Ngắm Trái Đất “nuốt” Mặt Trăng trong Nguyệt thực dài kỷ lục
Đúng như dự đoán, chuỗi dài hiện tượng Nguyệt thực với hơn 69 phút đã diễn ra từ 1h20 đến 2h25′ rạng sáng 16/6, với nhiều hình ảnh kỳ thú.
Trời quang mây, không mưa đã tạo điều kiện cho việc quan sát Nguyệt thực được diễn ra tốt đẹp. Từ 1h20 đến 2h25′ rạng sáng 16/6, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã thu hút rất nhiều người quan sát.
Giới quan sát thiên văn dự đoán, trong năm 2011 sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở Việt Nam. Lần thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 10/12/2011, khu vực quan sát tốt nhất là châu Á và Australia. Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 52 phút. Chỉ một số khu vực ở Mỹ, trong đó có Hawaii và tây bắc Thái Bình Dương, sẽ nhìn thấy hiện tượng này.
Dưới đây là chùm ảnh được PV tại Huế thức trọn đêm để ghi nhận hiện tượng kỳ thú này trân trọng gửi đến bạn đọc.
Bầu trời đêm đầy sao và quang mây ở Huế thuận tiện cho việc quan sát Nguyệt thực
Mặt trong trong vắt hiện rõ từng chi tiết
Từ từ từng phần của Mặt Trăng đã không còn
Từ Trăng tròn đã thành Trăng khuyết
Video đang HOT
Còn lại một vành lưỡi liềm nho nhỏ
Trăng như một dải lụa mỏng manh
Sau vài phút chìm vào bóng tối, Mặt Trăng bắt đầu lại tỏa ánh sáng từ da cam
Đến ửng đỏ
Có ánh sáng trắng kèm với màu đỏ cam
Đỏ huyết dụ pha cam
Vào hơn 4h, Mặt Trăng đã ló dạng sáng trở lại sau một quãng thời gian dài bị Trái Đất “nuốt”
Theo Dân Trí
Sẽ có nguyệt thực toàn phần dài 100 phút vào rạng sáng 16.6
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày 16.6 tới đây được cho là một trong những lần nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21. Khi nào bắt đầu xảy ra hiện tượng này, có thể quan sát bằng mắt thường?, mặt trăng sẽ có màu gì?....
PV Laodong.com.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam xung quanh những vấn đề đó.
Xin ông cho biết, hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra như thế nào trong ngày 16.6 tới?
Trong nguyệt thực lần này, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 1 giờ 22 phút 56 giây (giờ Việt Nam), nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 2 giờ 22 phút 30 giây, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 3 giờ 12 phút 37 giây. Nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 4 giờ 2 phút 42 giây và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 5 giờ 2 phút 15 giây.
Bóng Trái đất sẽ bao phủ toàn bộ toàn bộ bề mặt mặt trăng trong gần 100 phút nên đây sẽ là một trong những lần nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21, chỉ kém nguyệt thực toàn phàn dài nhất thế kỷ 21 có 3 phút. Lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ xảy ra vào ngày 27.7.2018.
Người dân Việt Nam cũng một số khu vực trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần trong gần 100 phút. Ảnh: Internet.
Mặt trăng sẽ có màu gì khi xảy ra hiện tượng này?
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi trái đất ở vị trí giữa mặt trời và mặt trăng, 3 thiên thể này cùng nằm trên một đường thẳng. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, bóng trái đất sẽ bao phủ toàn bộ mặt trăng. Lúc đó, chúng ta sẽ thấy mặt trăng hiện ra với màu đỏ gạch. Lý do là bởi vì hầu hết ảnh sáng mặt trời khi đi qua lớp khí quyển mỏng của trái đất bị hấp thụ, chỉ có ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài ít bị hấp thụ và tiếp tục xuyên qua lớp khí quyển này. Do lớp khí quyển của trái đất có tác dụng như một thấu kính hội tụ nên những tia sáng đỏ bị khúc xạ và tiếp tục chiếu sáng bề mặt mặt trăng. Do vậy, chúng ta sẽ thấy mặt trăng có màu đỏ gạch trong thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần.
Vậy chúng ta có thể quan sát nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường không, thưa ông?
Khác với nhật thực, khi quan sát phải sử dụng kính chuyên dụng với các bộ lọc, còn đối với nguyệt thực thì chúng ta có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường và các bạn có thể sử dụng máy ảnh, camera, ống nhòm có độ phóng đại vừa phải để quan sát, chụp ảnh.
Những khu vực nào có thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, thưa ông?
Phần lớn châu Âu, châu Á, toàn bộ châu Phi, châu Úc, châu Nam Cực và một phần Nam Mỹ sẽ quan sát được hiện tượng thiên nhiên thú vị này.
Ông có thể cho biết, người dân Việt Nam có cơ hội được chiêm ngưỡng mấy lần nguyệt thực toàn phần trong năm nay?
Sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng 2 lần nguyệt thực toàn phần. Lần đầu tiên là rạng sáng ngày 16.6 tới đây và lần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 10.12.2011. Trong lần thứ hai, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 19 giờ 45 phút 42 giây, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 21 giờ 6 phút 16 giây, nguyệt thực toàn phần cực đạt xảy ra lúc 21 giờ 31 phút 49 giây, nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 21 giờ 57 phút 24 giây và nguyệt thực một phần kết thúc lúc 23 giờ 17 phút 58 giây. Thời gian nguyệt thực toàn phần lần thứ hai kéo dài khoảng 52 phút. Thuận lợi của lần nguyệt thực này là xảy ra vào đêm 10.12 nên chúng ta không cần phải thức khuya. Tuy nhiên, thời gian này đang vào mùa đông nên bầu trời thường nhiều mây u ám cản trở tầm nhìn, thời tiết lạnh giá với người miền Bắc.
So với nhật thực, tần xuất xuất hiện của nguyệt thực như thế nào, thưa ông?
Mặc dù chúng ta thường xuyên quan sát được hiện tượng nguyệt thực nhiều hơn nhật thực nhưng thực tế tần xuất xuất hiện nhật thực nhiều hơn nguyệt thực. Lý do là bởi, mỗi lẫn xảy ra nguyệt thực thì hơn một nửa trái đất trong vùng bóng tối có thể quan sát được hiện tượng này trong khi nhật thực chỉ được quan sát trong một dải hẹp. Mỗi năm có ít nhất 2 lần nhật thực nhưng có năm không có nguyệt thực nào.
Ông có lời khuyên nào đối với những người muốn quan sát hiện tượng thiên nhiên này?
Đây là hiện tượng thiên nhiên bình thường, hoàn toàn có thể tính toán chính xác thời điểm diễn ra, không mang yếu tố tâm linh, cũng không đe dọa đến sự sống trên trái đất.
Thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần lần đầu tiên vào rạng sáng ngày 16.6 tới nên chúng ta phải thức khuya. Do đó, những ai muốn quan sát hiện tượng này hãy cẩn trọng với sức khỏe của mình vì dễ bị ngấm sương.
Xin cảm ơn ông!
Theo Lao Động
6 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ hút teen năm 2010 Năm 2010, giới trẻ Việt Nam được mãn nhãn với những hiện tượng thiên nhiên lạ lùng và kỳ diệu như nhật thực hình khuyên, nguyệt thực, Mặt trăng nuốt sao Kim hay mây tán sắc... Có lẽ chưa năm nào giới trẻ Việt Nam lại được mục sở thị nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như năm nay, ngược hẳn với...