Ngắm tháp cổ ngàn năm rêu phong, không thua gì Ankor Wat
Đến đây ngắm tháp cổ ngàn năm rêu phong – chứng nhân của nền văn hóa rực rỡ một thời.
Đây là cánh cửa dẫn lối du khách lạc về chốn ngàn xưa, chứng kiến hồn thiêng thức giấc trên thung lũng.
Nếu một lần được bước lên cỗ máy thời gian, hãy thử xuôi dòng về vương quốc cổ Chăm Pa, chiêm ngưỡng tinh hoa hội tụ tại khu đền tháp
Nơi đây có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Angkor Wat.
Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm Pa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Angkor.
Không chỉ là một di sản văn hóa thu hút sự quan tâm tìm hiểu của giới chuyên môn, khảo cổ hay những người yêu thích văn hóa, lịch sử, Mỹ Sơn ngày hôm nay còn là địa điểm chụp ảnh “sống ảo” cực hấp dẫn dành cho giới trẻ.
Nơi đây thường thu hút rất đông du khách đến tham quan và chụp ảnh
Mang trong mình vẻ đẹp huyền bí, nét kiến trúc độc đáo với những dấu ấn riêng biệt của văn hóa Chăm Pa, Mỹ Sơn chắc chắn là một chốn dừng chân lý tưởng để du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất.
Video đang HOT
Với các khu đền tháp chạm trổ tinh xảo, nhưng cũng không kém phần thơ mộng, cuốn hút, không gian mang hơi thở của văn hóa cổ…những yếu tố ấy sẽ tạo nên những bức ảnh ảo diệu và những thước phim đầy mê hoặc.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” được biểu diễn vào tối 16 âm lịch hàng tháng
Kazimierz Kwiatkowski – người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên: “Người Chăm Pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ – thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.
Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Khu di tích Mỹ Sơn được ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, sự hội tụ tinh hoa của đất trời đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí
Mới đây, hệ thống thế giới ảo Mỹ Sơn Metaverse đã được đưa vào phục vụ du lịch, dù ở bất kỳ nơi đâu du khách cũng có thể tham quan, tương tác tại các vị trí của khu đền tháp Mỹ Sơn.
Hệ thống được xây dựng dựa trên 3 nền tảng công nghệ. Đầu tiên là không gian trải nghiệm bằng VR360, đây là nền tảng công nghệ với các dữ liệu thu thập từ thiết bị bay flaycam và các thiết bị chụp chuyên dụng nhằm xây dựng góc nhìn 360 độ thực tế (chụp hình ảnh thực tế), đưa vào kết hợp với công nghệ AI để các MC thuyết minh theo từng địa điểm (bằng 2 ngôn ngữ Anh – Việt), giúp du khách tham quan, trải nghiệm như ngoài thực tế.
Khu đền tháp Mỹ Sơn không chỉ là kiệt tác của vương quốc Chăm Pa mà còn của cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á
Không gian thứ hai là Metaverse spy được lập trình bằng hình vẽ không gian 3D dựa trên tỷ lệ thực của Mỹ Sơn, giúp người dùng có thể đi bộ, tương tác, kể cả chụp ảnh trong khu đền tháp bằng nhân vật avarta thay thế đại diện. Thứ ba là Map 3D được xây dựng với tỷ lệ, vị trí thực tế của Mỹ Sơn để khách dễ dàng sử dụng.
Cột sắt không gỉ ngàn năm ở Ấn Độ
Điều gì khiến cột sắt không gỉ sét suốt ngàn năm ở Ấn Độ, vẫn đứng hiên ngang trước thử thách khốc liệt của thời gian...?
Cột sắt không gỉ, Qutub Minar nằm trong nhà thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam ở New Delhi. Nơi này trở thành kỳ quan cổ đại nổi tiếng nhất Ấn Độ. Cây cột sắt nặng khoảng 6 tấn, cao 7,21m, đường kính 41 cm. Qutub Minar xây dựng dưới thời Chandragupta II, một trong những Hoàng đế quyền lực nhất vương triều Gupta.
