Ngắm ‘thần mộc’ sa mu ngàn năm tuổi trong rừng nguyên sinh
Trong rừng đặc dụng Xuân Liên nơi đại ngàn biên giới Việt – Lào có cây sa mu hơn 1.000 năm tuổi. Muốn đến đây, phải vượt qua những dãy núi điệp trùng, có sự hộ tống của dân bản địa và cán bộ quản lý rừng.
Ảnh: AN TRẦN
Đây là cây sa mu hơn 1.000 năm tuổi mà người bản địa gọi là “ Thần mộc”. Cây sống ở độ cao hơn 1.200m tại vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Lừng lững giữa đại ngàn hùng vĩ giáp biên giới Việt – Lào, “cụ” sa mu đại thọ này tương đương với “tuổi” của Thăng Long – Hà Nội.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giáp biên giới Việt – Lào) có rừng đặc dụng gần 24.000 ha, được bảo vệ nghiêm ngặt, là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam.
Rừng Xuân Liên có 1.142 loài thực vật đã được xác định. Hệ sinh vật cũng rất phong phú, đặc biệt có sự trú ngụ của vượn đen má trắng, loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của 192 loài chim, 80 loài thú, 44 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát, 69 loài cá và gần 1.300 loài côn trùng.
Khu bảo tồn này có 2 cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao danh hiệu cây di sản, đó là cây sa mu hơn 1.000 tuổi và cây pơ mu khoảng 1.000 tuổi.
Ảnh: LÊ KIÊN
Để đến tận nơi có “Thần mộc” sa mu này, khách phải vượt qua những dãy núi cao điệp trùng, nghỉ chân tại bản Vịn (xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), rồi sáng sớm hôm sau leo núi với sự hộ tống của các cán bộ ban quản lý và một số người dân bản địa.
Cận cảnh thân, vỏ của “Thần mộc”. Xung quanh là những cây rừng “cháu, chắt” tuy đã cao 25-30m nhưng vẫn còn rất nhỏ bé – Ảnh: LÊ KIÊN
Trong khu rừng này còn có quần thể pơ mu hàng trăm năm tuổi rất quý hiếm. Trong ảnh là một cặp pơ mu lừng lững giữa rừng già – Ảnh: LÊ KIÊN
Video đang HOT
Ảnh: AN TRẦN
Đồng ý cho chúng tôi leo núi, luồn rừng tìm đến “Thần mộc”, giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên Phạm Anh Tám dặn dò: “Các anh chị ở đồng bằng lên, đi rừng chưa quen nên phải chuẩn bị cẩn thận, nhờ người địa phương gùi nước, xôi nếp, để khi nào đói thì dừng chân nghỉ ăn uống chút cho lại sức”.
Ảnh: LÊ KIÊN
Đường dốc quanh co, nhiều đoạn trơn trượt, có những lúc tưởng phải bỏ cuộc quay trở lại, nhưng khi đến đoạn xuống thung lũng gặp khe nước chảy, vốc nước mát lạnh rửa mặt, chúng tôi lại quyết tâm đi tiếp.
Ảnh: LÊ KIÊN
Những thảm lá mục dày giữa rừng già rất êm. Càng lên lên cao, khí hậu càng mát mẻ. Giữa mùa hè, khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng 37-38 độ C, nhưng trên lưng chừng núi cao hơn 1.000m, khí hậu chỉ 25-28 độ C.
Các loài tầm gửi – Ảnh: AN TRẦN
Trên đường đi có những lán, trại nhỏ được ban quản lý cho dựng để du khách, các tổ bảo lâm của đồng bào các dân tộc địa phương đi canh rừng có chỗ tạm dừng chân, trú mưa – Ảnh: LÊ KIÊN
Ảnh: AN TRẦN
Thung lũng bên bìa rừng nhìn từ flycam. Chúng tôi xuất phát lúc 6h30 từ bản Vịn ở bìa rừng, giữa trưa thì đến nơi chiêm ngưỡng “cụ” sa mu hơn ngàn năm tuổi, quay trở lại bản Vịn thì đã xế chiều.
