Ngậm tăm khi ngủ, một người đàn ông bị tăm xuyên thủng lá lách
Sau một lần uống rượu cùng bạn bè hồi cuối tháng 12.2018, do hơi quá chén nên anh H đã ngủ quên mà vẫn ngậm tăm tre và… nuốt luôn, kết quả là cây tăm đã cắm vào lá lách khiến bệnh nhân suýt bị mất mạng.
Bác sĩ BV Bình Dân đang thăm khám lại cho bệnh nhân H. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vừa thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy dị vật là một chiếc tăm dài 6cm, hai đầu vót nhọn khỏi lá lách của một người đàn ông 46 tuổi.
Theo tường trình của người bệnh, do bị đau vùng hạ sườn trái suốt 2 tuần mà không rõ nguyên nhân, anh H đến Trung tâm Chẩn đoán Y khoa MEDIC tại TP.HCM để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện dị vật có hình dạng một cây tăm nằm trong nhu mô lách, một đầu cắm vào rốn lách, nguy cơ xuyên thủng động mạch lách. Anh H được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong cùng ngày.
Anh H mới nhớ lại, sau một lần uống rượu cùng bạn bè vào những ngày cuối tháng 12.2018, do hơi quá chén nên anh ngủ quên mà vẫn ngậm tăm. Sáng hôm sau, anh đi làm bình thường. Đến ngày thứ 2 sau hôm uống rượu, anh H thấy bụng hơi khó chịu nhưng lại nghĩ là do hậu quả của việc quá chén.
Các bác sĩ khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy nhận định, đây là một trường hợp dị vật đường tiêu hóa đâm xuyên lách vô cùng hiếm gặp. Thông thường, các dị vật đường tiêu hóa sẽ cắm vào hoặc xuyên thủng đường tiêu hóa tại các vị trí như dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng… và đi vào ổ bụng. Dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ nhiễm trùng trong lồng ngực, ổ bụng và có thể khiến người bệnh tử vong.
“Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được nội soi trong ống tiêu hóa, nội soi ổ bụng hoặc mổ mở để đưa dị vật ra ngoài, khâu chỗ thủng và điều trị các tổn thương như áp xe, hoại tử do dị vật gây ra. Hiếm gặp hơn là các trường hợp dị vật đường tiêu hóa xuyên vào gan, túi mật gây áp xe gan, mật và buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, túi mật”, BS.CKII. Lê Hữu Phước, tư vấn chuyên môn của ca phẫu thuật cho biết.
Video đang HOT
Ekip phẫu thuật đang thực hiện nội soi để phẫu thuật cho bệnh nhân H. Ảnh: BVCC
Được biết, để nhanh chóng loại bỏ dị vật cùng các nguy cơ cho người bệnh, ê-kíp phẫu thuật quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi để rút dị vật cho người bệnh. Sau gần 2 giờ đồng hồ nỗ lực tìm kiếm cẩn thận vì lá lách vốn là một nội tạng chứa đầy máu, chỉ cần sơ sẩy là có nguy cơ xuất huyết ồ ạt phải chuyển mổ mở, cuối cùng các bác sĩ đã rút được dị vật là cây tăm xỉa răng dài 6cm.
Ngay tại thời điểm rút được cây tăm, dịch mủ đục vốn do cơ thể phản ứng với dị vật trào ra, đây cũng là một trong các lý do khiến anh H đau âm ỉ liên tục 2 tuần.
“Chúng tôi rất phấn khởi khi lấy được dị vật an toàn được đồng thời vẫn giữ được lá lách toàn vẹn cho người bệnh”, BS.CKII. Lê Hữu Phước chia sẻ.
“Người dân cần lưu ý khi ăn uống, đặc biệt là cần bỏ các thói quen như nhai xương, ngậm tăm. Khi vừa nuốt phải xương tuyệt đối không cố nuốt thêm thức ăn, uống nước với mục đích làm “trôi” vì dị vật có khả năng gây tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và thực hiện một số khảo sát hình ảnh để chẩn đoán. Những người bệnh đau khu trú, âm ỉ bụng, cần gặp gỡ một bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát để tìm rõ nguyên nhân và điều trị triệt để như ca hiếm gặp nêu trên”, BS.CKII. Lê Hữu Phước khuyến cáo.
Theo Danviet
Vì sao người đồng tính chấp nhận chịu đau, ngại đến bệnh viện?
"Tôi lại ngại không dám đến bệnh viện vì sợ bị soi mói, đến phòng khám tư thì chắc chắn bị chặt chém nên quyết định tự mua thuốc về uống", V. - một người đồng tính nam - chia sẻ.