Điều đáng nói, chịu nhiều khắc nghiệt ngoài trời nhưng chẳng hề dấu hiệu han gỉ. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đưa ra nhiều giả thiết về đặc tính bất thường ấy. Cuối cùng, bí ẩn về cột sắt không gỉ ngàn năm ở Ấn Độ đã hé lộ...
Trước kia, người ta tin, cây cột sắt không gỉ làm từ thứ kim loại kỳ bí nào đó. Trong khi, có giả thiết viễn tưởng rằng, nó đã dùng kỹ thuật đến từ tương lai. Sau này, các nhà luyện kim tại Kanpur IIT đã giúp mọi thứ về cây cột sắt không gỉ tỏ tường trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Science.
Lý giải khoa học về hiện tượng kỳ lạ ở cột sắt Qutub Minar
" Minh chứng sinh động nhất về kỹ thuật luyện kim của người Ấn Độ cổ đại". R Balasubramanian, đồng tác giả của nghiên cứu gọi cây cột này giải thích. Cây cột sắt không gỉ này tráng lớp bảo vệ gọi là Misawite.
Đó là một oxyhydroxit sắt. Một hàng rào ngăn cách kết dính bên cạnh mặt phân cách giữa kim loại và gỉ sẽ hình thành. Hàm lượng phốt pho cao trong sắt giúp tạo nên lớp Misawite... Sắt dùng làm cột Qutub Minar chứa tới 1% phốt pho. Trong khi, sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05%.
Tiến sĩ Balasubramaniam thuộc Viện Công nghệ Ấn Độ nói, người Ấn Độ xưa chỉ dùng búa đập để đẩy phốt pho từ lõi sắt ra. Thay vì giống như ngày nay, loại bỏ phốt pho khỏi sắt như cách thức của những nhà máy luyện kim. Phương thức luyện kim hiện đại khiến hàm lượng phốt pho trong sắt còn nhiều. Điều đó dẫn tới hình thành lớp bảo vệ Misawite, làm tăng độ cứng, sự chống gỉ của sắt. Tuy vậy, lớp Misawite đó mỏng manh, dễ bị phá hủy bởi tác động của con người.
Bảo vệ cột sắt không gỉ ngàn năm tại Ấn Độ
Người Ấn tin rằng, vòng tay ôm cột, chạm các đầu ngón tay vào nhau sẽ gặp nhiều hạnh phúc. Vì thế, ngày càng có nhiều người tới đây chỉ để thực hiện điều này. Dưới tác động của con người trong suốt thời gian qua, cây cột sắt có dấu hiệu biến đổi màu. Thậm chí, tình trạng tồi tệ này dễ nhận ra bằng mắt thường ở cột sắt Qutub Minar.
Misawite là sự bảo vệ tự nhiên chống gỉ cho sắt. Khi khách tham quan liên tục cọ xát quần áo. Họ vô tình hủy lớp bảo vệ giúp cho cột sắt Qutub Minar không gỉ suốt hàng nghìn năm qua. Nhà chức trách đã nhận ra bất cập này, dựng hàng rào bảo vệ tuyệt tác vĩ đại này.
Cột sắt không gỉ Qutub Minar ở đâu?
"Cột sắt Delhi" mấy ngàn năm tuổi nằm tĩnh lặng giữa sân giáo đường Quwwatul-Islam. Công trình này thuộc khuôn viên danh thắng tháp Qutub Minar nổi tiếng bậc nhất thủ đô New Dehli, Ấn Độ.
Địa điểm du lịch New Delhi này từng gây ấn tượng mạnh mẽ trên độ cao 72,5m. Tháp Qutub Minar xây dựng từ năm 1311, dưới triều vua Qutb-ud-din Aybak. Ngọn tháp độc đáo sở hữu lối chạm khắc cực kỳ tinh tế. Với kiến trúc đá cẩm thạch, sa thạch đỏ lộng lẫy, Qutub Minar là điểm đến hoàn hảo.
Sắp có Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022 Sự kiện "Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022" với chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm" sẽ được tổ chức từ 11.11 đến 13.11. Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được diễn ra tại "Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022". Ảnh: Vntrip Sự kiện sẽ được tổ chức tại Quảng...