Ngắm thú rừng quý hiếm ở Việt Nam qua bẫy ảnh
Kết quả điều tra từ bẫy ảnh cho thấy nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.
Ngày 8-12, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) tài trợ đã công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị tại hội nghị. Ảnh: Bộ NN&PTNT cung cấp.
Theo nhận định của các chuyên gia bảo tồn thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF- Việt Nam) thì đây là đợt khảo sát về đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh hệ thống và toàn diện nhất từng được thực hiện tại Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính từ USAID. Khảo sát này là để giám sát tính đa dạng sinh học và độ che phủ của rừng.
Kết quả điều tra cho thấy quần thể của nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.
Để tiến hành điều tra, dự án đã thiết lập 1.176 điểm bẫy ảnh tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn 8 tỉnh thành.
Trong đợt đặt bẫy ảnh này, có hơn 120.000 động vật được ghi nhận trong hàng triệu hình ảnh mà bẫy ảnh chụp được trong khoảng thời gian 2019-2023.
Chiêm ngưỡng hình ảnh thú rừng quý hiếm từ bẫy ảnh. Ảnh: Bộ NN&PTNT.
Đáng chú ý là việc không ghi nhận được hình ảnh của các loài động vật ăn thịt lớn và động vật ăn cỏ như hổ, báo gấm, sói lửa và sao la – một trong số ít loài thú lớn được phát hiện trong 50 năm qua.
Bẫy ảnh chỉ ghi nhận được quần thể Voi châu Á tại 2 khu vực dự án và loài thú móng guốc lớn như bò tót tại 1 khu vực dự án.
Trong đó, phần lớn những loài được ghi nhận là những loài có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực săn bắt như các loài khỉ, chồn bạc má và lợn rừng.
Theo ban quản lý dự án, mặc dù kết quả khảo sát cho thấy động vật hoang dã đã suy giảm nghiêm trọng ở tất cả 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhưng mức độ phong phú loài và số lượng loài đặc hữu tương đối cao, với 9 loài đặc hữu và 21 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn có nguy cơ bị đe dọa cao được ghi nhận.
Các loài quý hiếm như Mang lớn và Gấu chó cũng được phát hiện, góp phần cung cấp một vài ghi nhận về các loài này ở Việt Nam trong 20 năm qua.
Đợt điều tra thứ hai đang được tiến hành tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và sẽ được so sánh với kết quả ban đầu khi dự án kết thúc vào năm 2025. Kết quả khảo sát này sẽ cho phép dự án đánh giá xu hướng đa dạng sinh học ở 21 khu vực trong thời gian thực hiện dự án.
Mời quý độc giả của PLO chiêm ngưỡng nhiều loài thú rừng quý hiếm qua bẫy ảnh:
Bò tót.
Video đang HOT
Cầy giông.
Cầy vằn.
Chà vá chân nâu.
Gấu chó.
Gấu ngựa.
Khỉ đuôi lợn.
Lửng lợn.
Mang lớn.
Mang Trường Sơn.
Mèo rừng.
Nai.
Sơn dương.
Tê tê.
Trĩ sao.
Voi Châu Á.
Thỏ vằn.
Xuất hiện nai sừng tấm trắng quý hiếm như trong thần thoại ở Thụy Điển
Bán đảo Scandinavia và khu vực bao gồm một số quốc gia Bắc Âu, là nơi có số lượng loài nai sừng tấm lớn nhất thế giới.
Màu lông đặc trưng của loài này là màu nâu tối nhưng vẫn có một số cá thể nổi bật hơn với bộ lông màu trắng muốt và mềm mại. Tuy nhiên, số lượng những cá thể lông trắng này rất ít và rất hiếm khi được nhìn thấy.
Nai sừng tấm trắng đầu tiên xuất hiện ở miền Tây Varmland, Thụy Điển những năm 1930. Trước đó, một con nai sừng tấm trắng cực hiếm cũng được bắt gặp tại tỉnh Ontɑrio, Canada.
Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism.
Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng.
Những con nai trắng quý hiếm nàу đôi khi còn được gọi là "nai linh hồn" bởi người dân bản địa, do sự quý hiếm và thuần khiết củɑ chúng.
Nai sừng tấm trắng là những cá thể sinh vật khá rụt rè, chúng sống khá "ẩn dật.
Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm.
Nai sừng tấm trưởng thành cao 1,5-2 m tính đến vai, nặng hơn 800kg. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loài nai.
Theo giới nghiên cứu, hiện có tổng số 400.000 con nai sừng Bắc Mỹ sinh sống, tuy nhiên ước tính chỉ có khoảng 50 cá thể có bộ lông trắng.
Những cá thể nai sừng tấm trắng được bảo vệ đặc biệt theo luật bảo tồn hoang dã năm 1997. Theo đó, những con nai sừng tấm bạch tạng hoặc đột biến gene với hơn 50% cơ thể có màu trắng sẽ bị cấm săn bắn tuyệt đối.
Loài thực vật quý hiếm đã tồn tại 2,5 triệu năm có nguy cơ tuyệt chủng Tại hoang mạc nổi tiếng có một loại cây cọ rất kỳ lạ có thể sống hàng trăm năm, rễ dài hàng chục mét và nở hoa phụ thuộc vào lượng mưa trong thời điểm thích hợp. Loài thực vật kỳ lạ được nhắc đến ở đây chính là cây Joshua. Được biết, Joshua là loại cây quý hiếm, độc đáo trong giới...