Bùi Hoàng V. (23 tuổi, quê Đồng Nai) là người đồng tính nam. Biết được giới tính thật của mình ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, mãi đến năm 18 tuổi, V. mới dũng cảm thú nhận với gia đình. Là người trong giới LGBT, V. từng chứng kiến nhiều cảnh ngộ thương tâm khi những người như anh thà chịu đau đớn, tự mua thuốc chữa, còn hơn đến bệnh viện điều trị.
"Nhiều người trong cộng đồng LGBT muốn thay đổi ngoại hình để sống thật với giới tính nhưng không có điều kiện đi Thái Lan để phẫu thuật. Vì vậy, họ tự tìm cách mua hormone bán trên mạng để tự tiêm. Chất này không được bán công khai nên nhiều người mua nhầm đồ giả. Một người bạn khác của tôi thì tự tiêm silicone lỏng để nâng ngực nhưng không ngờ silicone chảy vào máu, gặp biến chứng khủng khiếp. Sau đó, gia đình phải gom tiền cho bạn tôi sang Thái Lan điều trị, không dám vào bệnh viện ở Việt Nam vì ngại", V. kể.
Không chỉ có bạn bè, chính V. cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh chia sẻ: "Tôi lại ngại không dám đến bệnh viện vì sợ bị soi mói, đến phòng khám tư thì chắc chắn bị chặt chém nên quyết định tự mua thuốc về uống. Lúc đó chỉ ước gì có một phòng khám cho riêng, chỉ có những người trong cộng đồng LGBT đến khám".
ThS.BS Nguyễn Hồ Vĩnh Phước, khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM, cũng cho biết mặc dù phẫu thuật chuyển giới chưa được pháp luật Việt Nam công nhận, nhưng nhiều người mong muốn thay đổi ngoại hình đã ra nước ngoài để chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, vấn đề hậu phẫu rất quan trọng nhưng hầu hết họ lại không biết đến nơi nào để điều trị, tự mua thuốc uống hoặc tìm đến những cơ sở không tương thích để điều trị, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang.
Vì vậy, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người đồng tính của khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) đã đáp ứng phần nào nhu cầu được thăm khám và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng người chuyển giới.
Trong ngày đầu mở cửa, phòng khám đặc biệt này đã tổ chức khám và điều trị cho 10 cặp bệnh nhân, phần lớn chủ yếu là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hướng dẫn cách quan hệ tình dục cho các cặp chuyển giới, tư vấn cách dùng thuốc nội tiết.
Phòng khám mở cửa vào chiều thứ 6 hàng tuần, tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: BH
Bác sĩ Phước cho biết phòng khám này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng LGBT chủ động tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng trong không gian riêng tư, kín đáo với sự thấu hiểu, chia sẻ tích cực từ nhân viên y tế.
"Đội ngũ phụ trách dịch vụ tư vấn, thăm khám và điều trị do các bác sĩ được đào tạo và tập huấn chuyên sâu về y học giới tính, nội tiết tố, phẫu thuật tạo hình... Bên cạnh các nhân viên y tế, đội ngũ tiếp tân và nhân viên hành chánh cũng được tập huấn, cách xưng hô và ứng xử để đảm bảo phù hợp, thân thiện với khách hàng LGBT. Phụ huynh hoặc người đi kèm cũng được yêu cầu phải đảm bảo sự riêng tư cho người cần khám", Bác sĩ Phước nói.
Cộng đồng LGBT có thể đến khám và được tư vấn, điều trị, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần chuyên biệt như:
- Tư vấn về giới tính, xu hướng tình dục trong quá trình phát triển về thể chất và tinh thần, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Các vấn đề có liên quan đến LGBT như sự kỳ thị, tình trạng bắt nạt và những sang chấn tinh thần thường gặp, sự chấp nhận từ gia đình và xã hội.
- Tầm soát, điều trị và phòng ngừa HIV, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.
- Tư vấn các vấn đề trong sức khỏe tình dục và sinh sản
- Các hành vi liên quan đến sức khỏe, văn hóa - xã hội trong cộng đồng.
- Các rào cản trong chăm sóc sức khỏe, các vấn đề trong việc xây dựng và duy trì trong tổ ấm.
- Tư vấn cho người đã chuyển giới về sức khỏe tình dục, hành vi tình dục và phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, chăm sóc y tế và theo dõi hậu phẫu sau chuyển giới.
- Tư vấn và theo dõi liệu pháp nội tiết tố thay thế an toàn giai đoạn trước, trong và sau chuyển giới.
- Điều trị các bệnh lý, biến chứng sau can thiệp khác.
Theo Zing
Bệnh viện Bình Dân mở phòng khám riêng cho người LGBT Lần đầu tiên bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) mở phòng khám cho cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Trong ngày đầu, phòng khám đặc biệt này đã tổ chức khám và điều trị cho 10 cặp bệnh nhân, phần lớn chủ yếu là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hướng dẫn cách quan hệ tình dục cho...