ở bản sinh ra và lớn lên
"Người Mông gọi tên hòn đá này là Dê Dê, người Kinh gọi là 'cụ đá' (xuất hiện từ lâu đời)". Hòn đá này gắn với rất nhiều kỷ niệm qua bao nhiêu đời của con người nơi đây", ông A Sử nói thêm.
Hòn đá cao khoảng 15m, phủ rêu xanh, nằm trên mảnh ruộng của một người dân trong bản. Người dân dựng hàng rào xung quanh để bảo vệ, phần đất còn lại người dân trồng ngô, dựng giàn trồng chanh leo.
Ông Sử kể về hòn đá đặc biệt tại bản Tà Dê
"Từ khi ra đời, những đứa trẻ ở vùng đất này đều được nghe câu chuyện về hòn đá kỳ lạ. Ngày bé chúng tôi cũng thường ra đấy chăn trâu và trèo lên chơi. Trèo lên đỉnh, trẻ con có thể ngắm trọn cảnh sắc của cả vùng Tà Dê. Vào mùa xuân, chim dề nú bay về đây làm tổ, hót ríu rít cả một vùng trời", ông Sử kể.
Gắn bó với nhiều kỷ niệm của người dân, nên người Mông ở Tà Dê đã lập bàn thờ dưới chân hòn đá. Bàn thờ có hai chén sứ dùng để rót rượu trắng, một phiến đá nhỏ để đồ lễ và chỗ để thắp hương.
Hòn đá nằm giữa những vườn hoa mận, nương ngô và những nóc nhà người Mông tỏa khói mỗi chiều về
Vào dịp Tết của người Mông (bắt đầu từ 30/11 âm lịch), người dân mổ gà, mổ lợn trong 10 ngày. Họ không quên mang thức ăn và rượu ra đây để dâng lễ thắp hương.
Ông Giàng A Sử cũng khẳng định, hòn đá này rất thiêng. Người dân có niềm tin họ cầu gì đều được nấy.
"Người Mông sau mỗi năm đi xa làm ăn về đều ra đây thắp hương báo cáo. Trước khi đi, họ cũng thường đến đây cầu cho một năm nhiều thuận lợi. Họ cầu mong trẻ con ngoan ngoãn, đàn ông khỏe mạnh, đàn bà khéo tay thêu được mảnh vải đẹp. Họ cũng cầu mưa thuận gió hòa để gieo trồng được mùa bội thu", người đàn ông dân tộc Mông kể lại.
Một gia đình sống cạnh hòn đá kì bí
Anh Páo Chứ (bản Tà Dê) cũng có nhiều kỷ niệm với hòn đá đặc biệt này.
"Hòn đá thực chất là một phần của ngọn núi lớn, trải qua thời gian dài kiến tạo nên bị tách riêng lẻ thành một hòn núi nhỏ độc lập.
Hình dáng nhỏ và vị trí đứng độc lập nên người ta mới gọi nó là hòn đá biết đi hay hòn đá xê dịch. Từ bé cho đến khi lớn lên, chúng tôi đều muốn giữ niềm tin về truyền thuyết mà cha ông để lại. Truyền thuyết kể rằng, hòn đá biết đi vì yêu mến vẻ đẹp của mảnh đất này nên đã phải dừng chân...", anh nói.
Người dân lập ban thờ ngay dưới chân hòn đá
Theo ông Giàng A Sử, những người lần đầu đến đây đều ngỡ ngàng khi chứng kiến một hòn đá lớn mọc sừng sững giữa vùng đất trải rộng nương ngô.
"Không thể lý giải vì sao lại có sự xuất hiện của hòn đá này, từ chân hòn đá, bao quanh nó chỉ là đất. Có những ngọn núi cách đó cả trăm mét nhưng việc xuất hiện hòn đá ở đây lại là một điều bí ẩn mang đến nhiều giai thoại", ông Sử kể.
Vẻ đẹp thơ mộng của Tà Dê mỗi khi mùa xuân về
Với người dân nơi đây, hòn đá có ý nghĩa tâm linh đặc biệt
Những nụ đào chớm nở bên hòn đá kì lạ
Câu chuyện về hòn đá vẫn là một ẩn số
Theo vietnamnet.vn
Du khách háo hức tham quan, trải nghiệm homestay Hua Tạt Đến với bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) trong những ngày gần Tết nguyên đán 2019, vùng đất từ lâu đã được nhiều du khách thập phương biết đến là điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng... du khách sẽ được ngắm nhìn và trải nghiệm trong các homestay...