Ảnh: LÊ KIÊN
Một trong những kỷ niệm khiến chúng tôi không bao giờ quên sau chuyến đi này chính là sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của những người Thái bản địa, và bữa tối với các món ăn dân tộc vô cùng hấp dẫn.
Về vùng Mông nghe khúc ca gieo trên vách đá
Về vùng Mông nghe khúc ca gieo trên vách đá
Thảng hoặc, giữa những hoang vu vắng lặng, giữa những điệp trùng ngút ngàn đá tai mèo, bỗng nhiên một giọng hát lảnh lót cất lên. Dân ca Mông là thế, thường rất lảnh lót, cao vút. Nhất là những khúc ca dành cho người yêu.
Tôi thường gọi vùng cao nguyên đá Đồng Văn là vùng Mông. Ở 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thì người Mông chiếm tỉ lệ lớn nhất. Sống trên núi, canh tác trên núi, sinh ra và mất đi đều gần trời xa đất hơn đồng bằng. Trong những phiên chợ miền núi, người Mông dễ nhận ra nhất vì trang phục rực rỡ bậc nhất.
Tôi mê dân ca Mông, vừa mê vì lời ca giai điệu, vừa mê vì cái cách nó tồn tại trong đời sống như hơi thở. Nó không cần biểu diễn, không cần phải đợi đến hội hè, chỉ cần có người nghe thì sẽ có người hát, mà hễ có người hát thì sẽ có người đi theo để nghe. Xưa thì cứ phải phiên chợ mới gặp được người mình thích để nghe cô ấy hát. Sau hiện đại hơn thì thu giọng hát của cô ấy vào cái cát-xét chạy pin. Và lúc nào, ở đâu, khắp các triền núi cũng có thể nhìn thấy một chàng trai Mông, mặc áo tà pủ, đội mũ nồi, chân đi giày vải xanh, cắp một chiếc cát-xét nhỏ, thủng thẳng đi trên đường mòn. Cát xét đang phát ra một khúc ca, được hát mộc bằng thứ giọng véo von trong veo, cao vút như quấn vào trong gió. Giờ hiện đại hơn nữa, các chàng trai ghi âm bằng điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh bán đầy ở chợ huyện, bày cả sạp như bán dao bán cuốc. Cũng không đắt quá. Bán một vài con gà là mua được. Thế là có thể cất tiếng hát bạn gái vào trong túi áo, sáng trưa chiều tối muốn nghe lúc nào cũng được. Sáng tinh mơ đạp qua sương mù, vác cày lên nương cũng nghe được, trưa giở cơm nắm ra ăn cũng nghe được, tối muộn mịt mùng mới về đến nhà vẫn có tiếng hát bạn gái theo về tận cửa.
Hà Giang xưa khó đi, nhất là từ tỉnh lị lên các huyện vùng cao. Những chuyến xe khách cao ngất ngưởng, hàng hóa buộc đầy trên nóc, bò lổm ngổm như cua trên những cung đường tróc lở. Giờ thì đi bằng gì cũng được. Xe khách, ô tô tự lái, thuê xe máy tự chạy. Còn có những cung đường dành riêng cho những bạn trẻ chỉ thích thử sức, càng khó đi càng ham. Nhiều thứ mới mẻ xuất hiện, và một vài thứ đang mất đi, hao mòn đi, trong đó có cả việc những câu dân ca vắng dần đi trong đời sống người Mông. Vắng thôi, nhưng vẫn còn. Thảng hoặc, giữa những hoang vu vắng lặng, giữa những điệp trùng ngút ngàn đá tai mèo, bỗng nhiên một giọng hát lảnh lót cất lên. Dân ca Mông là thế, thường rất lảnh lót, cao vút. Nhất là những khúc ca dành cho người yêu.
Nhưng thật ra, tôi bị ám ảnh nhiều hơn cả là những khúc
ca buồn.
