Ngắm Thượng Hải hoa lệ và cổ kính đầu thế kỷ 19
Thượng Hải những năm đầu thế kỷ 19 là trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Viễn Đông với dáng dấp của đô thị phát triển hiện đại, hoa lệ.
Thượng Hải những năm đầu thế kỷ 19 mang đầy đủ những dáng dấp của thời đại và tràn đầy sức sống. Trong ảnh là cảnh 1 góc Thượng Hải năm 1930.
Một góc khu ở của người nước ngoài ở Thượng Hải những năm 1930.
Bến Thượng Hải có mặt của rất nhiều người nước ngoài, vì thế nó mang phong cách và dáng dấp của một đô thị vô cùng hiện đại. Trong ảnh là những chiếc xe hơi đắt tiền của giới nhà giàu tại Thượng Hải những năm 1920 -1930.
Dòng người đông đúc ở bến Thượng Hải.
Hỉnh ảnh những chiếc xe điện là nét đặc trưng của Thượng Hải thời xưa.
Dòng người đến miếu Thành Hoàng.
Video đang HOT
Một góc Thượng Hải nhìn từ trên cao.
Rrue du Consulat, đường Kim Lăng ở Thượng Hải ngày nay.
Xe kéo (xe lôi) một phương tiện giao thông tương đối phát triển ở Thượng Hải xưa.
Tháp đồng hồ ở bưu điện thành phố Thượng Hải.
Những tòa nhà mang đặc trưng kiến trúc phương Tây khiến cho Thượng Hải trở thành một đô thị phát triển hiện đại.
Tháp tín hiệu tại bến Thượng Hải.
Cầu Ngoại Bạch Độ bắc qua sông Tô Châu tại Thượng Hải
Một góc đường Nam Kinh sầm uất xưa.
Thành phố hai bên sông Tô Châu nhìn từ trên cao.
Khách sạn quốc tế Thượng Hải.
Đường Tây Tạng bên ngoài trường đua ngựa ở Thượng Hải.
Theo_Kiến Thức
Nga mở cửa Viễn Đông: Nước cờ khôi phục kinh tế
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế phương Đông mới đây tuyên bố kêu gọi các nhà đầu tư nước trong nước và nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, vào vùng Viễn Đông giàu tài nguyên trong một nỗ lực khôi phục kinh tế.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (ảnh: Kremlin)
Tờ Wall Street Journal đưa tin, ông Putin đã đưa ra quyết định táo bạo bằng việc cam kết tạo "điều kiện tốt nhất" cho các nhà đầu tư nhằm biến khu vực Viễn Đông thành một trong số trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
"Nga chính thức mở cửa khu vực Viễn Đông cho các nhà đầu tư," ông Putin nhấn mạnh.
Trước đó, vào tháng 5, ông Putin đã yêu cầu tổ chức diễn đàn kinh tế trên nhằm thu hút đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vào khu vực Viễn Đông, một phần trong nỗ lực "xoay trục" của chính quyền Kremlin sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Sự chuyển trục diễn ra trong bối cảnh kinh tế Nga tiếp tục suy giảm do ảnh hưởng sự trừng phạt kinh tế phương Tây và giá dầu thế giới giảm mạnh trong những năm gần đây.
Năm ngoái, Mỹ và Châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Nga do Kremlin đã can thiệp vào tình hình Ukraine. Kinh tế Nga đã suy thoái nghiêm trọng, GDP nước này giảm 4,6% trong Quý 2 so với năm trước.
Bộ Tài chính Nga dự báo kinh tế Nga chưa thể khôi phục trở lại muộn nhất cho đến cuối năm nay hoặc đầu năm 2016.
Chính phủ Nga đã đẩy mạnh hợp tác về kinh tế với quốc gia láng giềng Trung Quốc, coi đây là điểm then chốt của kế hoạch nhằm vực dậy nền kinh tế và giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu, thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất của Nga.
Một lý do nữa khiến Nga tăng cường hợp tác với Trung Quốc đó là quan hệ của Nga với phương Tây ngày càng tệ đi sau "Chiến tranh Lạnh", đặc biệt sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm ngoái.
Theo thông lệ, Nga không muốn cho các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư khai thác dầu khí tại khu vực chiến lược. Nhưng lần này, trước thềm diễn đàn, tập đoàn dầu khí Nga OAO Rosneft công bố sẽ mời Tổng công ty hóa chất Trung Quốc vào khai thác chung tại 2 mỏ dầu.
Viễn Đông, nơi sản xuất chủ yếu dầu khí, than và gỗ của Nga, có chung đường biên giới dài với Trung Quốc. Khu vực Viễn Đông chiếm tới 70% trữ lượng thủy sản của Nga, theo thống kê của Cục Kiểm ngư Nga.
Chính phủ Nga cũng lên kế hoạch phát triển hạ tầng đường bộ và đường sắt tại khu vực Viễn Đông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng. Chính quyền cảng Vladivostok cũng đơn giản thủ tục giấy tờ xin visa và hệ thống thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Alexander Levintal, quyền thống đốc khu Tự trị người Do thái thuộc vùng Viễn Đông, cho biết hiện một cầu đường sắt nối khu tự trị này với Trung Quốc đang được triển khai.
"Quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc rất tốt, nhưng chúng tôi muốn mời thêm các nhà đầu tư đến từ Nhật, Hàn Quốc và một quốc gia khác", ông Levintal nói.
Khu vực Viễn Đông có diện tích 3,86 triệu km2, chiếm 36,4% diện tích nước Nga. Vùng này có mật độ dân số thấp với 6,4 triệu người sinh sống, tương đương 5% tổng số dân của Nga.
Vũ Duy
Theo Dantri/Wall Street Journal
Khó khăn bủa vây ông Tập Cận Bình Năm 2015 chứng kiến chính quyền của ông Tập Cận Bình liên tiếp phải đối diện với hàng loạt "thảm họa" và vấp phải không ít chỉ trích từ người dân Trung Quốc. Kể từ tháng 6-2015, Trung Quốc (TQ) liên tiếp xảy ra hàng loạt sự kiện thu hút sự chú ý của cả thế giới. Trong đó phải nhắc đến các...