Ngắm Thiền viện Trúc Lâm lớn nhất ĐBSCL
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng trên diện tích gần 4 ha, với kết cấu lợp ngói, khung cột gỗ lim, chánh điện rộng cùng nhà tổ, nhiều tượng Phật được làm bằng gỗ Du Sam… Tổng kinh phí xây dựng là 145 tỷ đồng.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành ngày 17/5/2014, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Đây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam do Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đề xuất xây dựng và chính Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện.
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, mục đích xây dựng Thiền Viện xuất phát từ tâm nguyện mong muốn khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đáp ứng nguyện vọng của tăng, ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung TP Cần Thơ. Tổng diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là hơn 38.000 m2. Ngôi chánh điện, nhà thờ Tổ được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Lý – Trần; Lầu chuông, lầu trống được xây dựng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình. Đặc biệt, 4 hạng mục trên được làm bằng gỗ lim, khoảng 1.000 khối được nhập từ Nam Phi.
Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn; đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Khuôn viên được bài trí cân đối như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược… Công trình ước tính tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.
Được sự tín nhiệm của Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Video đang HOT
Các vị La Hán trước sân Thiền Viện
Hồ Thủy tạ
Biểu tượng Chùa Một Cột cũng xuất hiện trong khuôn viên Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Lầu chuông và lầu trống được làm bằng gỗ Lim, nhập từ Nam Phi
Những ngày cuối tuần, rất đông người dân tới tham quan, vãn cảnh chùa
Những trụ cột ở phần chánh điện được làm bằng gỗ lim Nam Phi
Phần chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Các tượng Phật và các vị Tổ sư được làm bằng gỗ Du Sam 800 năm tuổi.
Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị vua đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược. Khi đất nước thái bình, vua nhường ngôi và đến nơi non cao Yên Tử để tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo nên hạt nhân tinh thần cho sự thống nhất tư tưởng, cố kết lòng dân. Trên cơ sở này, các Thiền viện được thành lập khắp 3 miền đất nước Bắc – Trung – Nam. Hiện nay có trên 58 cơ sở lớn nhỏ thuộc hệ thống Thiền viện Trúc Lâm. Ý nghĩa nổi bật là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, một danh xưng do đức Pháp chủ GHPGVN đặt tên, được đệ tử của Thiền sư Thích Thanh Từ là Đại Tướng Phạm Văn Trà với tâm Phật Trần Nhân Tông, tinh thần Hộ Quốc An Dân, đã phát tâm xây dựng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và nay là Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại huyện Phong Điền TP Cần Thơ.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ đường 20 - Quyết Thắng
Sáng nay 11.7, tại tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ đường 20 - Quyết Thắng đã được tổ chức.
Quang cảnh lễ cầu siêu sáng nay 11.7
Đại lễ do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với các hòa thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện.
Đường 20 - Quyết Thắng xuyên qua dãy Trường Sơn hùng vĩ là con đường huyền thoại trong những năm chống Mỹ. Đường nối từ đông Trường Sơn sang tây Trường Sơn nhằm phá thế độc đạo của đường 12, khắc phục túi nước Xiêng Phan trong mùa mưa Lào.
Đường khởi đầu từ Phong Nha, qua A ki Ta Lê - đèo Phu Lai Nhích, dài 125 km; trong đó 41 km xuyên qua vùng núi đá vôi hiểm trở. Lễ phát động mở đường vào Tết Bính Ngọ (1966), tham gia mở đường cùng với bộ đội có lực lượng TNXP của: Hà Nam, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa với tổng số trên 4.000 người, trong đó nữ chiếm trên 40%. Sau 77 ngày đêm vượt gian khó, tuyến đường được thông cho vận chuyển nội bộ.
Con đường bị đánh phá ác liệt với hàng loạt trọng điểm, nhằm ngăn chặn sức chi viện cho miền Nam. Bộ đội và TNXP đã anh dũng chiến đấu, chiến thắng quân thù. 550 cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trên tuyến đường này.
Theo TNO
Phải lên án tất cả những hành vi dùng vũ lực Chiều 3-6, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt của Quốc hội Pháp Pascal Deguilhem đã gặp gỡ báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam. Nghị sĩ Pascal Deguilhem cho biết: Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt của Quốc hội Pháp là một trong những nhóm nghị sĩ hữu nghị đông thành viên nhất trong các nhóm...