Trong cộng đồng nào thì rồi cũng có những điều khó nói, nhạy cảm, những điều khiến người ta khó xử, đau lòng, buồn phiền, trớ trêu. Có điều, có thể ở các tộc người khác, người ta không nói ra mà thường giấu kín trong lòng, cứ mặc nó chất chứa, đè nén tâm can; còn người Mông thì có thể bộc lộ một cách vừa tha thiết vừa xót xa qua từng lời hát. Dân ca Mông có rất nhiều bài bộc lộ tâm trạng của người con gái đi làm dâu, một bức tranh buồn bã, tuyệt vọng, bế tắc, ưu phiền về thân phận người phụ nữ được gả đi làm vợ người ta mà không được chọn lựa.
Đrâu Mông rằng gầu Mông
Đường làm dâu con đường như ống đũa
Đường làm dâu đường nước mắt giàn giụa
Đường làm dâu con đường như ống tre
Đường làm dâu con đường nước mắt rơi...
Trong đời sống cũng thường có chuyện yêu nhau mà không lấy được nhau, vì thế mà về nhà chồng rồi hay lấy vợ mới rồi mà vẫn nhớ thương nhau. Nhớ thương đến như thế này:
Đrâu Mông rằng gầu Mông
Nếu em chết đi
Bố mẹ em
Đem em đi chôn trên đồi cỏ thưa
Từ đây mãi mãi em sẽ nhịn ăn trưa
Bố mẹ em đi chôn lên núi cằn cỗi
Từ đây em sẽ mãi mãi nhịn ăn đói...
Người Mông dùng dân ca như một cách giao tiếp, vừa tinh tế vừa kín đáo nhưng cũng mạnh mẽ, quyết liệt. Đời sống khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, thiên nhiên triền miên thử thách, sống là một nỗ lực. Có lẽ vì thế mà tình yêu thương giữa người với người càng quý giá, càng như một điểm tựa tinh thần để có thể đi suốt một cuộc đời dài và kiếm tìm hạnh phúc. Hạnh phúc với người Mông bình dị, nhỏ nhoi như những đóa hoa nở ra từ đá, và sẵn sàng úa tàn đi trên đá.
ĐI NÀO BẠN!
Đi để đối thoại với bản thể của chính mình.
Đi để kích hoạt tất cả các giác quan.
Đi để tới những nơi mình chưa từng đến, thử những điều mình chưa từng làm, quan sát vạn vật dưới một con mắt khác.
Đi để tham gia bữa tiệc thị giác, nghe những khúc ca gieo trên vách đá, định nghĩa lại hạnh phúc đôi khi chỉ là một miếng ngon vừa đủ.
Đi còn để "Nhìn - Thấy - Yêu - Hiểu" hơn con người, kiến trúc, thanh âm, mùi vị, tất thảy mọi chất thơ trong đời sống... trước khi chúng chỉ còn hiện diện trong những tấm ảnh bạc màu.
Đẹp mời bạn bước vào một chuyến du lịch lý thú mà "người dẫn đường" ở đây, không gì khác, chính là tất cả các giác quan của bạn.
See
Bữa tiệc thị giác trong thành phố
Chuyển kể dọc đường
Những bức tường nở hoa
Hear
Những khúc ca gieo trên vách đá
"Loang thoang" xứ Quảng
Ngô Hồng Quang & tấm hộ chiếu...
Taste
Hạnh phúc là một miếng ngon vừa đủ
Từ điển bánh tráng Tây Ninh
Smell
Mùi hương nước Việt
Tà Xùa trong chén trà của Tân
Nghe mùi trầm hương nhớ thương phố Hội
Touch
Khi tay "nhúng chàm"
Những đôi tay nhảy múa
Chạm vào tĩnh lặng
Feel
10 ngày im lặng ở Củ Chi
Ngôi làng trong mây
Kinh nghiệm du lịch Hồ Tràm - chốn nghỉ dưỡng yên bình sát Vũng Tàu Cách TP.HCM tầm 2,5 giờ di chuyển, Hồ Tràm tạo sức hút trong cộng đồng xê dịch bởi đường bờ biển hoang sơ, cánh rừng nguyên sinh trải rộng cùng những khu resort hạng sang. Cách TP. HCM khoảng 120 km, TP Vũng Tàu 30 km, Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là dải bờ biển dài, nằm...